0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Sự cần thiết phải sửa đổ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ PHẦN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (Trang 43 -44 )

- Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB Mức giảm

1. Sự cần thiết phải sửa đổ

Xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hoá kinh tế ngày càng ở mức độ cao là tất yếu khách quan; tạo cơ hội cho nước ta để tập trung vào phát triển kinh tế; ứng dụng và phát triển những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới tạo đà thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Về lĩnh vực thuế: Các cam kết hội nhập quốc tế đã ký sẽ được thực hiện ở mức độ cao hơn giai đoạn vừa qua: Đối với Hiệp định CEPT, AFTA đến năm 2006 sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu, hơn 80% dòng thuế sẽ ở mức thuế suất 0%; Đối với Hiệp định Việt Mỹ thì 224 dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân 30%. Các mặt hàng dệt, may đã ký với EU mức thuế suất cũng sẽ giảm. Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là một tổ chức thương mại lớn gồm 130 nước nên ảnh hưởng giảm thuế nhập khẩu khi tham gia tổ chức này sẽ lớn hơn. Dự kiến thuế nhập khẩu giảm do hội nhập đến năm 2010 sẽ lên tới 49,7 nghìn tỷ đồng (riêng năm 2010 giảm 10,6 nghìn tỷ đồng). Đi đôi với việc giảm thuế nhập khẩu còn phải xoá bỏ các quy định về thuế trái với các cam kết quốc tế như chống phân biệt đối xử quốc gia, xoá bỏ dần các hàng rào phi quan thuế, xoá bỏ việc dùng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu... Từ năm 2003 nước ta với cùng với các nước ASEAN đã đàm phán cụ thể khu vực mậu dịch tự do với Trung quốc và các nước khác. Trước tình hình đó, đòi hỏi cần phải cải cách hệ thống thuế cho phù hợp để vừa bảo hộ hợp lý có chọn lọc sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng đang còn non trẻ, khuyến khích đầu tư công nghệ mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế lại vừa chủ động hội nhập, thực hiện chính sách mở cửa để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

Trong quá trình hội nhập, ngoài lĩnh vực thuế đầu tư trực tiếp (FDI), các hình thức đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Đòi hỏi các chính sách thuế cũng phải sửa đổi để bao quát đầy đủ và phù hợp với các hình thức đầu tư nói trên.

Mặt khác hội nhập kinh tế sẽ giúp cho nước ta có điều kiện học tập kinh nghiệm cải cách thuế của các nước. Xu thế cải cách thuế của các nước phát triển, đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là hoàn thiện hệ thống thuế đều theo hướng: xoá bỏ hàng rào phi thuế quan; giảm mức bảo hộ về thuế

quan để tự do hoá thương mại; giảm bớt số lượng thuế suất trong từng sắc thuế; không phân biệt đối xử quốc gia, không phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; mở rộng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế; giảm ưu đãi chính sách xã hội, ban hành một số loại thuế mới: Thuế tài sản, thuế bảo vệ môi trường... để thu ngân sách nhà nước. Về công tác quản lý nhiều nước đã và đang cải cách hành chính thuế theo hướng người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước; Hệ thống thuế được tổ chức quản lý theo chức năng kết hợp với quản lý đối tượng nộp thuế, đưa nhanh công nghệ thông tin vào quản lý thuế; ban hành luật quản lý thuế.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ PHẦN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (Trang 43 -44 )

×