CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.3. Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc
▪ Hệ thống kho
Khoa dược TTYTcó các kho: kho chính, kho vật liệu tư hao. Riêng kho chính thì lại chia thành kho thuốc cấp phát nội trú, kho thuốc cấp phát ngoại trú và kho đông y.
Các kho thuốc được thiết kế ở vị trí cao ráo, an toàn, đảm bảo 5 chống: chống nóng ẩm; chống côn trùng, mối mọt, chuột; chống cháy nổ; chống bão lụt; chống mất trộm.
• Trang thiết bị
- Trang thiết bị văn phòng: bàn ghế làm việc.
- Trang thiết bị xếp thuốc: giá nhiều tầng, tủ nhiều ngăn, có khóa.
- Trang thiết bị vận chuyển: xe vận chuyển thuốc.
- Trang bị phòng chống cháy nổ: bình cứu hỏa.
- Trang bị bảo quản: Quạt trần, nhiệt kế, tủ lạnh…
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
29
STT Trang thiết bị Số lượng
1 Điều hòa 01
2 Bình cứu hỏa 03
3 Máy vi tính 02
4 Đồng hồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 02
5 Quạt thông gió 02
6 Giá kệ 20
7 Tủ lạnh 01
Kho có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, cấp phát thuốc, có máy vi tính (máy tính được kết nối internet). Tuy nhiên khoa mới chỉ có 01 tủ lạnh, 01 điều hòa nên khó khăn cho công tác bảo quản thuốc.
• Sắp xếp thuốc trong kho
Thuốc sau khi nhập kho được bảo quản đúng quy định. Đối với những thuốc gây nghiện, hướng tâm thần khoa đã trang bị các tủ thuốc có hai lớp cửa và có ngăn riêng cho từng loại thuốc, có danh mục thuốc trong tủ (bao gồm: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế của từng loại thuốc).
Thuốc sau khi được nhập kho sẽ được tồn trữ, bảo quản, cấp phát theo nguyên tắc:
- Thuốc trong kho được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: nhóm NSAIDS, nhóm kháng sinh…
- Những thuốc gây nghiện, hướng tâm thần được bảo quản riêng, có khóa chắc chắn, có ngăn riêng cho từng loại thuốc.
- Những thuốc cần được bảo quản trong điều kiện đặc biệt: được bảo quản đúng theo quy định ghi trên nhãn thuốc.
3.1.3.2. Quản lý tồn trữ
Thuốc khi nhập kho được phân loại theo từng nhóm thuốc khác nhau tránh tồn kho những thuốc hết hạn sử dụng và thuốc do hỏng, vỡ, thuận lợi cho việc bảo quản và cấp phát thuốc. Công tác kiểm kê được thực hiện 6 tháng 1 lần, tổng kiểm kê hàng năm không có hiện tượng thuốc thừa thiếu xảy ra. Hàng tháng có báo cáo tồn kho trên cơ sở thống kê và tổng hợp số lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao. Để đánh
Bảng 3.7: Trang thiết bị của khoa
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
30
giá sơ bộ, chúng tôi tiến hành so sánh giá trị tiền thuốc tồn kho với giá trị tiền thuốc sử dụng bình quân/ tháng năm 2017.
Đơn vị: triệu đồng
Tiền thuốc tồn kho 812,186
Thuốc sử dụng bình quân/ tháng 744,504
Thời gian dự trữ thuốc ( tháng ) 1,09
Nhận xét:
Số lượng thuốc dự trữ trong kho đảm bảo cho Trung tâm sử dụng là 1,09 tháng, chưa đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Y tế (số lượng thuốc dự trữ trong kho phải đảm bảo được cho nhu cầu sử dụng của bệnh viện từ 2 - 3 tháng). Với lượng thuốc tồn trữ như trên thì rất khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, đặc biệt khi có biến động bất lợi trên thị trường thuốc, hoặc khi có dịch bệnh, thiên tai xảy ra.
3.1.3.3. Hoạt động cấp phát thuốc
Khi thuốc mua về được nhập vào kho chính và kho chính sẽ phát thuốc cho các kho lẻ.
