Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty tnhh logistics viettel (Trang 45 - 56)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Kết quả mẫu nghiên cứu chính thức được trình bày dưới đây:

Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Chi tiết Số lượng Tỉ lệ

Giới tính Nam 88 51%

Nữ 86 49%

Độ tuổi 18 – 25 34 19.5%

26 – 35 84 48.4%

36 – 45 34 19.5%

Trên 45 tuổi 22 12.6%

Thu nhập 1 – 3 triệu đồng 19 10.9%

3- 5 triệu đồng 52 29.9%

5 – 10 triệu đồng 83 47.7%

Trên 10 triệu đồng 20 11.5%

Trình độ học vấn

Trung học phổ thông 14 8%

Cao đẳng/Trung cấp 68 39%

Đại học 74 42.6%

Sau đại học 18 10.4%

Thời gian làm việc

Dưới 1 năm 19 10.9%

1 - 5 năm 91 52.4%

Trên 5 năm 64 36.7%

Vị trí công việc

Nhân viên phòng kinh doanh 51 29.3%

Nhân viên phòng tài chính – kế toán 10 5.8%

Nhân viên phòng tổ chức lao động 16 9.2%

Nhân viên phòng công nghệ 15 8.6%

Nhân viên phòng khai báo hải quan 21 12.1%

Nhân viên chăm sóc khách hàng 19 10.9%

Bưu tá 42 24.1%

Nguồn: tác giả tổng hợp

36

Theo dữ liệu thu thập được, số lượng nam giới tại công ty là 88 người, chiếm tỉ lệ 51%, nhiều hơn không đáng kể so với nữ giới có 86 người, chiếm tỉ lệ 49%. Về độ tuổi, số lượng nhân viên trong độ tuổi từ 26 đến 35 là lớn nhất với 84 người, chiếm tỉ lệ 48.4%, tiếp sau lần lượt là nhân viên trong độ tuổi từ 18 đến 25 và từ 36 đến 45 có số lượng là 34 người, chiếm 19.5%, số lao động trên 45 tuổi có số lượng là 22 người, chiếm 12.6%. Như vậy ta thấy công ty đang có lực lượng lao động khá trẻ. Về thu nhập, số người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất với 83 người (47.7%), số nhân viên có mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng có 52 người (29.9%), từ 1 đến 3 triệu đồng có 19 người (10.9%) và mức thu nhập trên 10 triệu đồng có 20 người (11.5%). Tiếp theo, số nhân viên có trình độ đại học là lớn nhất với 73 người (42%), 68 người (39%) có trình độ cao đẳng/trung cấp, 17 người (9.8%) có trình độ sau đại học và 16 người (9.2%) có trình độ trung học phổ thông. Về thời gian làm việc, 91 người (52.4%) có thâm niên từ 1 đến 5 năm, tiếp sau đó là số nhân viên có thâm niên trên 5 năm với 64 người (36.7%) và số nhân viên mới làm việc dưới 1 năm là 19 người (10.9%). Về vị trí làm việc, nhân viên phòng kinh doanh có số lượng lớn nhất với 51 người

(29.3%), tiếp sau đó lần lượt là bưu tá có 42 người (24.1%), nhân viên phòng khai báo hải quan có 21 người (12.1%), nhân viên chăm sóc khách hàng có 19 người (10.9%), nhân viên phòng tổ chức lao động có 16 người (9.2%), nhân viên phòng công nghệ có 15 người (8.6%) và nhân viên phòng tài chính – kế toán có 10 người (5.8%).

37

Bảng 3.2: Mô tả mối quan hệ giữa giới tính và thời gian làm việc Thời gian làm

việc

Giới tính Tổng

Nam Nữ

Dưới 1 năm N 5 14 19

% 26.3% 73.7% 100%

1 - 5 năm N 50 41 91

% 54.9% 45.1% 100%

Trên 5 năm N 33 31 64

% 51.5% 48.5% 100%

Tổng N 88 86 174

% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Dựa vào bảng 3.2, số lượng nhân viên nam làm tại công ty dưới 1 năm là 5 người (26.3%) ít hơn so với số lượng nhân viên nữ làm dưới 1 năm là 14 người (73.7%). Tuy nhiên với thời gian làm việc từ 1 đến 5 năm, số nhân viên nam có số lượng lớn hơn với 50 người (54.9%), trong khi đó số nhân viên nữ có 41 người (45.1%). Tương tự với thâm niên làm việc trên 5 năm, ta thấy số lượng nhân viên nam lớn hơn với 33 người (51.5%), số nhân viên nữ là 31 người (48.5%). Qua đó, có thể thấy nhân viên nam có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty hơn so với nhân viên nữ.

