CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU THEO YÊU CẦU CỦA NGÂN HÀNG
2.1. Thực trạng và yêu cầu tại Ngân hàng X
Theo quy định về pháp luật của Việt Nam về việc bảo mật thông tin bí mật kinh doanh và theo yêu cầu của ngân hàng và đơn vị thực tập, tên ngân hàng trong khóa luận này sẽ được ẩn đi và sử dụng kí hiệu X. Các văn bản, quyết định và thông tin có tính bảo mật đều được che lại. Tác giả xin cam kết tất cả các thông tin và dữ liệu trong bài đều là thông tin và dữ liệu thực tế của ngân hàng nơi tác giả thực tập và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
2.1.2. Thực trạng
Năm 2020, Ngân hàng X đã triển khai thành công Dự án xây dựng Khung Quản trị Dữ liệu toàn hàng. Dự án này đã xây dựng lộ trình triển khai Khung quản trị dữ liệu toàn hàng tại ngân hàng gồm 6 sáng kiến:
• Cơ cấu tổ chức quản trị dữ liệu
• Chính sách và Quy trình Quản trị dữ liệu
• Kiến trúc dữ liệu
• Chất lượng dữ liệu
• Văn hóa dữ liệu
• Công cụ và công nghệ
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị dữ liệu toàn hàng với bộ phận quản lý dữ liệu trực thuộc Khối Tài chính - Kế toán, đứng đầu là Giám đốc dữ liệu với 3 chức năng chính: Quản trị Dữ liệu, Quản lý Chất lượng dữ liệu, Quản lý Kiến trúc dữ liệu và công cụ. Bộ Chính sách/Quy trình Quản trị dữ liệu và Quản lý Chất lượng dữ liệu cũng được tư vấn và xây dựng phù hợp với hiện trạng và mục tiêu quản
lý dữ liệu của Ngân hàng. Tính đến nay, một số quy định chính sách đã được ban hành (số của các nghị quyết bị ẩn do vấn đề bảo mật) tại Ngân hàng X như:
• Nghị quyết ngày 09/7/2021 và Chương trình hành động ngày 03/8/2021 về hoạt động quản trị dữ liệu và phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2021-2025
• Chính sách quản trị dữ liệu toàn hàng ngày 23/9/2021
• Quy định quản trị dữ liệu toàn hàng ngày 13/12/2021
• Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản lý Dữ liệu ngày 25/06/2021 và Quyết định thành lập Hội đồng Quản lý Dữ liệu.
Hình 4. Cơ cấu tổ chức quản trị dữ liệu toàn hàng
Có thể thấy Ngân hàng X đã thiết lập thành công một nền tảng quản trị dữ liệu vững chắc về mặt con người và quy trình. Tuy nhiên, việc áp dụng khung quản trị dữ liệu toàn hàng này còn gặp một số thách thức:
• Công tác QTDL là mảng nghiệp vụ mới tại Ngân hàng X nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.
• Văn hóa định hướng dữ liệu chưa hình thành rõ nét trong khi tầm quan trọng, yêu cầu và đòi hỏi với dữ liệu ngày càng lớn.
• Các đơn vị chưa xác định đúng vai trò và quyền hạn của mình đối với dữ liệu, chưa thấy được trách nhiệm và thẩm quyền của mình trong quy trình
Quản trị dữ liệu, trong công tác làm sạch, làm giàu trong thời gian vừa qua để từ đó quay lại hỗ trợ việc triển khai hoạt động kinh doanh.
• Ngân hàng X cũng chưa có công cụ, giải pháp để Quản trị dữ liệu, quản lý chất lượng dữ liệu tự động.
• Ngân hàng hiện đang thực hiện chuyển đổi core banking nên việc thực hiện tốt công tác QTDL cũng là 1 trong những điều kiện cần cho việc chuyển đổi dữ liệu của dự án QTDL nói riêng và chuyển đổi core banking nói chung được thành công.
Hiện ngân hàng đang muốn áp dụng các giải pháp công nghệ (công cụ và công nghệ) hỗ trợ vận hành các chính sách, quy trình quản trị dữ liệu toàn hàng. Trong đó, giải pháp về quản lý siêu dữ liệu và quản lý chất lượng dữ liệu là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng.
