Bệnh do vi khuẩn Photobacterium damselae gây ra trên cá biển

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh học của vi khuẩn Photobacterium damselae gây bệnh trên một số loài cá biển nuôi lồng tại Việt Nam và tạo chủng đột biến giảm độc lực (Trang 28 - 32)

1.3. Vi khuẩn Photobacterium damselae và bệnh do vi khuẩn P. damselae gây

1.3.2. Bệnh do vi khuẩn Photobacterium damselae gây ra trên cá biển

Vi khuẩn P. damselae tồn tại quanh năm trong môi trường nước mặn, nước lợ và bắt buộc phải có ion Na+ cho sự sống. Mật độ vi khuẩn tăng lên tương quan với nhiệt độ nước, vào mùa đông mật độ vi khuẩn ít hơn nhiều so với mùa ấm. Vi khuẩn P. damselae có thể phân lập được từ lớp dịch nhầy, chất bẩn tích tụ trong lồng nuôi, hoặc từ mẫu nước nuôi cá bị bệnh [52]. Cá sống sót sau dịch bệnh có thể là nguồn mang mầm bệnh P. damselae trong nước. Cá có thể được gây nhiễm bằng cách tiêm, ngâm, cho ăn thức ăn chứa vi khuẩn, nuôi chung cá khoẻ với cá bệnh.

Rất nhiều báo cáo của các nhà nghiên cứu đề cập đến bệnh do P.

damselae gây ra trên cá biển nuôi công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Các loài cá tự nhiên như cá trinh nữ, cá da trơn, cá mập, cá đuối gai độc cũng như các loài cá nuôi như cá mú, cá giò, cá tráp, cá bớp, cá vược đều có khả năng nhiễm P. damselae [145].

Các loài cá biển nuôi bị ảnh hưởng bởi mầm bệnh này bao gồm cá bơn (Potta maxima), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá chim vây vàng (Trachinotus ovatus), cá bống biển (Sparus aurata), cá chình (Dicentrarchus labrax), cá đuối vàng (Seriola quinqueradiata), cá biển đỏ (Pagrus auriga), cá biển trắng (Diplodus sargus) và (Argyrosomus regius) [65], [134], [182], [172], [98].

16

Các nghiên cứu khác đã phân lập vi khuẩn P. damselae trên cá mập nâu (Carcharhinus plumbeus), trên rùa da nắng (Dermochelys coriacea), trên nhuyễn thể (Octopus joubini), trên cá heo (Tursiops truncatusDelphinus delphis), trên cá voi Bryde và trên các loài giáp xác [46].

P. damselae lây truyền theo đường truyền ngang, vi khuẩn có thể lây nhiễm từ loài cá này sang các loài cá khác hoặc từ cá thể này sang cá thể khác thông qua nước và sự lây lan của căn bệnh này phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ, độ mặn của môi trường nước [69]. Bệnh thường xảy ra với tỷ lệ chết rất cao vào các tháng mùa hè, khi nhiệt độ nước tăng lên trên 18oC. Tại các thời điểm khác trong năm cá chết rải rác, ở nhiệt độ thấp cá ở tình trạng ủ bệnh và là nguồn lây lan bệnh trong quần thể.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp điều kiện bất lợi (stress) như khi nhiệt độ nước tăng, môi trường nước ô nhiễm, lượng oxy trong nước thấp dưới mức cho phép hoặc cá nuôi ở mật độ cao trong thời gian dài [17], [18]. Về mặt lý thuyết thì bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ, từ giai đoạn ấu trùng, cá giống, đến cá nuôi thương phẩm.

1.3.2.2. Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu điển hình của bệnh ở cá nhiễm P. damselae là xuất hiện vùng xuất huyết và tổn thương loét trên bề mặt cơ thể. Cá bệnh hầu hết có triệu chứng chung khá điển hình trên nhiều loài như: xuất hiện vết loét trên da, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, da sẫm màu, bơi dữ dội. Giải phẫu bên trong cơ thể thận bị sưng, xuất hiện các đốm trắng dạng hạt trong mô thận, gan tuỵ, mang và nội tạng xuất huyết, hoại tử trong nội tạng, hoại tử tập trung ở thận và lá lách, gây nhiễm trùng. Bệnh cấp tính cá chết sau 5 - 10 ngày với tỉ lệ cao, có thể từ 80 - 100%. Cá trinh nữ bị bệnh, vết loét thường xảy ra trong khu vực của các vây ngực và cuống đuôi và có thể đạt 5 - 20 mm. Trong khi ở cá bơn các triệu chứng đáng chú ý nhất là xuất huyết sâu rộng trong mắt, miệng, và hàm [65],

17

[66]. Ở cá ngừ, các u hạt bao quanh mô hoại tử và vi khuẩn thường xuất hiện nhiều trong lá lách, thận và gan của cá nhiễm [143].

Trong các loài vi khuẩn thì P. damselae được nhiều tác giả mô tả như là một tác nhân nguy hiểm và gây tỷ lệ chết khoảng 80% ở cá giò nuôi[5], [108], [109], [139].

