1.2 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
1.2.2 Cơ sở xác định các nhân tố tác động và khung lý thuyết nghiên cứu . 11
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế chi tiết các yếu tố hoạt động khác nhau, như các giả thiết cơ bản có liên quan để xem xét ảnh hưởng của chúng đến quy trình kiểm toán BCTC. Dựa trên tổng quan nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng BDA trong kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện tại Việt Nam và những yếu tố này có tác động như thế nào?”. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra một số nhân tố tiềm năng, cụ thể là quy mô khách hàng, định hướng chiến lược, nguồn lực công nghệ của cả DNKT và khách hàng, môi trường pháp lý,…có thể củng cố hoặc tạo ra sự thách thức đối với việc ứng dụng BDA trong KTĐL. Đồng thời thông qua các lý thuyết đại diện, lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực, doanh nghiệp từ góc nhìn tri thức cho thấy nhu cầu ứng dụng công nghệ hiện đại trong kiểm toán là một yếu tố cần thiết thúc đẩy chất lượng kiểm toán và giải quyết các yếu tố liên quan đến đầu vào của cuộc kiểm toán mà xuất phát từ sự mâu thuẫn trong trách nhiệm ủy nhiệm càng cao thì càng gia tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba dẫn đến chất lượng kiểm toán càng cần thiết phải được cải thiện. Từ đó cho thấy yêu cầu về chất lượng kiểm toán cao hơn là định hướng cho nhu cầu của khách hàng về việc lựa chọn DNKT có uy tín, có quy mô đủ lớn, có nguồn lực, kinh nghiệm và năng lực cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động ngày càng phức tạp.
Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực cho thấy những nguồn lực mà đơn vị tạo lập và tích lũy có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho chính DNKT. Nguồn lực về tài chính và vật chất hữu hình có thể mang lại lợi thế trong kinh doanh cho đơn vị về mặt quy mô, trình độ về khoa học công nghệ, vị thế đơn vị, mối quan hệ với khách hàng,...Các nhóm nguồn lực có thể tạo ra lợi ích cho DN như đầu tư vào tài sản đặc thù, quá trình trao đổi tri thức dẫn đến quá trình cùng học, sự kết hợp của các nguồn lực bổ sung.
Đặc thù về tài sản cố định thể hiện khi các thiết bị, công nghệ được thiết kế phù hợp với điều kiện riêng của đối tác sẽ tạo ra hiệu quả rõ rệt nhờ vào sự thích nghi, phù hợp.
Về con người cho thấy khi các nhóm nhân viên hiểu nhau, có năng lực và am hiểu về quy trình công nghệ sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn và chất lượng công việc được nâng cao. Từ đó cho thấy khi DNKT duy trì, phát huy và bảo vệ tri
thức trong phạm vi DN mình sẽ thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, việc chia sẻ tri thức với đối tác nhằm tạo ra lợi ích cộng sinh nhờ mối quan hệ được cải thiện, nâng cao và có lợi ích cho các bên tham gia.
Xem xét đến tính phức tạp và tính thay đổi của quy trình kiểm toán, sự cần thiết của việc ứng dụng BDA có thể bị ảnh hưởng bới các yếu tố khác nhau, ngẫu nhiên, có thể bên trong và bên ngoài. Đối với việc ứng dụng BDA thì KTV yêu cầu cần phải đăng nhập vào tài liệu, hệ thống, chính sách và quy trình để quản lý hợp đồng kiểm toán. Họ phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, các quy định của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó cũng có nhiều biến số có liên quan bao gồm môi trường cạnh tranh, văn hóa quốc gia, quy mô và cấu trúc đơn vị. Mặc dù có nhiều yếu tố để xem xét tác động tới việc ứng dụng BDA trong kiểm toán BCTC, với đặc thù của Việt Nam, nhóm nghiên cứu tập trung vào các yếu tố: Môi trường kiểm toán, Nguồn lực kiểm toán, Định hướng chiến lược dài hạn và Đặc điểm khách hàng kiểm toán để tìm hiểu mối liên hệ với quyết định ứng dụng BDA trong quy trình kiểm toán BCTC và hướng tác động.
Môi trường là một nhân tố tiềm năng có thể cấu thành thị trường và các yếu tố liên quan của nó như giá cả, sản phẩm, tính cạnh tranh, chính sách của chính phủ,...(Wickramasinghe và Alawattage, 2007). Môi trường có thể cấu thành một số yếu tố không chắc chắn của thị trường kiểm toán như giá phí kiểm toán, áp lực cạnh tranh và chính sách pháp lý mà từ đó tác động đến các chuẩn mực kiểm toán, kế toán và chính cả thái độ của các nhà quản lý thiết lập và ban hành chuẩn mực. Bên cạnh đó việc áp dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cũng khiến cho các khách hàng kiểm toán thuộc đối tượng áp dụng cũng sẽ có những thay đổi quan trọng trong hệ thống quản trị, hệ thống kế toán và nhu cầu áp dụng những cơ sở dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu trong đơn vị mình. Từ đó cũng là động lực thúc đẩy việc ứng dụng BDA trong kiểm toán. Như vậy cho thấy, nhìn vào ảnh hưởng của BDA từ quan điểm bên ngoài thì các cơ quan quản lý thị trường kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các khía cạnh chất lượng công khai của các DNKT và tăng cường sử dụng công cụ phân tích dữ liệu.