38

Bảng 3.3: Mô tả mối quan hệ giữa giới tính và vị trí công tác

Vị trí công tác Giới tính Tổng

Nam Nữ

Nhân viên phòng kinh doanh N 29 22 51

% 56.8% 43.2% 100%

Nhân viên phòng tài chính – kế toán N 2 8 10

% 20% 80% 100%

Nhân viên phòng tổ chức lao động N 6 10 16

% 37.5% 62.5% 100%

Nhân viên phòng công nghệ N 9 6 15

% 60% 40% 100%

Nhân viên phòng khai báo hải quan N 15 6 21

% 71.4% 28.9% 100%

Nhân viên chăm sóc khách hàng N 3 16 19

% 15.8% 84.2% 100%

Bưu tá N 24 18 42

% 57.1% 42.9% 100%

Tổng N 88 86 174

% 51% 49% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo số liệu thống kế tại bảng 3.3, ta thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa số lượng nhân viên kinh doanh nam có 29 người (56.8%) và số lượng nhân viên kinh doanh nữ có 22 người (43.2%). Tương tự tại các vị trí công tác khác như phòng tổ chức lao động có 6 nhân viên nam (37.5%) và 10 nhân viên nữ (62.5%); phòng công nghệ có 9 nhân viên nam (60%) và 6 nhân viên nữ (40%); 24 bưu tá nam (57.1%) và 18 bưu tá nữ (42.9%). Tuy nhiên, một số vị trí công tác lại có sự chênh lệch lớn về giới tính như phòng tài chính - kế toán có 2 nhân viên nam (20%) và 8 nhân viên nữ (80%);

phòng khai báo hải quan có 15 nhân viên nam (71.4%) và 6 nhân viên nữ (28.9%); phòng chăm sóc khách hàng có 3 nhân viên nam (15.8%) và 16

39

nhân viên nữ (84.2%). Điều này khá phù hợp vì nữ giới có khả năng thấu hiểu và tinh tế hơn so với nam giới nên việc chăm sóc khách hàng đối với nhân viên nữ sẽ dễ dàng hơn.

Bảng 3.4: Mô tả mối quan hệ giữa giới tính và thu nhập

Thu nhập Giới tính Tổng

Nam Nữ

1 – 3 triệu đồng N 5 14 19

% 26.4% 73.6% 100%

3- 5 triệu đồng N 24 28 52

% 46.1% 53.9% 100%

5 – 10 triệu đồng N 51 32 83

% 61.4% 38.6% 100%

Trên 10 triệu đồng N 8 12 20

% 40% 60% 100%

Tổng N 88 86 174

% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Tiếp theo, mối quan hệ giữa giới tính và thu nhập được thể hiện trong bảng 3.4. Ở mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng, số lượng nhân viên nữ có 14 người (73.6%) cao hơn nhiều so với số lượng nhân viên nam có 5 người (26.4%). Số lượng nhân viên nữ tiếp tục cao hơn so với nhân viên nam tại mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng nhưng không đáng kể. Cụ thể có 28 nhân viên nữ (53.9%) và 24 nhân viên nam (46.1%). Tại mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng, số lượng nhân viên nam có 51 người (61.4%) cao hơn so với nhân viên nữ có 32 người (38.6%). Nhưng tại mức thu nhập trên 10 triệu đồng, có 12 nhân viên nữ (60%) so với 8 nhân viên nam (40%).

40

Bảng 3.5: Mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và độ tuổi

Thu nhập Độ tuổi Tổng

18 – 25 26 - 35 36 - 45 Trên 45

1 – 3 triệu đồng N 16 2 0 1 19

% 47% 2.4% 0% 4.5% 100%

3- 5 triệu đồng N 17 30 4 1 52

% 50% 35.7% 11.8% 4.5% 100%

5 – 10 triệu đồng

N 1 50 23 9 83

% 3% 59.5% 67.6% 41% 100%

Trên 10 triệu đồng

N 0 2 7 11 20

% 0% 2.4% 20.6% 50% 100%

Tổng N 34 84 34 22 174

% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Dựa vào số liệu bảng 3.5, những nhân viên độ tuổi từ 18 đến 25 có mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng là lớn nhất với 17 người (50%), 16 người (47%) trong độ tuổi này có mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng, chỉ có 1 người (3%) có mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng và không có nhân viên nào đạt mức thu nhập trên 10 triệu đồng. Những nhân viên độ tuổi từ 26 – 35 tuổi có mức thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng chiếm đa số với 50 người (59.5%), 30 người (35.7%) ở độ tuổi này có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng, mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng và trên 10 triệu đồng ghi nhận 2 nhân viên (2.4%) mỗi mức. Tương tự với độ tuổi từ 36 đến 45 thì số nhân viên có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 23 người (67.6%), số nhân viên có mức thu nhập trên 10 triệu đồng tăng lên với 7 người (20.6%), 4 nhân viên (11.8%) có mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng và không ghi nhận nhân viên nào trong độ tuổi này có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng. Với nhóm nhân viên có độ tuổi trên 45 thì mức thu nhập trên 10 triệu đồng chiếm tỉ lệ lớn nhất với 11 người (50%), 9 người (41%) có mức thu nhập từ 5 đến

