Đánh giá chung về hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân hàng nồn nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện nghi xuân, hà tĩnh (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH

3. Đánh giá chung về hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân hàng nồn nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân

Trong những năm gần đây, do chú trọng tới công tác huy động vốn nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank là khá cao và tăng qua các năm: năm 2010 tăng 98% so với năm 2009, năm 2011 tăng 8% so với năm 2010. Cơ cấu tiền gửi rất đa dạng để đảm bảo nhu cầu đa dạng của khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, với các kỳ hạn mở rộng từ không kỳ hạn, các kỳ hạn ngắn 1,2,3,6,9 tháng và các kỳ hạn dài như 12,18,24,36 tháng…Về lãi suất huy động cũng rất linh hoạt phù hợp với kỳ hạn tiền gửi, đồng thời mức lãi suất luôn ở mức cao hấp dẫn so với các ngân hàng thương mại khác. Đây cũng là yếu tố quan trọng lôi kéo khách hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích tài chính của họ.

Trên thị trường tiền tệ tại Việt Nam, hoạt động về vốn trên thị trường liên ngân hàng diễn ra sôi động và đa dạng. Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình Agribank đã duy trì được lượng vốn nhất định và ổn định từ thị trường này để hỗ trợ cho nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn.

Đạt được kết quả đó thì ngân hàng đã biết chủ động, linh hoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường như hoạt động của khách hàng để triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tính cạnh tranh cao, nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.

Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ ổn định nguồn vốn từ các tổ chức, ngân hàng đã chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư bằng việc tăng cường phát triển mạng lưới.

Nói chung công tác huy động của ngân hàng là khá tốt, tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, tạo ra một nguồn dồi dào để ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hòa vốn trong toàn hệ thống.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.2 Về hoạt động sử dụng vốn

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyên Nghi Xuân là đầu mối cho vay đồng tài trợ của nhiều dự án. Điều đó cho thấy ngân hàng chú trọng trong việc thực hiện đầu tư các dự án mang lại hiệu quả cao.

Để đạt được kết quả trên trước hết là do nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới của cơ chế thị trường hơn của ngành ngân hàng như cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thỏa thuận. Bên cạnh đó, cũng có sự nỗ lực toàn bộ ngân hàng đã đưa hoạt động tín dụng phát triển và tăng cao.

3.3 Về hoạt động tín dụng

Về dư nợ tín dụng:

Tổng doanh số cho vay trong năm 2011 là 528.280.866.558 đồng.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2011 đạt 1.256.814.381.648 đồng so với 959.697.076.798 đồng tại thời điểm 31/12/2010, tăng 297.117.304.850 đồng (tương đương 31%).

Trong đó:

Phân theo đối tượng vay:

- Doanh nghiệp: Tổng số khách hàng 31, tổng dư nợ là 944.610.367.990 đồng, chiếm 75,16%) trên tổng dư nợ.

- Cá nhân: Tổng số khách hàng 33, tổng dư nợ là 312.204.013.658 đồng, chiếm 24,84% trên tổng dư nợ.

Phân theo thời hạn cho vay:

- Ngắn hạn: Tổng dư nợ là 847.252.568.478 đồng, chiếm 67,41% trên tổng dư nợ, tăng 26% so với năm 2010 (671.570.885.470 đồng).

- Trung hạn: Tổng dư nợ là 38.012.426.807 đồng, chiếm 3,02% trên tổng dư nợ, giảm 1% so với năm 2010 (38.582.826.807 đồng).

- Dài hạn: Tổng dư nợ là 371.549.386.363 đồng, chiếm 29,57% trên tổng dư nợ, tăng 68% so với năm 2010 (249.543.364.521 đồng).

Về hoạt động thu nợ:

- Thu nợ gốc: Năm 2011 tổng số thu nợ gốc là 206,304 tỷ đồng, trong đó khách hàng doanh nghiệp là 203,529 tỷ đồng, chiếm 98,65%.

- Thu nợ lãi năm 2011 là 58,9 tỷ đồng, chiếm 24,51% trong tổng nợ lãi phải thu.

