CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phiếu khảo sát sau khi thu hồi về được kiểm tra thông tin đảm bảo sự phù hợp, mã hóa dữ liệu, khai báo, nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 22 sau đó phân tích dữ liệu nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Lượng hóa các tiêu chuẩn của từng nhóm nhân tố thông qua việc tính các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
Bước 2: Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng. Hệ số Cronbach Alpha cho biết các biến quan sát đo lường một nhân tố có thực sự phù hợp và tin cậy hay không. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6; và (2) Hệ số tương quan biến -tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Corrected Item - Total Corelation) (Nunnally &
Bernstein, 1994).
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 22 để loại bỏ tiêu chí quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn.
Các hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Trong nghiên cứu này, nhằm nâng cao tính thiết thực và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, Tác giả chỉ lựa chọn những nhân tố có hệ số chuyển tải lớn hơn 0,5, Kaiser-Mayer- Olkin (KMO) có giá trị lớn (giữa 0,5 và 1) và tổng phương sai trích lớn hơn 0,5 để đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố thu được từ kết quả phân tích EFA (Hair
& cộng sự, 1998)
Bước 4: Phân tích tương quan: Phân tích tương quan cho biết giữa các biến nghiên cứu trong mô hình có quan hệ với nhau hay không. Nếu hệ số tương quan bằng không thì có thể xem các biến là độc lập với nhau, hệ số tương quan khác không có thể xem các biến có mối quan hệ với nhau.
Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thông qua các hệ số hồi quy.
Phương trình hồi quy đa biến của mô hình nghiên cứu có dạng:
GL = α+ β1TC + β2AL + β3MT + β4NN + β5KSNB + β6QM + β7HĐQT +β8PL + β9KTVM + β10KTĐL +β11KSNN + β12DĐ +β13CM +β14NT +β15CN + ei
Trong đó:
AL: Áp lực từ bên thứ ba
CM: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ CN: Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ ĐĐ: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ
ei: Sai số ngẫu nhiên GL: Hành vi gian lận BCTC HĐQT: Đặc tính của HĐQT CTNY
KSNB: Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNN: Kiểm soát NN đối với hành vi gian lận BCTC KTĐL: Kiểm toán độc lập
KTVM: Môi trường kinh tế vĩ mô MT: Mục tiêu tài chính
NN: Đặc điểm BCTC và ngành nghề của CTNY
NT: Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ PL: Môi trường pháp lý
QM: Quy mô CTNY TC: Sự ổn định tài chính
α: Hệ số chặn
βi: Hệ số hồi quy riêng tương ứng với biến độc lập
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của Luận án tập trung vào xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 3 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố về động cơ/áp lực (gồm 3 nhân tố); nhóm nhân tố về cơ hội (gồm 8 nhân tố) và nhóm nhân tố về thái độ (gồm 4 nhân tố) cùng với 51 tiêu chí đo lường. Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và đánh giá các kết quả thu được trên nhiều góc độ khác nhau; các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam được đề xuất. Ngoài việc xây dựng mô hình hồi quy bội, trong chương này cũng mô tả chi tiết cách thức tiến hành phương pháp nghiên cứu để xử lý dữ liệu theo trình tự khoa học nhằm thu được kết quả đáng tin cậy cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 4