41

10 triệu đồng và 1 người (4.5%) ở mỗi mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng và từ 3 đến 5 triệu đồng. Như vậy có thể thấy thu nhập có xu hướng tăng lên khi độ tuổi càng cao.

Bảng 3.6: Mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và trình độ học vấn

Thu nhập Trình độ học vấn Tổng

Trung học phổ thông

Cao đẳng/Trung cấp

Đại học

Sau đại học

1 – 3 triệu đồng N 2 14 3 0 19

% 10.5% 73.6% 15.9% 0% 100%

3- 5 triệu đồng N 11 28 12 1 52

% 21.2% 53.8% 23.1% 1.9% 100%

5 – 10 triệu đồng N 1 26 47 9 83

% 1.2% 31.3% 56.6% 10.9% 100%

Trên 10 triệu đồng N 0 0 12 8 20

% 0% 0% 60% 40% 100%

Tổng N 14 68 74 18 174

% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo bảng 3.6, tại mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng, số nhân viên có trình độ cao đẳng/trung cấp là 14 người (73.6%) chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp sau lần lượt là nhân viên có trình độ đại học là 3 người (15.9%), nhân viên có trình độ trung học phổ thông là 2 người (10.5%) và nhân viên có trình độ sau đại học không có người nào. Tiếp theo tại mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng, nhân viên có trình độ cao đẳng/trung cấp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 28 người (53.8%), tiếp sau lần lượt là nhân viên có trình độ đại học với 12 người (23.1%), nhân viên có trình độ trung học phổ thông với 11 người (21.2%) và chỉ có 1 nhân viên (1.9%) có trình độ sau đại học. Tuy nhiên với 47 người (56.6%) thì số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất tại mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng, nhân viên có trình độ cao đẳng/trung cấp với 26 người (31.3%), nhân viên có trình độ sau đại học với 9 người (10.9%) và chỉ có 1 nhân viên (1.2%) có trình độ trung học phổ thông tại

42

mức thu nhập này. Cuối cùng, tại mức thu nhập trên 10 triệu đồng, với 12 người (60%) thì nhân viên có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là nhân viên có trình độ sau đại học với 8 người (40%), không có nhân viên nào có trình độ trung học phổ thông và cao đẳng/trung cấp đạt được mức thu nhập trên 10 triệu đồng. Từ đó, ta thấy trình độ học vấn có xu hướng tỉ lệ thuận với mức thu nhập.

Bảng 3.7: Mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và thời gian làm việc

Thu nhập Thời gian làm việc Tổng

Dưới 1 năm Từ 1 đến 5 năm Trên 5 năm

1 – 3 triệu đồng N 14 4 1 19

% 73.6% 21.1% 5.3% 100%

3 – 5 triệu đồng N 5 40 7 52

% 9.6% 76.9% 13.5% 100%

5 – 10 triệu đồng N 0 44 39 83

% 0% 53% 47% 100%

Trên 10 triệu đồng N 0 3 17 20

% 0% 15% 85% 100%

N 19 91 64 174

% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp Từ số liệu bảng 3.7, tại mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng, số người làm việc dưới 1 năm có số lượng lớn nhất với 14 người (73.6%), sau đó lần lượt là người làm việc từ 1 đến 5 năm với 4 người (21.1%) và 1 nhân viên (5.3%) làm việc trên 5 năm. Ở mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng, nhân viên có thâm niên từ 1 đến 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 40 người (76.9%), nhân viên làm việc trên 5 năm có 7 người (13.5%) và nhân viên làm việc dưới 1 năm có 5 người (9.6%). Tiếp theo, nhân viên làm việc từ 1 đến 5 năm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 44 người (53%) tại mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng, nhân viên có thâm niên trên 5 năm có 39 người (47%) và 0 có nhân viên làm việc dưới 1 năm đạt được mức thu nhập này. Tương tự với mức thu

43

nhập trên 10 triệu đồng, chỉ có nhân viên có thâm niên trên 5 năm có 17 người (85%) và nhân viên có thâm niên từ 1 đến 5 năm có 3 người (15%).

