0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Một số nội dung sửa đổ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ PHẦN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (Trang 44 -49 )

- Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB Mức giảm

2. Một số nội dung sửa đổ

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, thu vào một số hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết thu nhập và hạn chế hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế; Góp phần đảm bảo ổn định nguồn thu khi cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Hướng hoàn thiện là:

Mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB, điều chỉnh thuế suất TTĐB cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng.

Xoá bỏ miễn, giảm thuế TTĐB để đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phan biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

* Mở rộng đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt

Việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế cũng như mỗi sắc thuế cần phải căn cứ vào vai trò tác dụng của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước từng thời kỳ.

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế mà chức năng chính là điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực tế, danh mục hàng hoá, dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB chưa nhiều.Vì vậy cần phải mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm ổn định nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, bù đắp một phần nguồn thu thuế nhập khẩu và các khoản thu khác giảm.

Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được chịu thuế giá trị gia tăng sẽ đảm bảo tính liên hoàn trong việc áp dụng chính sách thuế từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng.

Mở rộng hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB có thể nghiên cứu một trong các nhóm hàng sau:

- Ôtô đã thu đối với xe ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi. Có thể xem xét nghiên cứu thêm xe chở người chưa chịu thuế. Ví dụ xe có thiết kế 23 chỗ ngồi

và 2 chỗ đứng , hiện nay thì kiểu xe thiết kế như thế này không thuộc diện chịu thuế TTĐB.

- Nhiên liệu đã thu thuế TTĐB đối với xăng và các chế phẩn để pha chế xăng. Có thể nghiên cứu thêm dầu diezel vì thực tế hiện nay có nhiều xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi đã sử dụng nhiên liệu bằng dầu để chạy.

- Điều hoà đã thu thuế TTĐB đối với điều hoà có công suất từ 9000 BTU trở xuống. Có nghiên cứu thêm điều hoà tổng có công suất rất lớn. Thực tế Việt nam trong những năm gần đây xu hướng sử dụng điều hoà tổng có công suất lớn cho các khi chung cư, các nhà cao tầng là phổ biến.

* Mở rộng hàng hoá đắt tiền chịu thuế theo hướng

+ Các hàng hoá đắt tiền dành cho nhóm người có thu nhập cao khi phát triển nền kinh tế thị trường ví dụ: Máy bay, thuyền buồm... (của tư nhân).

+ Những hàng hoá này có cơ sở quản lý

* Thay đổi cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Hiện nay, thuế suất thuế TTĐB của nước ta nhìn chung là cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, có nhiều loại thuế suất. Mặt khác quy định về thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như: ô tô dưới 24 chỗ ngồi; rượu... Việc điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB giảm xuống tương đương với các nước trong khu vực và các nước thành viên trong Tổ chức thương mại thế giới là một điều cần thiết. Việc quy định thuế suất, cách tính thuế phải đạt được mục tiêu đảm bảo số thu vào NSNN, hạn chế tối đa việc gian lận thuế, đảm bảo tính công bằng cho đối tượng nộp thuế, công tác quản lý chặt chẽ... là những yêu cầu đặt ra mang đầy tính cấp thiết.

Đối chiếu với các cam kết của VN khi gia nhập WTO, sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, chính sách thuế TTĐB đối với rượu bia sẽ có một số thay đổi theo hướng:

- Áp dụng một mức thống nhất thuế suất đói với rượu được sản xuất theo phương pháp chưng cất không phân theo độ cồn và áp thuế suất riêng đối với rượu sản xuất theo phương pháp lên men từ hoa quả.

- Đối với bia: cơ sở tính thuế bao gồm tất cả chi phí bao bì vì vậy giá tính thuế đối với bia sẽ không trừ giá trị vỏ hộp, bao bì.

Dự báo các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia quy mô nhỏ và vừa nếu không kịp thời đổi mới kỹ thuật, công nghệ, quản lý chất lượng, thương hiệu... sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp quy mô lớn, các liên doanh sản xuất bia rượu với nước ngoài.

* Xoá bỏ việc miễn giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Xoá bỏ miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo, công bằng bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu. Việc này đã thực hiện với cơ sở lắp giáp ô tô trong nước từ tháng 01/2006.

- Trong giai đoạn 2008 - 2010 tiếp tục bổ sung đối tượng nộp thuế và thuế suất đối với một số hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đối với một số hàng hoá nhập ngoại nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng. Xoá bỏ việc miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Danh mục các văn bản thuế Tiêu thụ đặc biệt

Luật thuế TTĐB được Quốc hội khoá 10 thông qua ngày 20/5/1998 có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.

Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thu hành Luật thuế TTĐB và Thông tư số 168/1998/TT-BTC ngày 21/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 của Chính phủ.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17/6/2003 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004).

Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt .

Thông tư 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ.

Thông tư của Bộ Tài chính số 18/2005/TT-BTC ngày 08/03/2005 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thông tư của Bộ Tài chính số 18/2005/TT-BTC ngày 08/03/2005 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nghị định số 156/2005/NĐ- CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Giá trị gia tăng.

Thông tư số hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Giá trị gia tăng.

Thông tư số 115/2005/QĐ- BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Giá trị gia tăng

Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ PHẦN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (Trang 44 -49 )

×