Nâng cao thể lực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà máy Z189 -Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP

1.2. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

1.2.1. Nâng cao thể lực

Thể lực là tình trạng sức khoẻ của cơ thể con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những đòi hỏi vể hao phí sức lao động trong

quá trình làm việc với những công việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nêu ra định nghĩa: "Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật".

Thể lực có nhiều chỉ tiêu biểu hiện, cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

1.2.1.1. Tiêu chí đánh giá thể lực của người lao động

Thể lực của NLĐ được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe, tinh thần…. Cũng chính vì lẽ đó thể lực của NLĐ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập, cũng như chính sách xã hội của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp.

Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe. Bộ Y Tế nước ta quy định tiêu chuẩn có 5 loại sức khỏe: [12, tr.1]

- Loại 1: Rất khỏe - Loại II: Khỏe

- Loại III: Trung bình - Loại IV: Yếu

- Loại V: Rất yếu

Cơ sở phân loại của 5 loại sức khỏe nêu trên dựa trên tiêu chí: Thể lực và Bệnh tật (được đánh giá bởi các chuyên khoa độc lập)

Ngoài ra, Bộ Y Tế kết hợp với Bộ Quốc Phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá: Thể lực chung: đánh giá đơn thuần về thể lực con người như chiều cao, cân nặng, sức bền của con người; Chỉ tiêu thị lực: chia theo thang điểm 10, qua đó đánh giá về khả năng nhìn của con người trên mức điểm qui định; Chỉ tiêu tai, mũi, họng: đánh giá khả năng nghe rõ, các loại bệnh tật về tai, mũi, họng; Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe răng, hàm, mặt; Chỉ tiêu Nội khoa; Ngoại khoa; Thần kinh tâm thần;

Da liễu;

Trên thực tế, đánh giá thể lực, ngoài đánh giá sức khỏe thể chất của người lao động không những bằng những tiêu chí đơn giản, mà còn dựa vào những tiêu chí phức tạp hơn như tình trạng ốm, tỉ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, khả năng chịu đựng trong mọi điều kiện, khí hậu, điều kiện làm việc của người lao động.

Điều kiện sức khỏe của người lao động quyết định tới năng suất lao động.

Một lao động có sự bền bỉ, dẻo dai có thể làm việc với năng suất lao động tốt hơn.

Sức khỏe cũng là điều kiện cần của tất cả mọi người để có thể tiếp nhận tri thức, chuyển tải những tri thức lĩnh hội được trở thành những kiến thức, kỹ năng sau đó vận dụng những kỹ năng đó vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất.

Do đó có thể nói thể lực là nền tảng cơ bản cho các yếu tố khác của nguồn nhân lực.

1.2.1.2. Các biện pháp tăng cường thể lực cho người lao động

Để tăng cường thể lực cho người lao động có rất nhiều cách khác nhau cũng như sự vận dụng linh hoạt đối với từng tổ chức nhưng có thể tổng hợp với các biện pháp như:

+ Tăng cường tuyên truyền cho người lao động hiểu được cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân;

+ Khám sức khỏe định kỳ, tổ chức bữa ăn ca, chế độ nghỉ phép, tham quan, du lịch, chế độ ốm đau, hoạt động thể thao...;

+ Đảm bảo y tế (môi trường vệ sinh; chăm sóc sức khỏe ban đầu,chế độ dinh dưỡng,…;

+ Cải thiện điều kiện làm việc (kiểm tra định kỳ, kịp thời cải thiện điều kiện làm việc), xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý;

+ Điều chỉnh chế độ tiền lương, thưởng nhằm đảm bảo hợp lý (đảm bảo không thấp hơn mức sống tối thiểu).

Ngoài ra phải tạo điều kiện để người lao động có điều kiện phấn đấu vươn lên… Các doanh nghiệp, tổ chức cần quan tâm và thực hiện tốt các biện pháp trên nhằm tạo nên một NNL khỏe mạnh, phát huy tốt sức mạnh của NNL hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà máy Z189 -Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)