Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện tại việt nam (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU LỚN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển không đồng đều, vai trò của kiểm toán viên trên thị trường tài chính ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp kiểm toán phải tiếp tục thực hiện các cuộc kiểm toán một cách mạnh mẽ để phục vụ lợi ích công chúng, bằng cách liên tục nâng cao chất lượng và cung cấp nhiều hiểu biết và giá trị hơn cho người sử dụng báo cáo tài chính. Cần phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp và tiếp tục tập trung vào chất lượng của bằng chứng kiểm toán trong suốt cuộc kiểm toán. Trong khi đó, các đơn vị được kiểm toán sẽ mong muốn trao đổi cụ thể với các kiểm toán viên của họ và thảo luận về những thông tin chi tiết có liên quan hơn.

Mặc dù giới chuyên môn từ lâu đã nhận ra tác động của phân tích dữ liệu đối với việc nâng cao chất lượng và mức độ phù hợp của cuộc kiểm toán, nhưng việc sử dụng phổ biến kỹ thuật này đã bị cản trở do thiếu các giải pháp công nghệ hiệu quả, các vấn đề về thu thập dữ liệu và lo ngại về quyền riêng tư. Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ gần đây về dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu đang mang lại cơ hội để suy nghĩ lại về cách thức thực hiện kiểm toán. Việc ứng dụng dữ liệu lớn và việc phân tích dữ liệu tác động đến quá trình chuyển đổi kiểm toán.

Thực tế thị trường KTĐL Việt Nam đã có lịch sử hơn 30 năm nhưng quy mô thị trường vẫn còn nhỏ nhưng tính cạnh tranh lại lớn vì số lượng DN thuộc đối tượng kiểm toán chưa phải là nhiều và nhận thức về nhu cầu sử dụng dịch vụ KTĐL tại Việt Nam còn chưa thực sự mạnh, do đó đã đang và sẽ còn nhiều rào cản trong việc triển khai ứng dụng công nghệ cao trong kiểm toán BCTC.

Qua quá trình phỏng vấn các nhân sự làm từ các DNKT của Việt Nam, thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ BDA hiện nay chủ yếu được thực hiện tại các hãng kiểm toán Big 4 và trong một số khách hàng phù hợp, còn với các DNKT ngoài Big 4

đây vẫn còn là một công nghệ mới, xa lạ đối với các KTV do có nhiều yếu tố tác động.

Thực trạng thu thập được tổng hợp lại như sau:

Thứ nhất, xu hướng khách hàng kiểm toán là các DN, tập đoàn,…áp dụng BDA ngày càng mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ ra quyết định kinh doanh cũng như quản trị DN. Đối với các DNKT nói chung của VN hiện nay thì việc áp dụng còn chưa nhiều.

Vì đối tượng khách hàng của các DNKT không phải nhóm Big4 đều chủ yếu là các DN vừa và nhỏ nên thực tế nhiều DNKT nói rằng họ chưa có nhu cầu và chưa biết sẽ áp dụng BDA như thế nào và liệu có hiệu quả về mặt lợi ích – chi phí trong ngắn hạn với họ hay không. Bên cạnh đó, để áp dụng BDA thì các DNKT cần nguồn lực về tài chính, vật chất và con người lớn nên bản thân những DNKT nhỏ chưa thể có khả năng để ứng dụng trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, nếu như DNKT có định hướng dài hạn trong tương lai thì việc các DN, khách hàng kiểm toán chắc chắn sẽ có xu hướng mở rộng ứng dụng BDA trong hoạt động của họ thì nếu chỉ kiểm toán trong phần mềm hiện tại hoặc trong môi trường excel với số dòng tối đa khoảng một triệu dòng, trong khi đó khi việc thu thập thông tin tạo nên các trường dữ liệu lớn thì sẽ có rất nhiều trường dữ liệu với quy mô hàng triệu dòng dữ liệu cần xử lý thì việc cần phải có công nghệ để xử lý, thực hiện thủ tục kiểm toán là rất cần thiết.