Bảng 3.8: Mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và vị trí công tác

Vị trí công tác Thu nhập Tổng

1 – 3 triệu đồng

3 – 5 triệu đồng

5 – 10 triệu đồng

Trên 10 triệu đồng

Nhân viên phòng kinh doanh

N 4 8 27 12 51

% 21.1% 15.4% 32.5% 60% 100%

Nhân viên phòng tài chính – kế toán

N 2 3 4 1 10

% 10.5% 5.8% 4.8% 5% 100%

Nhân viên phòng tổ chức lao động

N 1 6 6 3 16

% 5.2% 11.5% 7.2% 15% 100%

Nhân viên phòng công nghệ

N 4 4 5 2 15

% 21.1% 7.7% 6% 10% 100%

Nhân viên phòng khai báo hải quan

N 4 2 14 1 21

% 21.1% 3.8% 16.9% 5% 100%

Nhân viên chăm sóc khách hàng

N 3 8 7 1 19

% 15.8% 15.4% 8.4% 5% 100%

Bưu tá N 1 21 20 0 42

% 5.2% 40.4% 24.2% 0% 100%

Tổng N 19 52 83 20 174

% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

44

Tại bảng 3.8, ta thấy số nhân viên hưởng mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng tại phòng như phòng kinh doanh là lớn nhất với 27 người (32.5%), sau đó lần lượt là bưu tá với 20 người (24.2%), nhân viên phòng khai báo hải quan với 14 người (16.9%), nhân viên chăm sóc khách hàng với 7 người (8.4%), nhân viên phòng tổ chức lao động với 6 người (7.2%), nhân viên phòng công nghệ với 5 người (6%) và nhân viên phòng tài chính kế toán với 4 người (4.8%). Tương tự nhân viên phòng kinh doanh vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất tại mức thu nhập trên 10 triệu đồng với 12 người (60%), 3 nhân viên (15%) tại phòng tổ chức lao động, 2 nhân viên (10%) tại phòng công nghệ và đều chỉ có 1 nhân viên (5%) tại cả phòng tài chính – kế toán, phòng khai báo hải quan và phòng chăm sóc khách hàng, không có bưu tá nào có mức thu nhập trên 10 triệu đồng. Từ đó ta thấy nhân viên phòng kinh doanh đang có thu nhập nhiều nhất so với các phòng ban khác. Vì làm nhân viên kinh doanh

thường có mức thu nhập đột phá, ngoài khoản lương cứng thì nhân viên kinh doanh được hưởng phần trăm hoa hồng khi thực hiện thành công một lô hàng vận chuyển nội địa hoặc quốc tế.

Bảng 3.9 thể hiện mối quan hệ giữa vị trí công tác và trình độ học vấn. Tại các phòng kinh doanh, tài chính kế toán, công nghệ và nhân viên chăm sóc khách hàng thì số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 27 người (52.9%), 6 người (60%), 9 người (60%) và 12 người (63.2%). Tại các phòng khác như phòng tổ chức lao động, phòng khai báo hải quan và bưu tá thì số nhân viên có trình độ cao đẳng/trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 8 người (50%), 12 người (57.1%) và 21 người (50%). Đặc biệt, tại các phòng tài chính kế toán, tổ chức lao động, công nghệ, khai báo hải quan và chăm sóc khách hàng, ta thấy các nhân viên đều có trình độ cao đẳng/trung cấp trở lên. Ngược lại, số bưu tá có trình độ trung học phổ thông là nhiều nhất và không bưu tá nào có trình độ sau đại học. Điều này dễ hiểu khi công việc của bưu tá là vận chuyển hàng hóa nên không cần có trình độ học vấn cao để làm được công việc này.

45

Bảng 3.9: Mô tả mối quan hệ giữa vị trí công tác và trình độ học vấn

Vị trí công tác Trình độ học vấn Tổng

Trung học phổ thông

Cao đẳng/trung

cấp

Đại học

Sau đại học

Nhân viên phòng kinh doanh

N 1 15 27 8 51

% 2% 29.4% 52.9% 15.7% 100%

Nhân viên phòng tài chính – kế toán

N 0 2 6 1 10

% 0% 20% 60% 10% 100%

Nhân viên phòng tổ chức lao động

N 0 8 4 4 16

% 0% 50% 25% 25% 100%

Nhân viên phòng công nghệ

N 0 4 9 2 15

% 0% 26.7% 60% 13.3% 100%

Nhân viên phòng khai báo hải quan

N 0 12 7 2 21

% 0% 57.1% 33.3% 9.6% 100%

Nhân viên chăm sóc khách hàng

N 0 6 12 1 19

% 0% 31.6% 63.2% 5.2% 100%

Bưu tá N 13 21 8 0 42

% 31% 50% 19% 0% 100%

Tổng N 15 68 73 18 174

% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty tnhh logistics viettel (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)