Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về bệnh học đường

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang năm 2017 (Trang 35 - 41)

4.2.1. Kiến thức, thực hành về bệnh cận thị Về định nghĩa bệnh cận thị:

Số em học sinh hiểu đúng về bệnh cận thị là tật khúc xạ khiến mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần chiếm 82%. Có 14% số học sinh tham gia phỏng vấn không biết được thế nào là cận thị. Tỉ lệ này cao hơn so với con số 51,8% số học sinh hiểu đúng về bệnh cận thị theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) thực hiện tại các trường trung học trung du tỉnh Thái Nguyên. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do công tác giáo dục, tuyên truyền về bệnh học đường tại Tuyên Quang đã được thực hiện tốt hơn.[2]

Về nguyên nhân của bệnh cận thị:

Khi được hỏi về nguyên nhân gây cận thị, một số nguyên nhân gây cận thị đã được số đông học sinh lựa chọn chính xác như: thiếu ánh sáng khi ngồi đọc

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

28

(89,9%), đọc sách quá gần mắt (88,8%), xem TV, máy tính quá nhiều (88,8%).

78,8% các em cho rằng việc ngồi học sai tư thế không dẫn tới cận thị. 40% số em cho rằng ăn thiếu các chất vitamin dẫn tới cận thị, 37% số em không đồng ý như vậy. Khi được hỏi về nguyên nhân di truyền, 55% số em không coi đó là một nguyên nhân cận thị. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) thực hiện tại Thái Nguyên, tỉ lệ số học sinh cho rằng cận thị không phải do nguyên nhân di truyền là 89,7%.[2] Có thể thấy ở cả hai nghiên cứu, nguyên nhân cận thị do yếu tố di truyền đều ít được các em biết đến, điều này có thể do đây là nguyên nhân ít được nhắc tới trong nhiều chương trình truyền thông về bệnh cận thị.

Về cách phòng chống bệnh cận thị:

Khi được hỏi về cách phòng chống bệnh cận thị, những phương pháp chính xác được số đông các em lựa chọn như: ngồi học ngay ngắn (61,5%), không xem TV, máy tính trên 2 tiếng/ngày (68,3%), không đọc sách quá gần (64,4%), học ở nơi có đủ ánh sáng (60,8%). Ti lệ này cao hơn so với con số 40,3% theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên.[2] Điều này thể hiện những kết quả của công tác giáo dục, tuyên truyền tốt trong công tác YTTH tại Thái Nguyên.

Về một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến bệnh cận thị:

Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt hàng ngày của các em có liên quan tới bệnh cận thị:

- Thời gian xem TV trung bình hàng ngày của các em là 1,4 tiếng/ngày tương đương với 9,8 tiếng/tuần. Con số này cao hơn so với con số 7 tiếng/tuần ở những học sinh mắc cận thị thuộc nghiên cứu thực hiện tại trường THCS Hùng Vương, thành phố Huế.

- Số học sinh có góc học tập riêng tại nhà chiếm tỉ lệ 85,3%, ít hơn so với tỉ lệ 96,3% ở nghiên cứu được thực hiện tại trường THCS Hùng Vương,

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

29

thành phố Huế và tỉ lệ 93,7% ở nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên.[2]

- 53,2% số học sinh có góc học tập đặt gần cửa sổ, nơi có đủ ánh sáng, thấp hơn tỉ lệ 98,0% ở nghiên cứu tại thành phố Huế.

- 60,0% số học sinh sử dụng đèn tuýp khi học, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ 32,1% thu được ở học sinh mắc bệnh cận thị theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013), Thái Nguyên. Có thể nhiều em chưa biết hoặc chưa được dạy về viêc sử dụng loại đèn thích hợp khi học bởi đèn tuýp là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực khi sử dụng cho việc học tập.

Có thể thấy rằng kiến thức về bệnh cận thị của các em học sinh đúng nhưng chưa đủ. Các em đều nhận biết chính xác được định nghĩa cũng như những nguyên nhân thường gặp của cận thị, nhưng lại không biết đến một số nguyên nhân như ăn uống thiếu các chất vitamin, ngồi học sai tư thế hay nguyên nhân cận thị do di truyền. Điều này dẫn tới những thiếu sót trong việc phòng tránh cận thị. Những khó khăn này có thể tới từ nhiều yếu tố. Về phía đối tượng được phỏng vấn, do các em học sinh còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức cập nhật về bệnh cận thị, chưa có những hiểu biết về sinh lý, giải phẫu nên phần lớn những hiểu biết đều thông qua thầy cô giáo. Mặt khác, do còn là lứa tuổi ham chơi, chưa tự ý thức cũng như điều chỉnh được hành vi để phòng tránh được bệnh. Về phía nhà trường cũng như gia đình, rõ ràng đã có những thiếu sót trong công tác giáo dục, cũng như cập nhật những kiến thức về bệnh học đường, đây là những trở ngại cần được tích cực thay đổi, cải tiến.

4.2.2. Kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống Về nguyên nhân của bệnh CVCS:

Khi được hỏi về những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống, nguyên nhân được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất là ngồi nghiêng vẹo người (88,5%).

So với con số 95,1% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012), Hòa Bình thì con số này thấp hơn.[11] Có thể thấy rằng vẫn còn một bộ phận các em học sinh

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

30

chưa biết về nguyên nhân của cong vẹo cột sống, điều này đến từ công tác giáo dục, tuyên truyền chưa thật sự triệt để. Mặt khác, những biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng nên các em có thể bỏ qua, tiếp tục duy trì những thói quen có hại gây nên bệnh.

Về ảnh hưởng của bệnh CVCS

Khi được hỏi về những ảnh hưởng của cong vẹo cột sống lên sức khỏe, 76% số em cho rằng cong vẹo cột sống sẽ dẫn tới hình thể cong, gù vẹo hoặc lệch. Tỉ lệ này cao hơn con số 66,9% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11] Tuy nhiên, tỉ lệ 76,0% vẫn còn ở mức trung bình, bên cạnh đó, những hậu quả khác của CVCS như ảnh hưởng đến sinh đẻ đối với nữ giới hay ảnh hưởng hệ tuần hoàn vẫn chưa được các em học sinh biết được nhiều, đây là những hạn chế của công tác giáo dục, tuyên truyền cần được cải thiện.

Về cách phòng tránh CVCS

Khi được hỏi về những phương pháp phòng tránh cong vẹo cột sống, những phương pháp chính xác được số đông các em lựa chọn như: ngồi học ngay ngắn (89,9%), không xách cặp một bên (67%), ngồi học với bàn ghế phù hợp (68%),... Tỉ lệ này tương đương với con số 84,2% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11]

Về một số thói quen sinh hoạt có liên quan đến bệnh CVCS

Khi được hỏi về nguồn thông tin liên quan tới cong vẹo cột sống, kết quả cho thấy phần lớn thông tin đến từ thầy, cô giáo (49,6%), sau đó đến cha mẹ và người thân (46,6%), nhân viên y tế trường học (39,2%). Những con số này còn có thể được cải thiện hơn nữa nếu công tác YTTH được cải tiến, phát triển.

7,5% số em học sinh cho biết thường xuyên xách cặp một tay. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số 28,07% theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương, thực hiện tại Thừa Thiên Huế.[6] Đây là một thống kê tích cực bởi các em học sinh trước đây thương xuyên sử dụng loại cặp sách không có quai đeo khiến cho việc

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

31

xách cặp một bên dễ dẫn tới biến dạng cột sống. Thời đại phát triển đồng nghĩa với việc sử dụng balo, cặp có quai đeo hai bên ngày cảng phổ biến là một yếu tố giúp giảm thiểu cong vẹo, biến dạng cột sống ở trẻ đi học.

Theo những kết quả trên, có thể thấy rằng kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh cho rằng bệnh cong vẹo cột sống là hậu quả của việc ngồi học không đúng tư thế ở mức 88,5%, thấp hơn so với con số 95,1% trong nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Thị Hoa, thực hiện tại Hòa Bình. Một số nguyên nhân khác như ăn uống không đủ Canxi, bàn ghế không phù hợp chỉ được một tỷ lệ trung bình khoảng 60% số em lựa chọn. Lý giải cho những thiếu sót này có thể đến từ việc các em chưa được tiếp xúc với những kiến thức cơ bản về bệnh cong vẹo cột sống, tính chất diễn biến từ từ của bệnh khiến nhiêu em có thể bỏ qua, không nhận thức được bệnh. Ngoài ra công tác giáo dục về bệnh còn chưa hiệu quả cũng là một nhược điểm khi các em chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của bệnh cong vẹo cột sống. Điều này sẽ dẫn tới những sai lệch về hiểu biết cách phòng tránh bệnh.

4.2.3. Kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng Về nguyên nhân của bệnh răng miệng

Khi được hỏi về nguyên nhân gây bệnh răng miệng, 70,7% số học sinh cho rằng nguyên nhân sâu răng là do thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 93,5% số học sinh chọn nguyên nhân do ăn đồ ngọt thường xuyên. 91,7%

số học sinh cho rằng cho không chải răng thường xuyên. Tỉ lệ học sinh cho rằng nguyên nhân gây bệnh răng miệng do không xúc miệng là 67,3%. Tỉ lệ này cao hơn so với con số 70,5% theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Thái Nguyên.[12] Có thể thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng đồ ăn ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng, đây là một nhận thức đúng, tuy nhiên những tác nhân khác gây tác động lên men răng như đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay không xúc miệng thường xuyên cũng ngày càng phổ biến, vì vậy việc cập nhật kiến thức cho các em học sinh là rất cần thiết.

Về một số thói quen vệ sinh răng miệng

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

32

Khi được hỏi về thói quen đánh răng hàng ngày, phần lớn các em học sinh đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ (86,7%) và buổi sáng sau khi ngủ dậy (74,1%). Chỉ một số ít em thực hiện đánh răng ngay sau khi ăn cơm (25,2%).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Thái Nguyên, tỉ lệ học sinh đánh răng buổi tối là 18,3%, buổi sáng là 47% và ngay sau khi ăn là 22%.[12]

Khi được hỏi về việc sử dụng kem đánh răng có chưa flour, 62,2% số học sinh cho biết có sử dụng kem đánh răng có chứa flour.

Những kết quả trên cho thấy rằng kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Các em đã hiểu được việc cần thiết đánh răng 2 lần/ ngày nhưng vẫn chưa biết chính xác về thời điểm cần đánh răng.

Ngoài ra, việc sử dụng kem đánh răng có chứa flour cũng chưa được nhiều em quan tâm. Điều này có thể đến từ những hiểu biết chưa đầy đủ của các em học sinh về phòng chốngg bệnh răng miệng, bên cạnh đó là những thiếu sót trong công tác giáo dục, tuyên truyền về bệnh này từ nhà trường, trung tâm y tế cơ sở.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang năm 2017 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)