3.4 Về hoạt động đầu tư trong ngân hàng 3.4.1 Hoạt động đầu tư cho công nghệ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân đang từng bước ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: Đầu tư CoreBanking, các module nghiệp vụ, các hệ thống hỗ trợ phân tích và quản trị điều hành ngân hàng, là nền tảng quan trọng để ngân hàng có bước phát triển đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm, giúp công tác thanh toán của ngân hàng đảm bảo tính chính xác kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn thanh toán của các khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất. Tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn ngân hàng.

3.4.2 Hoạt động đầu tư phát triển nguồn lực

Đội ngũ cán bộ hiện nay của ngân hàng Agribank đã đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Công tác tuyển dụng hàng năm được đặc biệt chú trọng nghiêm ngắt thi tuyển đảm bảo chất lượng.

Ngân hàng thường xuyên cử nhiều lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng tập trung do trung ương tổ chức. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân còn thường xuyên quan tâm đào tạo tại chỗ cho cán bộ nghiệp vụ đảm bảo cho cán bộ nắm vững quy trình nghiệp vụ cũng như thống nhất trong cách thức triển khai thực hiện.

3.4.3 Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tiền gửi đa dạng như chứng chỉ tiền gửi dự thưởng bằng vàng, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, chuyển tiền kiều hối trúng quà, tiết kiệm dự thưởng,...Một số sản phẩm khác như: các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, phục vụ nhu cầu du học, du lịch, trợ cấp nhân thân… cũng được chú trọng phát triển.

Hệ thống CoreBanking được đưa vào sử dụng đã thích hợp được với các hệ thống khác như hệ thống ATM, internet bannking, citad... cung cấp nhiều phương tiện giao dịch cho khách hàng nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo được an toàn thông tin và giữ bí mật số liệu cho khách hàng.

3.4.4. Hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới

Chính sách phát triển mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Nghi Xuân đã phát triển mạnh các hệ thống phòng giao dịch nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của các chi nhánh nhằm tăng cường công tác huy động vốn và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường..

3.4.5 Hoạt động đầu tư cho công tác maketing

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chính sách xây dựng thương hiệu và xây dựng hình ảnh đã được ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân đặc biệt quan tâm, ngoài việc tăng cường công tác quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như quảng cáo truyền hình, báo chí với 600 lần phát sóng phim quảng cáo 45s trên 20 đài truyền hình trung ương và địa phương trong vòng 2 tháng, quảng cáo online, chương trình quảng cáo ngoài trời bằng quảng cáo biển tấm lớn, quảng cáo băng rôn trên toàn quốc, quảng cáo xe bus và nhà chờ xe bus, ngân hàng còn tham gia nhiều chương trình có ý nghĩa xã hội. Qua các hoạt động đó đã đưa hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn với tầng lớp khách hàng. Chính vì vậy, thương hiệu ngân hàng Agribank đến nay đã góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng.

3.4.6. Về hoạt động thẩm định

+ Quy trình thẩm định đã được cán bộ thẩm định phòng dự án ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân thẩm định tuân thủ chặt chẽ theo quy định của ngân hàng, nội dung thẩm định đã được tiến hành qua các khâu, từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng vay, thẩm định dự án đầu tư đến thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

+ Nội dung thẩm định dự án đã đề cập khá đầy đủ với các phương diện như:

thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật- công nghệ, thẩm định tài chính, thẩm định khía cạnh thì trường. Qúa trình thẩm định đã có sự tham khảo ở một số dự án tương tự để so sánh và rút ra nhận xét

+ Phương pháp thẩm định: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân đã biết kết hợp giữa các phòng ban trong ngân hàng đặc biệt là phòng công nghệ tin học và phòng tín dụng đã giúp các cán bộ tín dụng có được các thông tin chính xác, nhanh chóng và phong phú hơn.

3.4.7. Về hoạt động quản lý rủi ro

Bằng các phương pháp quản lý rủi ro hợp lý, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân đã hạn chế được các rủi ro trong các nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro có hiệu quả theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện nghi xuân, hà tĩnh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)