Đánh giá tính hợp lý của danh mục thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế huyện tam đảo năm 2017 (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Hoạt động lựa chọn thuốc

3.1.1.2. Đánh giá tính hợp lý của danh mục thuốc

Mô hình bệnh tật.

Mô hình bệnh tật tại Trung tâm y tế huyện Tam Đảo là mô hình bệnh tật tuyến huyện qua khảo sát các số liệu thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp cho thấy mô hình bệnh tật (MHBT) của Trung tâm y tế huyện Tam Đảo phân theo mã bệnh ICD có tính đa dạng. Mô hình bệnh tật của Trung tâm y tế được thu thập và phân tích số liệu tại bảng 3.1

STT

Chương bệnh

ICD10

Số lượng mắc Tổng cộng

Tỷ lệ Ngoại (%)

trú

Nội trú

1 Bệnh hệ hô hấp J00-J99 7.173 1.718 8.891 19,36 2 Triệu chứng và các dấu

hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm

R00-R99 5.922 280 6.202 13,50

3 Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết

M00- M99

3.901 635 4.536 9,87 4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng,

chuyển hóa

E00-E90 4.106 87 4.193 9,13 5 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 2.956 711 3.667 7,98 6 Chấn thương, ngộ độc và

di chứng của nguyên nhân bên ngoài

S00-T98 2.828 623 3.451 7,51

7 Bệnh hệ tiêu hóa K00-K93 2.358 854 3.212 6,99 8 Các bệnh về mắt H00-H59 1.863 94 1.957 4,26 9 Bệnh hệ tiết niệu và sinh

dục

N00-N99 1.653 194 1.847 4,02 10 Yếu tố ảnh hưởng đến tình

trạng sức khỏe và việc tiếp xúc với cơ quan y tế

Z00-Z99 1.439 139 1.578 3,44

11 Bệnh da và mô dưới da L00-L99 1.115 191 1.306 2,84 12 Bệnh tai và xương chũm H60-H95 1.071 566 1.637 3,56

13 Khối u C00-D48 906 88 994 2,16

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

21 14 Bệnh nhiễm khuẩn và ký

sinh vật

A00-B99 777 164 941 2,05

15 Bệnh của hệ thần kinh G00-G99 443 140 583 1,27 16 Chửa đẻ và sau đẻ O00-O99 172 410 582 1,27 17 Bệnh máu, cơ quan tạo

máu và miễn dịch

D50-D89 127 13 140 0,30

18 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể

Q00-Q89 62 1 63 0,14

19 Rối loạn tâm thần và hành vi

F00-F99 39 20 59 0,13

20 Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh

P00-P96 13 40 53 0,12

21 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

V01-Y98 24 16 40 0,09

22 Không xác định 3 1 4 0,01

Tổng số 38.951 6.985 45.936 100

Ghi chú: Số thứ tự từ 1-10 trong biểu đồ tương ứng với số thứ tự chương bệnh trong bảng

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số lượt bệnh nhân

Bảng 3.1 : Mô hình bệnh tật tại Trung tâm y tế huyện Tam Đảo năm 2017.

Hình 3.2. Biểu đồ 10 nhóm bệnh có số lượng mắc cao nhất tại Trung tâm y tế huyện Tam Đảo năm 2017.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

22

Mô hình bệnh tật của TTYT rất đa dạng, gồm 21 chương bệnh, do đó Trung tâm sẽ sử dụng nhiều mặt hàng chủng loại thuốc.

Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất chiếm 86,06 % tổng số bệnh nhân, các bệnh khác chỉ chiếm 13,94 % số bệnh nhân.

Nghiên cứu nhóm 5 chương bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại TTYT và thống kê các bệnh thường gặp nhất tương ứng với từng chương ở bảng 3.2.

STT Chương bệnh Tỷ lệ

mắc (%)

Các bệnh chủ yếu mắc phải

1 Bệnh hô hấp

19,36

Viêm thanh, khí quản cấp, viêm họng và viêm amidan cấp, bệnh mạn tính của amidan và của VA, viêm phế quản, viêm phổi.

2 Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm

13,50

Đau bụng và khung chậu, sốt không rõ nguyên nhân

3 Bệnh cơ xương khớp và mô

liên kết 9,87

Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ và các đốt sống khác

4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng,

chuyển hóa 9,13

Đái thái đường, tổn thương khác của tuyến giáp, suy dinh dưỡng

5 Bệnh hệ tuần hoàn

7,98 Tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch máu não

Danh mục thuốc theo tác dụng dược lý.

Kết quả khảo sát danh mục thuốc của Trung tâm y tế huyện Tam Đảo chia theo nhóm tác dụng dược lý được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.2: Các bệnh thường gặp tại trung tâm năm 2017.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

23

Bảng 3.3: Danh mục thuốc Trung tâm theo nhóm tác dụng năm 2017.

