Khuyến khích, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, Mai Châu (Trang 86 - 90)

Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI

3.3.2. Khuyến khích, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống

Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thông của các dân tộc người Thái tại bản Lác, Mai Châu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch.

Phấn đấu trong những năm tới có một số di sản văn hóa Thái Mai Châu được công nhận là di sản văn hóa Quốc gia và đề cử di sản phi vật thể Mo Mường , đề nghị UNESCO công nhận; lựa chọn những quần thể di tích, danh thắng tiêu biểu đưa vào vùng du lịch trọng điểm quốc gia. Gắn

việc khai thác các giá trị di sản văn hóa tại bản Lác, Mai Châu với quảng bá hình ảnh và xúc tiến du lịch của tỉnh Hòa Bình.

Chú trọng đến việc giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng, tài nguyên tự nhiên, Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong địa bàn bản Lác, xã Chiềng Châu. Khuyến khích hỗ trợ các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề thủ công, các bài thuốc và các tri thức dân gian văn nghệ truyền thống cho thế hệ trẻ.

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa truyền thống của người Thái tại bản Lác, Mai Châu phát triển các loại hình hoạt động văn hóa cơ sở, khuyến khích và nhân rộng các mô hình văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian, thể thao tại các thôn bản, tổ dân phố gắn với nội dung sinh hoạt tại bản.

Phát huy, khai thác năng lực và tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, sưu tầm để tạo ra được nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của các chỉ hội, chuyên ngành; chú trọng công tác phát triển hội viên, nhất là phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp hội viên người dân tộc thiểu số, tài năng trẻ, từng bước hình thành đội ngũ văn nghệ sỹ đủ khả năng kế thừa, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật của tỉnh trong thời kỳ mới. Tổ chức bồi dưỡng đào tạo năng khiếu văn học, nghệ thuật, thể thao nhằm tăng cường đội ngũ văn nghệ sỹ cho hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp, vận động viên thể thao tăng cường đội ngũ cho các hoạt động tại bản.

Các giá trị nghệ thuật truyền thống có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động văn hóa. Bởi nghệ thuật truyền thống chính là yếu tố tạo nên giá trị văn hóa của mỗi vùng niềm, mỗi dân tộc bởi vậy, tác giả đề xuất bổ sung thêm một số ý kiến nhằm tạo điều kiện cho nghệ thuật truyền thống bản Lác, Mai Châu như sau:

Cần có chính sách đãi ngộ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nghệ nhân là người Thái, và đặc biệt thu hút các nhà nghiên cứu về mảng này.

Hiện tại ở bản Lác đang có đa phần là người dân tộc Thái đang sinh sống nên các hoạt động giữ gìn bản sắc, xây dựng nếp sống văn hóa Thái lành mạnh được huyện đặc biệt quan tâm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở bản Lác” được triển khai sâu rộng và thu hút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng. Từ đó đã tạo nên những bước chuyển biến đáng kể trong xây dựng môi trường văn hoá tiến bộ, giàu bản sắc;

ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tập quán lạc hậu. Hiện nay, nhiều tục lệ lạc hậu đã giảm và cơ bản xoá bỏ. Lễ hội thực hiện đúng quy định, an toàn, tiết kiệm nhưng vẫn giữ được bản sắc. Công tác bảo tồn các công trình văn hoá vật thể, phi vật thể đã tập trung quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương, dân tộc.

Địa phương cần có chính sách cụ thể, hợp tác với các chuyên gia, tổ chức phi chính phủ để nhận được các dự án công tác bảo tồn và phát huy di sản, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống là hoạt động cần thiết đối với người dân hiện nay tại bản Lác vói mục đích vừa là tuyên truyền vừa là lưu giữ và bảo tồn.

Đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Thái tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu vào giáo dục trường học, các sinh hoạt tập thể. Trong các giờ học, giới thiệu về nghệ thuật truyền thống cần đưa các nghệ nhân vào để giảng dạy, truyền trao kiến thức nhằm bảo lưu và gìn giữ các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Công tác xây dựng, bảo tồn, giữ gìn các làng, bản du lịch văn hóa cộng đồng được huyện quan tâm đầu tư như tại bản Lác làng này vẫn giữ được phong cảnh, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, ẩm thực truyền

thống. Với bản sắc văn hóa độc đáo đã giúp bản Lác có được nhiều lợi nhuận về kinh tế và thêm vào đó là hình thức quảng bá nền văn hóa dân tộc Thái thông qua du lịch.

Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản trong việc tập hợp nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống cần phải nỗ lực đấu tranh gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, không để bị các thế lực khác chèn ép nhằm phai nhòa các nét đẹp văn hóa của mình.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa, xã Chiềng Châu cần đưa những yếu tố văn hóa của người Thái vào chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thành lập các đội văn nghệ; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các bản trong ngày lễ, tết; đăng ký tham gia nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ trong huyện, tỉnh nhân các ngày lễ lớn. Xã Chiềng Châu có 12 đội văn nghệ . Phong trào văn nghệ quần chúng diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia. Những làn điệu dân ca Thái mượt mà ca ngợi quê hương bằng tiếng Thái được những chàng trai, cô gái thể hiện đầy cảm xúc đi tham gia tại các hội thi, hội diễn do huyện tổ chức. Kết quả, đội văn nghệ xã Chiềng Châu đều đoạt giải nhất. Thị trấn phối hợp với các trường học thành lập đội văn nghệ, khuyến khích học sinh biểu diễn, hát các ca khúc ca ngợi quê hương bằng tiếng Thái. Qua đó, giúp học sinh nhận thức và hiểu rõ hơn giá trị tiếng Thái, khơi dậy sự sáng tạo trong các chương trình văn nghệ thể hiện bản sắc văn hóa đa dạng và nâng cao ý thức giữ gìn những giá trị đó. Giờ ngoại khóa các nhà trường lồng ghép các trò chơi dân gian của dân tộc Thái. Tiếng Thái được giao tiếp hàng ngày trong các gia đình.

Trang phục của người phụ nữ Thái Mai Châu có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với các dân tộc khác, bên trên mặc áo cóm, thân váy đen, cạp váy là cả một công trình nghệ thuật thể hiện khiếu thẩm mỹ và bàn tay thêu dệt khéo léo của những cô gái Thái. Tuy nhiên, hiện nay tại các

bản làng đang ngày càng ít đi những người mặc trang phục truyền thống của mình. Có thể nói rằng, hướng tới sự tiện lợi và hiệu quả trong sinh hoạt vật chất là xu hướng tất yếu và cũng là nguyện vọng chính đáng của mỗi người trong xã hội. Để phát huy giá trị trang phục người Thái cần khuyến khích người dân trong bản tiếp đón khách du bằng trang phục truyền thống, các dịp lễ tết mặt khác kết hợp với các nhà thiết kế thời trang, thiết kế trang phục hiện đại và truyền thống, một mặt đảm bảo nét truyền thống đặc sắc của dân tộc mặt khác đảm bảo tính tiện dụng, thuận lợi trong sinh hoạt hiện nay.

Cần phải tham gia các sinh hoạt văn hóa thi thời trang khuyến khích các thanh thiếu niên mặc trang phục truyền thống trong các hoạt động sinh hoạt. Đó không chỉ là lưu giữ và bảo tồn mà còn là quảng bá các sản phẩm VH của dân tộc mình bởi vậy khuyến khích các chị em trong bản luôn giữ nét đẹp truyền thống đó để có thể đem VH của mình đi xa hơn nữa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý các hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, Mai Châu (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)