Các Big 4 đang ứng dụng BDA tại Việt Nam được chuyển giao công nghệ về ứng dụng này trong kiểm toán từ hãng toàn cầu, và bản thân các hãng Big 4 toàn cầu họ đã và vẫn tiếp tục đầu tư hàng tram triệu Đô la Mỹ để thuê các tập đoàn như Microsoft thiết kế công cụ BDA hỗ trợ kiểm toán, dó đó nếu các DNKT thuần túy của Việt Nam cũng sẽ rất khó tiếp cận về ứng dụng này do sự hạn chế về nguồn lực ở nhiều khía cạnh.

Việc ứng dụng hiện nay thể hiện ở việc thu thập dữ liệu của khách hàng cho một hoặc nhiều kỳ kế toán rồi nhập liệu vào phần mềm kiểm toán, phần mềm sẽ được hỗ trợ công cụ BDA tạo ra các bảng dashboard phân tích mối tương quan để hỗ trợ việc phân tích chi tiết. Điều này là rất hiệu quả, hiệu lực trong việc kiểm toán các khách hàng có mô hình kinh doanh B2C (business to customers) khi khi mỗi ngày, mỗi kỳ có hàng triệu giao dịch bán hàng được thực hiện, ví dụ như các ngành bán lẻ có ứng dụng AI, công nghệ điện tử như Lazada, Tiki, Shopee,…hay các ngân hàng cũng là điển hình của việc có tệp dữ liệu vô cùng lớn. Do đó, hiện tại việc ứng dụng BDA đang thực hiện chủ yếu hướng vào các khách hàng có quy mô dữ liệu lớn, có hệ thống

tương thích và bản thân khách hàng đã thực hiện việc số hóa để xử lý dữ liệu trong quá trình kiểm toán.

Thứ hai, một thách thức rất lớn mà có thể gây cản trở đối với việc chính các KTV có ứng dụng BDA hay không đó là kỹ thuật thu thập dữ liệu và khả năng đọc được kết quả từ mô hình phân tích của BDA đưa ra. Điều này được các KTV tham gia phỏng vấn nhấn mạnh rất lớn vào tầm quan trọng của ứng dụng BDA. Bản thân trong chính nhiều DNKT Big 4 các KTV cũng có tâm lý ngại ứng dụng ngay vì cần có sự chuyển đổi về tư duy kiểm toán, quá trình đào tạo để có khả năng truy cập lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu và phải thực rất có kinh nghiệm và rất am hiểu vào hệ thống và đặc thù hoạt động của khách hàng.

Thứ ba, khi ứng dụng BDA vào kiểm toán sẽ tạo cho các máy tính một cường độ làm việc rất mạnh, và nếu trang thiết bị không phù hợp, đủ cấu hình mạnh sẽ tạo nên tình trạng nghẽn máy, treo máy tạo nên sự ức chế cho KTV trong quá trình làm việc. Do đó, để ứng dụng được BDA thì cần đòi hỏi DNKT phải có đủ nguồn lực về con người, nguồn lực vật chất để tương thích được với công nghệ mới. Bên cạnh đó, các phần mềm thiết kế sử dụng chủ yếu trong môi trường Tiếng Anh, nên nếu trường dữ liệu trong các hệ thống sử dụng vẫn dung ngôn ngữ Tiếng Việt cũng sẽ là một rào cản.

Thứ tư, việc quyết định có ứng dụng công nghệ BDA hiện nay cũng được các KTV tham gia phỏng vấn, khảo sát bao gồm cả những KTV giữ chức vụ phó tổng giám đốc, giám đốc kiểm toán,…nhận định rằng điều này phụ thuộc tương đối lớn vào định hướng chiến lược phát triển của DNKT trong dài hạn. Nếu ý chí quyết tâm của ban lãnh đạo DNKT cao trong việc áp dụng BDA cũng sẽ tạo động lực hoặc quy định yêu cầu nhân viên kiểm toán trong các hợp đồng kiểm toán phải tăng cường áp dụng.

Hiện nay, tất cả các Big 4 Việt Nam đều đã xây dựng lộ trình kế hoạch để ứng dụng BDA trong hiện tại và tương lai bởi xu hướng là không thể tránh được khi các khách hàng, các doanh nghiệp đã đi trước trong việc ứng dụng công nghệ này trong hoạt động cũng như hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện tại việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)