Kho chính
Kho lẻ cấp phát nội trú
Kho lẻ cấp phát ngoại trú
Bệnh nhân ngoại trú Bệnh nhân nội trú
Khoa phòng
Thuốc
Hình 3.4: Quy trình cấp phát thuốc tại khoa dược bệnh viện Bảng 3.8: Tổng giá trị xuất, nhập, tồn của kho dược năm 2017.
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
31
➢ Hoạt động cấp phát thuốc nội trú.
Bác sĩ khoa lâm sàng chỉ định thuốc cho người bệnh trên phần mềm, điều dưỡng cập nhập thuốc vào phiếu lĩnh thuốc và gửi qua mạng nội bộ đến khoa dược. Dược sĩ khoa dược kiểm soát, ký duyệt và chấp nhận đơn trên máy. Các phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa hay dược sĩ được ủy quyền ký duyệt.
Phòng cấp phát thuốc nội trú cấp phát thuốc theo phiếu lĩnh thuốc của các khoa phòng thường từ 1 - 2 ngày một lần. Thuốc lĩnh về khoa điều trị, điều dưỡng nhập vào máy rồi tiến hành xuất thuốc cho từng người bệnh. Trung bình một ngày khoa dược cấp phát cho khoảng 40 - 50 người bệnh điều trị nội trú. Ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp kiểm soát thuốc sử dụng đến từng người bệnh, lượng thuốc tồn tại khoa điều trị. Quản lí hạn dùng, lô sản xuất của các thuốc nhập vào Trung tâm.
Thời gian cấp phát thuốc:
- Sáng: khoa lâm sàng lĩnh bổ sung cho bệnh nhân mới vào hoặc bệnh nhân cũ được thêm, thay đổi chỉ định dùng thuốc.
- Chiều: Khoa lâm sàng lĩnh thuốc cho ngày hôm sau.
Đối với các khoa: Cấp cứu, gây mê hồi sức, tim mạch đòi hỏi điều trị nhanh, chủng loại thuốc ổn định, khoa dược đã cấp phát cho các khoa này một cơ số thuốc ổn định.
➢ Hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú đòi hỏi phải thật chính xác, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc rõ ràng, giám sát đơn thuốc chặt chẽ. Sau khi khám bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh. Đơn thuốc sau khi được xác nhận BHYT và thanh toán chi phí sẽ được chuyển đến khoa dược. Dược sĩ sẽ kiểm soát, chấp nhận đơn trên máy và cấp thuốc cho người bệnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn – cấp thuốc điều trị ngoại trú, giúp tăng cường việc giám sát thuốc, giảm sai sót do quá trình viết chữ khó đọc, người bệnh dễ kiểm soát và sử dụng.
Trung bình một ngày khoa dược cấp phát cho khoảng 100 – 130 lượt. Dược sĩ khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân sẽ tiến hành kiểm tra và đối chiếu: đơn thuốc, tên thuốc, nồng độ, dạng bào chế, số lượng thuốc sẽ giao. Thuốc được cấp phát theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Với các thuốc ra lẻ, thuốc được đựng trong túi dán nhãn có ghi tên thuốc, hàm lượng cẩn
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
32
thận. Tuy nhiên khi cấp phát thuốc dược sĩ chưa hướng dẫn cho người bệnh về liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc, lưu ý khi sử dụng thuốc, dược sĩ cũng chưa chú ý đến kiểm tra chất lượng của thuốc.
Nhận xét:
Hoạt động cấp phát thuốc được thực hiện theo quy chế. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được trang bị một cách đầy đủ theo tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, nhưng Trung tâm đã luôn cố gắng để duy trì và đảm bảo chất lượng thuốc.
Tuy nhiên trong quá trình cấp phát, dược sĩ chưa hướng dẫn cho người bệnh về liều lượng, đường dùng, khỏang cách dùng, lưu ý khi sử dụng thuốc. Dược sĩ và y tá mới chỉ chú trọng kiểm tra số lượng còn chưa chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng.