CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH
1. Thực trạng các hoạt động đầu tư của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân
2.1 Về hoạt động thẩm định
2.1.3 Nội dung thẩm định
Ngân hàng Agribank Nghi Xuân thẩm định dự án trên các nội dung sau:
2.1.3.1. Thẩm định khách hàng Bước1:Thẩm định hồ sơ pháp lý
Một là, thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư, xem xét hồ sơ pháp lí của chủ đầu tư: Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, qui chế tài chính, nghị quyết/quyết định bổ nhiệm các chức danh chủ chốt.
Hai là, hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ vay vốn: sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, các thủ tục liên quan đến quá trình xây dựng dự án, các thủ tục về đất đai của dự án, kế hoạch đấu thầu…
Ba là, hồ sơ vay vốn cần đầy đủ theo quy chế cho vay hiện hành của ngân hàng: đơn xin vay vốn, báo cáo tài chính các năm, các hợp đồng/giấy tờ chứng minh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
năng lực hoạt động kinh doanh của đơn vị (nếu có), hồ sơ đảm bảo tiền vay,…Đặc biệt, cần nghiên cứu kỹ điều lệ hoạt động của đơn vị để xác định cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với việc vay vốn và thế chấp tài sản.
Bước 2:Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
+ Đánh giá các yếu tố phi tài chính như: Các thông tin cơ bản về tổ chức và quản lý; đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt; đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, trên cơ sở Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần tính toán và đưa ra các nhận xét về 4 nhóm các chỉ tiêu, hệ số tài chính chủ yếu sau: Các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời, các hệ số về cơ cấu vốn và tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính, các hệ số khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động.
Sau đó, phân tích tình hình vốn, tài sản, nợ và quan hệ với các tổ chức tín dụng.
+ Xem xét triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tới: Phân tích cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.
2.1.3.2 Thẩm định dự án đầu tư:
a. Thẩm định về phương diện thị trường
Thị trường của dự án chính là đầu ra của dự án, là một khâu quan trọng quyết định sự thành bại của dự án. Do vậy, thẩm định phương diện thị trường là một trong những nội dung không thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án. Thông thường, nó được xác định dựa trên thị trường mục tiêu của dự án.Bao gồm các bước:
* Phân tích nhu cầu thị trường của dự án.
* Phân tích cung cầu sản phẩm hiện tại và tương lai.
* Phân tích thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Có thể nhận thấy, việc thẩm dịnh này đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tính hiệu quả, khả thi của dự án. Chỉ khi dự án đảm bảo được về mục tiêu thì mới thẩm định tiếp theo các nội dung khác.
b. Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Đây là bước khá phức tạp trong công tác thẩm định dự án. Đối với những dự án đòi hỏi công nghệ hiện đại cần phải có sự tư vấn của chuyên gia. Bao gồm các Nội dung:
- Thẩm định về quy mô, công nghệ và thiết bị của dự án.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thẩm định về đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất..
- Thẩm định về địa điểm xây dựng dự án, cơ sở hạ tầng..
c. Thẩm định về phương diện tài chính.
Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưõng đối với bất kỳ dự án nào. Thẩm định tài chính là giai đoạn tổng hợp các chỉ tiêu tài chính, kỹ thuật và từ phân tích thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Đây là khâu quan trọng đối với chủ đầu tư cũng như ngân hàng vì nó đóng góp rất lớn vào việc xác định tính hiệu quả của dự án. Các khía cạnh được xem xét trong thẩm định tài chính dự án:
* Tổng mức đầu tư.
* Nguồn vốn đầu tư.
+ Vốn tự có: theo quy định của Agribank, chỉ xem xét cho vay vốn đối với dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư và đối với cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu của nước ngoài thì vốn tự có tối thiểu là 15%.
+ Vốn vay: bao gồm nguồn vốn vay, số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư. Đối với nguồn vốn này, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng gửi tới cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan cho vay đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án.
+ Vốn khác: Nếu là vốn góp cổ phần hay vốn góp liên doanh thì cần phải có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ cuả các cổ đông hay các bên liên doanh.
* Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, Irr, T...
(Nguồn : Quy trình thẩm định dự án đầu tư Agribank ) d. Thẩm định về tổ chức quản lý.
Trong phần này cán bộ tín dụng cần xem xét các vấn đề:
- Đánh giá trình độ tổ chức quản lý của chủ dự án, sự hiểu biết, tiếp cận với công nghệ mới.
- Đánh giá nguồn nhân lực của dự án:
+ Phương án sắp xếp, bố trí lao động.
+ Trình độ tay nghề, kỹ thuật của đội ngũ cán bộ.
+ Kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng.
e. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án.
Mục tiêu đặt lên hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào cũng là lợi nhuận. Tuy nhiên, muốn đạt được điều đó đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho ngân hàng. Vì vậy, đối với dự án vay vốn để đầu tư cần phải xem xét kỹ về
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ ( bao gồm cả nợ gốc và lãi ) phải trả hàng năm của dự án.
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản và lãi vay phải trả hàng năm.
f. Thẩm định những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư, là hoạt động mang tính chất lâu dài. Vì vậy luôn tiềm ẩn những rủi ro. Cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cần đánh giá những khó khăn, những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa. Tuỳ theo mức độ của rủi ro, cán bộ tín dụng có thể trực tiếp tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết hợp lý.
Một số rủi ro thường xảy ra đối với một dự án đầu tư mà các cán bộ tín dụng cần quan tâm và xem xét:
- Rủi ro cạnh tranh do xuất hiện thêm các đối thủ mới hoặc sản phẩm thay thế làm ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của dự án.
- Rủi ro do không tiêu thụ được sản phẩm như kế hoạch.
- Rủi ro do tác động của các yếu tố thiên nhiên : mưa bão, hoả hoạn, lũ lội…
- Rủi ro do thay đổi công nghệ, thiết bị, khoa học kỹ thuật.
- Rủi ro bất khả kháng như sự thay đổi ban lãnh đạo, mâu thuẫn nội bộ…
2.1.3.3 Thẩm định tài sản đảm bảo:
Tài sản bảo đảm này giúp ngân hàng tránh được những rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay có thể là tài sản của khách hàng/chủ đầu tư, có thể là bản thân dự án (tài sản hình thành sau đầu tư từ vốn vay và vốn tự có) hoặc là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba; nên cân nhắc thế chấp cầm cố bổ sung đối với các quyền tài sản phát sinh liên quan đến Hợp đồng thuê đất, Hợp đồng bảo hiểm, Quyền khai thác tài nguyên,…
Mặt khác, ngân hàng cho vay với hạn mức tín dụng tính trên tỷ lệ phần trăm nhất định của tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, đòi hỏi tài sản này phải được đánh giá đúng với giá trị hiện tại của nó. Công việc này sẽ do cán bộ thẩm định tài sản thực hiện.
Đối với tài sản đảm bảo hình thành từ chính nguồn vốn vay ngân hàng, khách hàng phải đảm bảo đưa toàn bộ giá trị công trình, nhà xưởng, kiến trúc, máy móc thiết bị… vào thế chấp. Nếu các công trình này chưa được hình thành, còn dở dang thì việc đánh giá tài sản này phải dựa trên báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng dự toán đã được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.