STT Nhóm tác dụng Số lượng Tỷ lệ

%

1 Thuốc gây mê, tê và oxy dược dụng 10 5,35

2 Thuốc giảm đau, chăm sóc giảm nhẹ, thuốc điều trị bệnh gout

25 13,37

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

8 4,28

4 Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

5 2,67

5 Thuốc chống co giật, chống động kinh 3 1,60 6 Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 30 16,04

7 Thuốc điều trị đau nửa đầu 2 1,07

8 Thuốc chống Parkinson 2 1,07

9 Thuốc tác dụng đối với máu 5 2,67

10 Thuốc tim mạch 12 6,42

11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 10 5,35

12 Thuốc dùng chẩn đoán 3 1,60

13 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 3 1,60

14 Thuốc lợi tiểu 6 3,21

15 Thuốc đường tiêu hóa 10 5,35

16 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

5 2,67

17 Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng 10 5,35 18 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ

và chống đẻ non

3 1,60

29 Thuốc chống rối loạn tâm thần 2 1,07

20 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 10 5,35

21 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid – base

8 4,28

22 Vitamin và các chất vô cơ 15 8,03

Tổng 187 100,0

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

24 Nhận xét:

- DMT của TTYT được phân thành 22 nhóm tác dụng dược lý với 187 hoạt chất, trong đó nhóm thuốc có số lượng hoạt chất lớn nhất là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (30 loại), sau đó đến các nhóm thuốc giảm đau, chăm sóc giảm nhẹ, thuốc điều trị bệnh gout (25 loại), vitamin và các chất vô cơ (15 loại), thuốc tim mạch (12 loại), tiếp theo là các nhóm thuốc gây mê, tê và oxy dược dụng, thuốc điều trị bệnh da liễu, thuốc đường tiêu hóa, thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng, thuốc tác dụng trên đường hô hấp (10 loại)…

- Mặc dù vậy, DMT của TTYT cũng gặp một số hạn chế như: các thuốc hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ thấp (5 loại chiếm 2,67 % ) trong khi số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa thì lại có tỉ lệ khá cao trong bệnh viện (xếp thứ 4 với tỷ lệ 9,13 %). Hoặc các thuốc điều trị bệnh da liễu, thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng chiếm tỷ lệ khá cao (10 loại chiếm 5,35 %) nhưng số bệnh nhân về da và tai mũi họng lại ít (từ 2,84 % - 3,56 %).

Để đáp ứng nhu cầu điều trị, danh mục thuốc cần phải chú trọng các nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn; thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; vitamin và các chất vô cơ; thuốc tim mạch để cung ứng thuốc cho Trung tâm. Thực tế đây cũng là các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong danh mục thuốc. Đối chiếu danh mục thuốc với mô hình bệnh tật cho thấy danh mục thuốc đã đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh tại Trung tâm y tế huyện Tam Đảo.

Tính phù hợp của danh mục thuốc so với bộ y tế.

Theo quy định của Bộ Y tế, DMT phải ưu tiên thuốc thiết yếu và phải được xây dựng dựa trên danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tỷ lệ thuốc thiết yếu và thuốc không phải là thuốc thiết yếu trong DMT như sau:

Tổng số hoạt chất Thuốc thiết yếu Thuốc không phải thiết yếu

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

187 105 56,15 82 43,85

Bảng 3.4: Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm theo danh mục thu

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

25 Nhận xét:

Theo quy định của Bộ Y tế, DMT phải được xây dựng trên cơ sở mô hình bệnh tật chung trên cả nước và tại bệnh viện, tình hình kinh phí tại bệnh viện và khoa dược.

Từ kết quả tại bảng 3.4 cho thấy thuốc thiết yếu trong danh mục sử dụng thuốc tại Trung tâm y tế huyện Tam Đảo chiếm khoảng 56,15 %. Theo tác giả Nguyễn Anh Phương, tỷ lệ thuốc thiết yếu trong DMT trung bình khoảng 53 % [14], như vậy tỷ lệ này là phù hợp so với mặt bằng chung, chứng tỏ Trung tâm đã chú trọng đến việc sử dụng thuốc thiết yếu để phục vụ công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, phù hợp với chủ trương, chính sách của ngành y tế.

Tỷ lệ thuốc nội, ngoại sử dụng trong Trung tâm.

Nhận xét:

Tỷ lệ thuốc thuốc nội năm 2017 là 78,07 % cao hơn so với thuốc ngoại nhập.

Nguyên nhân của kết quả này là do thuốc ngoại có giá thành cao hơn mà thu nhập của người dân chưa được cao, qua đó cho thấy Trung Tâm đã chú trọng đến sử dụng thuốc nội để điều trị, góp phần giảm thiểu chi phí cho Trung tâm và tiết kiệm được kinh phí cho hoạt động cung ứng thuốc. Thuốc nội chủ yếu là các thuốc đông y, vitamin, kháng sinh thông thường, các thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm. Các thuốc chuyên khoa sâu như thuốc tim mạch, ung thư, nội tiết chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, các nhóm thuốc này có giá thành cao.

DMT Số lượng Tỷ lệ %

Thuốc nội 146 78,07

Thuốc ngoại 41 21,93

Tổng số 187 100

Bảng 3.5: Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng trong Trung tâm

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế huyện tam đảo năm 2017 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)