Nguồn lực kiểm toán bao gồm công nghệ kiểm toán, nguồn nhân sự kiểm toán, tính chuyên môn và sẵn sàng ứng dụng BDA trong kiểm toán BCTC. Khi một công ty không phù hợp công nghệ với chính cấu trúc của nó, nó sẽ không thành công với tư
cách là một tổ chức bền vững. Trong các DNKT, nguồn lực công nghệ liên quan đến cả kiến thức và kỹ thuật, thể hiện chính là khả năng đầu tư vào nguồn lực cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực có khả năng thích nghi và điều khiển được công nghệ hiện đại. Do đó, BDA với tư cách là một công cụ công nghệ thông tin (CNTT) có thể có tác động trực tiếp đến quá trình kiểm toán bằng cách ảnh hưởng đến các giai đoạn của hợp đồng kiểm toán, có thể có tác động trực tiếp đến việc tuân thủ, thực hiện các thử nghiệm cơ bản và trong việc đánh giá, báo cáo Nói chung, nhu cầu ứng dụng BDA có thể phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý kiểm toán, khách hàng kiểm toán và vào chính năng lực nội bộ, các hoạt động quản lý kiểm soát liên quan đến nguồn lực CNTT như đầu tư nội bộ vào phần cứng, vào máy móc thiết bị và phần mềm hỗ trợ kiểm toán, các tư vấn từ đội ngũ chuyên gia CNTT và BDA từ chính DNKT và bên ngoài (nếu cần),…(Tarek và cộng sự, 2017).
Dựa trên lý thuyết người đại diện, các nhà nghiên cứu đã thảo luận về cách thức mà sự phù hợp giữa môi trường và chiến lược có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, những thay đổi trong công nghệ và các yếu tố môi trường dẫn đến sự khác biệt trong cấu trúc, chiến lược và quy trình hoạt động. Nhiều học giả như Henderson và Mitchell (1997), Spanos và Lioukas (2001) và Johnson, Scholes (2008) đã ủng hộ lập luận rằng chiến lược là một trong những tác động có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất công việc trong các tổ chức. Pateli và Giaglis (2005) đã phát triển một cách tiếp cận có cấu trúc để thay đổi mô hình kinh doanh của một công ty, bao gồm cả quan điểm chiến lược dài hạn, đưa ra một sự đổi mới công nghệ bằng cách giữ các nguyên tắc, tính hợp lý kinh doanh truyền thống. Khi tham chiếu đến lý thuyết người đại diện, có thể gợi ý rằng định hướng chiến lược có thể ảnh hưởng đáng kể trong việc thuyết phục các công ty kiểm toán sử dụng BDA trong quy trình kiểm toán nhằm tìm ra sự phù hợp giữa các xu hướng mới về công nghệ, môi trường và chiến lược của tổ chức. Với định hướng dài hạn hướng tới BDA có thể tạo nên những cơ hội trong tương lai để kiểm toán trong bối cảnh thông tin thời gian thực và trên các nền tảng hợp tác và trong các thị trường ngang hàng.
Quy mô doanhg nhiệp cũng được coi là một nhân tố quan trọng trong việc hiểu bản chất của cấu trúc tổ chức và hành vi (Wickrmasignhe và Alawattage, 2007; Otley, 2016). Điều này ngụ ý rằng các DNKT cần phải chú ý đến quy mo của chính công ty mình và quy mô của khách hàng khi lập chiến lược và kế hoạch kiểm toán. Theo các lý
thuyết kinh doanh, công ty có chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa một cách chính thức và sâu rộng, nhưng những công ty nhỏ thì rất khó để cung cấp tất cả thông tin như dữ liệu lớn để phân tích sâu hơn và áp dụng các công cụ BDA. Hơn nữa, DNKT nhỏ không thể sử dụng BDA cho các khách hàng doanh nghiệp của họ vì thiếu nhân viên được đào tạo và khả năng công nghệ hạn chế.
Tổng hợp các lý thuyết nền tảng đã được trình bày ở trên và tổng quan nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đó, có thể đưa ra nhận định rằng để có thể đưa ra quyết định ứng dụng BDA tỏng kiểm toán BCTC không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố chủ quan hay khách quan, mà là sự tổng hòa từ nhiều yếu tố: môi trường kiểm toán, nguồn lực kiểm toán, định hướng chiến lược dài hạn và đặc điểm khách hàng. Trong đó:
Môi trường kiểm toán bao gồm những yêu tố tiềm năng có thể cấu thành thị trường kiểm toán hay các yếu tố khác có tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán hoặc KTV như giá cả, sự cạnh tranh, chính sách của chính phủ, hay trực tiếp là các quy định về kế toán – kiểm toán như luật kế toán, luật kiểm toán độc lập, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán,…
Nguồn lực kiểm toán: bao gồm các yếu tố như công nghệ kiểm toán, nguồn nhân sự kiểm toán, tính chuyên môn và khả năng sẵn sang ứng dụng BDA.
Định hướng chiến lược dài hạn: bao gồm những chiến lược, định hướng và kế hoạch dài hạn về phát triển bền vững doanh nghiệp kiểm toán, thị trường kiểm toán và những nhận thức, tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán về vai trò, tầm quan trọng của BDA trong kiểm toán.
Đặc điểm khách hàng kiểm toán: bao gồm các yếu tố như quy mô khách hàng, đặc điểm quy trình hoạt động khách hàng, tính ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng/thực trạng ứng dụng BDA trong chính quy trình của khách hàng, đặc điểm dữ liệu của khách hàng,…
Thông qua việc tìm hiểu tổng quan, đánh giá thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BDA trong kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện tại Việt Nam như sau:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất