CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA CTNY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi gian lận BCTC của CTNY 29 1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
2.2.4. Lý thuyết về tam giác gian lận
Lý thuyết về tam giác gian lận của Cressey (1953) được dùng để giải thích hành vi gian lận xảy ra khi có sự hiện diện của 3 nhân tố tạo nên mô hình tam giác gian lận đó là động cơ/ áp lực, thái độ (hợp lý hóa) và cơ hội.
(Cơ hội)
(Động cơ/áp lực) (Thái độ) Sơ đồ 2.2: Mô hình tam giác gian lận
Nguồn: Cressey, 1953 Theo Cressey (1953), hành vi gian lận chỉ xảy ra khi xuất hiện 3 nhân tố sau:
- Áp lực: Áp lực có thể là áp lực hoàn thành các chỉ tiêu phân tích, duy trì xu hướng hoặc phải tuân lệnh ban điều hành; những bế tắc trong cuộc sống; các khoản nợ
cá nhân vượt quá tầm kiểm soát là động cơ để các cá nhân thực hiện hành vi gian lận.
Áp lực có thể là các mục tiêu tài chính khi khoản tiền thưởng của người quản lý dựa trên kết quả hoàn thành các chỉ tiêu tài chính của công ty như: tăng trưởng doanh thu, giá cổ phiếu, cũng là lý do để phát sinh gian lận.
- Cơ hội: Cơ hội xuất hiện khi không có hoạt động kiểm soát trong công ty hoặc hệ thống KSNB kém hiệu quả dẫn đến hành vi gian lận. Hệ thống KSNB kém hiệu quả thể hiện ở việc ban điều hành lạm quyền bỏ qua các biện pháp kiểm soát; ban điều hành gây tác động (ví dụ, yêu cầu nhân viên làm giả hồ sơ tài liệu); không có sự phân tách trách nhiệm; có các thiếu sót trọng yếu trong việc xây dựng các biện pháp kiểm soát; các biện pháp kiểm soát không hoạt động như thiết kế ban đầu. Khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, nếu có cơ hội thì khả năng xảy ra hành vi gian lận là rất cao.
- Thái độ: Thái độ (cá tính hay sự hợp lý hóa) là khả năng biện minh cho hành vi gian lận của một cá nhân. Họ thực hiện hành vi khai khống số liệu trong BCTC nhưng lại cố biện minh là chỉ làm theo yêu cầu của cấp trên. Không phải khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện hành vi gian lận mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân. Khi cá nhân có tính chuyên quyền, ý thức tuân thủ pháp luật kém, không trung thực Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhưng vẫn không thực hiện gian lận và ngược lại.
Khả năng hợp lý hóa hoặc thái độ là khả năng biện minh cho hành vi gian lận. Ví dụ, người có hành vi gian lận trong việc làm sai lệch hoặc tăng số liệu trong BCTC, có lý do tin rằng hành vi gian lận chỉ sai trong ngắn hạn, nhưng sẽ trở thành đúng nếu kết quả hoạt động hoặc tình hình tài chính của công ty tốt hơn trong kỳ tới, hoặc biện minh rằng “tôi chỉ làm theo yêu cầu”. Khả năng xảy ra gian lận sẽ cao hơn nếu cá nhân đó là người “xấu”, có thái độ, tính cách, hoặc đạo đức cho phép người đó cố tình thực hiện hành vi không trung thực.
Như vậy, mô hình tam giác gian lận (Sơ đồ 2.2) nhấn mạnh những gì chúng ta chứng kiến trong xã hội: Khi con người phải đối mặt với áp lực của cá nhân hoặc nhân tố từ bên ngoài từ những bế tắc, khó khăn trong cuộc sống cá nhân như do sự thiếu hụt về tài chính, do sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa người làm thuê và chủ, mà nếu có cơ hội thuận lợi, thái độ không tốt thì hành vi gian lận sẽ dễ dàng xảy ra.
Mô hình lý thuyết này được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghề nghiệp có liên quan: điều tra tội phạm, kiểm toán, an ninh, ...
2.2.4.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu
Trong SAS số 99, các dấu hiệu báo động đỏ không đề cập theo các dấu hiệu báo động đỏ rời rạc và do tính không hiệu quả của dấu hiệu báo động đỏ (Contrell và Albercht, 1994; Owusu-Anash và các cộng sự, 2002). AICPA tiến hành nhóm các dấu
hiệu báo động đỏ theo trường phái lý thuyết Tam giác gian lận. Lý thuyết này nhấn mạnh những gì chúng ta chứng kiến trong xã hội: Khi con người phải đối mặt với áp lực của cá nhân hoặc nhân tố từ bên ngoài mà nếu có cơ hội thuận lợi thì hành vi thái độ thực hiện gian lận sẽ dễ dàng xảy ra.
Theo trường phái lý thuyết Tam giác gian lận, các nghiên cứu Graham &
Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005) và Abdullatif (2013) đều cho rằng các nhân tố tác động đến hành vi gian lận thường liên quan đến thái độ và cá tính của nhà quản lý là quan trọng hơn các nhân tố khác. Đó là các nhân tố: tiền sử vi phạm pháp luật hoặc vi phạm luật chứng khoán, những cáo buộc gian lận đối với thành viên HĐQT hoặc giám đốc cao cấp. Các nhân tố này hiệu quả hơn so với các nhân tố về cơ hội và áp lực trong phát hiện gian lận.
Skousen and Wright (2006) đã xác định được 5 nhân tố Động Cơ/Áp lực, và 2 nhân tố cơ hội có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với khả năng xảy ra gian lận trên BCTC với các biến đại diện cho các nhân tố này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nhanh của tài sản, sự tăng lên của nhu cầu tiền mặt và đặc điểm của HĐQT, số lượng thành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán. Các tiêu chí đại diện cho các nhân tố này gồm có tỉ lệ lãi gộp, tốc độ tăng trưởng của tài sản (Beasley, 1996; Beneish, 1999; Skousen and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998). Tương tự, gian lận có thể có mối quan hệ với các tỉ số tài chính như chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỉ lệ doanh thu trên nợ phải thu, tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản và tỉ trọng doanh thu trên tổng tài sản (Persons. 1995; Skousen and Wright, 2006).
Ngoài ra, áp lực tài chính còn có thể xuất hiện do doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc có dòng tiền âm (Lou & Wang, 2011). Bên cạnh đó, tương tự như Duong (2011) khi nghiên cứu về hành vi chi phối thu nhập, cũng cho rằng hệ số Z-score (Altman & cộng sự, 1998), cũng có mối quan hệ với gian lận. Hệ số Z-score được Atman xây dựng và Person (1995) đề xuất. Đây là một tỷ số tổng hợp năm tỷ số theo công thức sau: Vốn lưu chuyển thuần trên tài sản, Lợi nhuận chưa phân phối trên tài sản, Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tài sản, Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của nợ phải trả, Doanh thu trên tài sản.
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Dechow và cộng sự (1996), Lou & Wang (2011) về mối quan hệ giữa các nhân tố của tam giác gian lận và khả năng BCTC có gian lận cũng cho thấy hành vi gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các biến (đại diện cho các nhân tố của tam giác gian lận) như đòn bẩy tài chính, tỉ lệ doanh thu cho các bên liên quan, số lần điều chỉnh BCTC, số lần thay đổi KTV, tỉ lệ cổ phiếu
của HĐQT bị cầm cố, sai lệch trong dự báo của chuyên gia phân tích tài chính. Các mô hình nghiên cứu của Skousen and Wright (2006) và Lou & Wang (2011) đều có khả năng dự báo gian lận.
Các nghiên cứu của Albrecht & Romney (1986), Heiman (1996), Bell &
Carcello (2000), Apostolou & cộng sự (2001), Gramling & Myres (2003), Graham &
Bedard (2003), Moyes & cộng sự (2005), Mock & Turner (2005) và Albullatif (2013)… đã đưa ra các kết luận về các nhân tố riêng rẽ hay từng nhóm nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC. Trong các kết quả nghiên cứu, các nhân tố được xác định có thể mang tính kế thừa và phát triển mới và mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của đối tượng mà nhà nghiên cứu thực hiện điều tra, khảo sát, cũng như địa điểm và bối cảnh thời gian của nghiên cứu.
2.3. Các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY.
2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc động cơ/ áp lực 2.3.1.1. Sự ổn định tài chính
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động, các doanh nghiệp luôn chịu các sức ép từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan như sự bất ổn về chính trị, thiên tai, sự cạnh tranh cao từ các đối thủ cạnh tranh, những thay đổi nhanh chóng về công nghệ kỹ thuật trong khi thị trường kinh doanh bão hòa và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng suy giảm,...
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, khi các công ty cùng ngành báo cáo tình hình tài chính kém lạc quan mà có một số CTNY vẫn báo cáo tăng trưởng cao và kết quả kinh doanh cao bất thường, hay liên tục kinh doanh thua lỗ nhưng các CTNY vẫn báo cáo hoạt động kinh doanh lãi cao và tăng trưởng (Bell & Carcello, 2000, Graham và Bedard, 2003), Abullatif (2013). Điều đó chứng tỏ các CTNY có động cơ để thực hiện hành vi gian lận BCTC.
Các nghiên cứu của Albrecht & Romney (1986), Bell & Carcello (2000), Gramling & Myres (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005), Smith và cộng sự (2005), Skousen and Wright (2006) đều cho rằng những biến động bất thường từ tình hình kinh tế, ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị đều tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của CTNY thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy, để duy trì sự ổn định tình hình tài chính, BGĐ công ty phải thực hiện điều chỉnh BCTC theo hướng tích cực có lợi cho công ty. Chính điều này đã tạo ra động cơ thúc đẩy hành vi gian lận trên BCTC xảy ra.
Sự ổn định tài chính có 5 tiêu chí đánh giá sau (Beasley, 1996; Beneish, 1999;
Skousen and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998; Lou & Wang, 2011):
(1) Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân của 2 năm liền trước năm gian lận (2) Chênh lệch lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(3) Lỗ năm trước liền kề
(4) Liên tục phát sinh dòng tiền âm (5) Tỷ lệ lãi gộp
Tác giả nhận thấy, trong bối cảnh TTCK Việt Nam cũng cần phải kiểm chứng mối quan hệ giữa sự ổn định tài chính với hành vi gian lận BCTC của các CTNY.
2.3.1.2. Áp lực từ bên thứ ba
Áp lực cũng xuất phát từ việc ban lãnh đạo CTNY có thể phải chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và nhà đầu tư, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Áp lực tỷ suất lợi nhuận gộp và các kỳ vọng quá lạc quan và phi thực tế của các nhà đầu tư về tình hình kinh doanh khả quan gây sức ép lên BGĐ trong việc đáp ứng các kỳ vọng này và BCTC có thể bị trình bày sai lệch; Áp lực đáp ứng yêu cầu về niêm yết và phát hành cổ phiếu hoặc huy động vốn từ ngân hàng, hay một số cổ đông lớn có kế hoạch thoái vốn khỏi công ty. Nếu mức kỳ vọng này ở mức quá cao sẽ gây sức ép lên ban điều hành tạo ra động cơ để thực hiện hành vi gian lận BCTC để đáp ứng các kỳ vọng này (Moyes, 2007; Abullatif, 2013).
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, khi CTNY có kế hoạch phát hành cổ phiếu hoặc huy động vốn từ ngân hàng, hoặc một số cổ đông lớn có kế hoạch thoái vốn khỏi công ty, việc thay đổi kết quả lợi nhuận làm tăng/giảm giá trị cổ phiếu, hoặc việc thay đổi cơ cấu tài chính làm tăng năng lực tài chính của CTNY. Áp lực cũng xuất phát từ việc ban lãnh đạo CTNY có thể phải chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và NĐT, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Nếu kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh, dẫn đến thua lỗ, nhưng thông thường, CTNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để làm hài lòng NĐT (vì uy tín, vì giá trị công ty, cổ phiếu và chính BGĐ lại là các cổ đông chủ chốt, hoặc họ có thể muốn bán được cổ phiếu với giá cao trước khi BCTC thể hiện tình trạng xấu được công bố...) (Moyes, 2007; Abullatif, 2013). Các điều kiện quy định về pháp luật đối với các CTNY trước niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu, duy trì số lượng cổ đông nắm giữ là áp lực để các CTNY điều chỉnh các chỉ tiêu lợi nhuận hoặc thay đổi cơ cấu tài chính tăng năng lực tài chính của các CTNY (Moyes, 2007; Abullatif, 2013). Tất cả
những điều này có thể tạo nên sức ép cho BGĐ CTNY trong việc tạo ra một BCTC gian lận.
Áp lực từ bên thứ 3 được thể hiện qua các nhân tố sau (Dechow và cộng sự, 1996; Beneish, 1999; Lou & Wang, 2011; Persons, 1995; Skousen and Wright, 2006):
(1) Áp lực từ đòn cân nợ
(2) Áp lực từ khả năng tự tài trợ (3) Áp lực từ nhu cầu huy động vốn
Áp lực từ bên thứ 3 cũng là nhân tố mà luận án muốn kiểm chứng trong mối quan hệ với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
2.3.1.3. Mục tiêu tài chính
Mục tiêu tài chính cũng được xem là một trong những động cơ tác động đến hành vi gian lận BCTC. Mục tiêu tài chính mà Ban quản trị đặt ra … là nhân tố quan trọng tác động đến hành vi gian lận BCTC của công ty. Môi trường ngành có nhiều thay đổi lớn theo hướng bất lợi hoặc tích cực đối với doanh nghiệp: khi có những thay đổi về nhu cầu thị trường, cạnh tranh và các yếu tố vĩ mô làm cho ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có xu hướng xử lý kỹ thuật về BCTC nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh được giao (Moyes, 2007; Abullatif, 2013).
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, để tồn tại và tiếp tục nhận được hỗ trợ từ nhà đầu tư, các ngân hàng cung cấp vốn, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lập BCTC tăng lãi/giảm lỗ. Ngoài ra, Cơ cấu thu nhập, lương thưởng của BQT nếu phụ thuộc lớn từ kết quả tài chính của doanh nhiệp thì sẽ là động cơ để BQT điều chỉnh báo cáo theo hướng tốt hơn để nhận được thu nhập cao hơn. Tỷ lệ thưởng từ kết quả kinh doanh càng lớn thì động cơ làm tăng kết quả kinh doanh sẽ càng cao và ngược lại. Nhằm thúc đẩy tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, các CTNY hiện nay có xu hướng tăng tỷ lệ thu nhập cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhóm lãnh đạo cấp cao gắn với kết quả kinh doanh của đơn vị. Công cụ này cũng tạo động cơ cho việc làm sai lệch báo cáo nhằm thực hiện chỉ tiêu thu nhập cuối kỳ của BQT công ty nếu không được kiểm soát tốt .
Skousen and Wright, 2006; Lou & Wang, 2011 sử dụng 2 tiêu chí sau làm biến đại diện cho mục tiêu tài chính:
(1) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (2) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tại Việt Nam, nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của Trần Thị Giang Tân (2014), có sử dụng nhân tố mục tiêu tài chính nhưng còn nhiều hạn chế về dữ liệu và
phương pháp. Vì vậy, tác giả muốn được kiểm chứng nhân tố này trong mối quan hệ với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam một cách toàn diện hơn.