2.1.3. Mong muốn của ngân hàng
Việc đầu tư công cụ quản lý siêu dữ liệu và công cụ quản lý chất lượng dữ liệu nhằm các mục tiêu:
• Triển khai thành công các công cụ quản lý siêu dữ liệu và công cụ quản lý chất lượng dữ liệu tập trung để quản lý dữ liệu và chất lượng dữ liệu ở cấp độ toàn hàng
• Đảm bảo chất lượng dữ liệu được đo lường, giám sát và quản lý một cách tập trung
• Cải thiện tính sẵn sàng của dữ liệu, đảm bảo tính nhất quán, chính xác, đầy đủ của dữ liệu xuyên suốt tất cả các hệ thống của ngân hàng, tăng cường năng lực quản trị vận hành các hệ thống quản lý dữ liệu liên quan (MIS, MPA, v.v.) hiện tại
• Hỗ trợ tầm nhìn chiến lược của Ngân hàng là tập trung vào phát triển mảng Ngân hàng Bán lẻ và triển khai ngân hàng số, trở thành một tổ chức sử dụng thông tin như chiến lược cạnh tranh trong tương lai
• Đáp ứng các yêu cầu nội bộ về báo cáo quản trị và phân tích nâng cao và các yêu cầu bên ngoài của các cơ quan thẩm quyền
• Nâng cao khả năng tự động hóa các quy trình quản trị dữ liệu, các quy tắc nghiệp vụ về quản lý, đánh giá chất lượng dữ liệu và khả năng tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống có liên quan.
2.1.4. Sự cấp thiết của giải pháp
Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng, nhằm áp dụng công cụ hiện đại để quản trị dữ liệu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Basel II, cảnh báo sớm chất lượng dữ liệu, quản lý các biện pháp giảm thiểu rủi ro dữ liệu và là nền tảng để triển khai mở rộng các công cụ liên quan về quản lý dữ liệu chủ và phòng chống thất thoát dữ liệu.
4 nội dung chính sẽ triển khai bao gồm:
• Triển khai các quy trình quản trị dữ liệu, quản lý chất lượng dữ liệu khung của ngân hàng vào giải pháp Quản trị dữ liệu (hệ thống QTDL).
• Triển khai áp dụng quản trị dữ liệu, quản lý chất lượng dữ liệu cho 50 thành tố dữ liệu quan trọng trên hệ thống QTDL.
• Áp dụng chính sách quản trị dữ liệu (từ điển thuật ngữ, từ điển kỹ thuật, sơ đồ luồng dữ liệu, các quy tắc nghiệp vụ) cho 200 thành tố dữ liệu thuộc các miền dữ liệu: khách hàng, sản phẩm, rủi ro, giao dịch, tài chính, tỷ giá.
• Triển khai xây dựng các quy trình vận hành về nghiệp vụ, kỹ thuật trên hệ thống quản trị dữ liệu, quản lý chất lượng dữ liệu của hệ thống QTDL.
2.1.5. Lợi ích dự kiến mà giải pháp mang lại
Việc triển khai giải pháp QTDL sẽ giúp X đạt được các kết quả và lợi ích chính sau:
• Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ Ngân hàng để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra
• Áp dụng và vận hành khung quản trị dữ liệu đã xây dựng trên nền tảng các công cụ QTDL đã triển khai.
• Cung cấp dữ liệu chính xác, nhất quán, đầy đủ và kịp thời cho các đơn vị nghiệp vụ trong toàn ngân hàng
• Cung cấp các báo cáo quản trị điều hành với các số liệu minh bạch và tin cậy cho ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, tạo cơ sở vững chắc cho việc
• Tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động phân tích nâng cao, cung cấp 360 độ thông tin về khách hàng và cải thiện khả năng thấu hiểu khách hàng, từ đó giúp đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh.
• Tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho việc chuyển đổi ngân hàng số và hoạt động số hóa dữ liệu trên phạm vi toàn ngân hàng
• Giúp Ngân hàng phản ứng nhanh chóng với các thay đổi của thị trường và các yêu cầu tuân thủ của các cơ quan quản lý nhà nước
• Nâng cao khả năng tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, các quy tắc nghiệp vụ và khả năng tích hợp giữa các hệ thống.
• Nâng cao sự gắn kết giữa nghiệp vụ và công nghệ thông qua các tài sản dữ liệu toàn hàng được quản trị
• Giảm sự phức tạp của công nghệ và dữ liệu thông qua việc sử dụng các công cụ quản trị dữ liệu được tự động hóa
• Dễ dàng trong việc tìm kiếm nguồn gốc của dữ liệu và phát hiện vấn đề về chất lượng dữ liệu, từ đó đó dễ dàng khắc phục các vấn đề về dữ liệu và cải thiện chất lượng dữ liệu.
• Dễ dàng phát hiện các quy trình và dữ liệu dư thừa, từ đó giảm việc thực hiện lại công việc, giảm việc sử dụng dữ liệu không được cập nhật hoặc không chính xác.
• Nâng cao năng suất, giảm thiểu các chi phí và nỗ lực trong việc quản lý dữ liệu, giải quyết các vấn đề về chất lượng dữ liệu và đối chiếu dữ liệu.