1.3.2.3. Các phương pháp phát hiện P. damselae

Có nhiều phương pháp được sử dụng để phát hiện P. damselae tuy nhiên tập trung vào 2 nhóm: vi sinh vật học và sinh học phân tử.

Thyssen et al., (2000) sử dụng AFLP để phân loại và nghiên cứu dịch tễ học của các dòng P. damselae subsp. piscicidaP. damselae subsp. damselae [166].

Osorio et al. (2000), sử dụng phương multiplex-PCR với 2 cặp mồi khuếch đại gen 16S rRNA và gen ureC để phân tích 25 dòng của phân loài piscicida và 15 dòng của phân loài damselae. Với phương pháp này, tất cả các dòng P.

damselae subsp. damselae đều xuất hiện 2 sản phẩm khuếch đại có kích thước 267 bp và 448 bp, tương ứng kích thước lý thuyết của gen của 16S rRNA và ureC. Các dòng P. damselae subsp. piscicida chỉ 1 sản phẩm khuếch đại có kích thước 267 bp tương ứng kích thước lý thuyết của gen của 16S rRNA, tất cả các dòng này đều không có gen ureC trong bộ gen của nó [131].

Nuôi cấy trên môi trường chọn lọc Thiosulfate Citrate Bile Salt Sucrose (TCBS), khuẩn lạc của P. damselae có màu xanh lá cây [97]. Trên môi trường Marine Agar, P. damselae hình thành các khuẩn lạc có màu nâu vàng hoặc trắng hơi đục, tròn và lồi [97].

Ngoài ra, P. damselae subsp. Piscicida còn được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch học, Monique et al. (2013) đã sử dụng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang (FA) để phát hiện vi khuẩn trong nước biển, kết quả thí nghiệm cho thấy phương pháp này có thể phát hiện sớm bệnh Photobacteriosis trong môi trường nước thậm chí ngay cả khi vi khuẩn chưa gây ra các triệu chứng lâm sàng [119].

18

Francesca và Magnani (2014) cho rằng phương pháp phân tử đại diện cho sự cải tiến so với các kỹ thuật vi sinh cổ điển để xác định P. damselae subsp.

piscicida và chẩn đoán bệnh. Việc sắp xếp, ghi chú và phân tích bộ gen gây bệnh hoàn chỉnh sẽ cung cấp những hiểu biết sâu về tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho việc phát triển vắc xin và các phương pháp chẩn đoán [70].

Các mô cá nhiễm bệnh P. damselae phân loài piscicida ở Ai Cập đã được nhận diện vi khuẩn thông thường và được phân tích bằng cách sử dụng phản ứng PCR và kỹ thuật miễn dịch mô học. Kết quả cho thấy mồi chọn lọc đã được thiết kế để phát hiện các gen mã hóa protein apoptosis gây ra, AIP56, đại diện cho một công cụ mạnh mẽ để phát hiện nhạy cảm và cụ thể của chủng độc lực của Phdp[127].

1.3.2.4. Phòng và điều trị bệnh

Giảm cho ăn trong thời gian dịch bệnh bùng phát: Ở giai đoạn cấp tính nên giảm một phần thức ăn hoặc giảm hoàn toàn thức ăn có thể giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong. Một trong những giả thuyết giải thích cho việc này là vi khuẩn có mặt trong nước và xâm nhập thuận lợi vào cơ thể theo đường thức ăn [17], [18].

Giảm mật độ nuôi: Khi tỷ lệ tử vong tăng thì việc giảm mật độ nuôi sẽ giúp giảm bớt đi sự căng thẳng và sự lây lan của mầm bệnh trong đàn cá.

Luôn giữ mức oxy hoà tan ở mức tối ưu bằng cách sử dụng quạt nước thường xuyên [17], [18].

Giảm nhiệt độ của nước: Khi nhiệt độ nước cao dễ tạo căng thẳng cho cá và là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc hạ thấp nhiệt độ nước có thể được thực hiện trong hệ thống nuôi nước tuần hoàn nơi mà nhiệt độ nước được kiểm soát. Đối với những ao nuôi có kích thước nhỏ có thể dùng lưới che nắng để giảm bớt nhiệt độ nước. Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là cách làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng oxy (Bùi Quang Tề, 1998) [17].

19

Điều trị bằng kháng sinh: Kháng sinh chỉ có thể điều trị bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp cho cá ăn kháng sinh không hiệu quả bởi cá bị nhiễm bệnh sẽ chán ăn, giảm ăn. Hơn nữa những người nuôi cá cho biết thuốc kháng sinh chỉ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong trong thời gian sử dụng và khi thuốc kháng sinh đã hết thì tỷ lệ chết lại tăng trở lại.

Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được chú ý vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến dư lượng kháng sinh tồn dư trong thịt cá [17], [18].

Các loại kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng hay diệt khuẩn gram âm với tác dụng toàn thân có hiệu quả điều trị tốt bệnh do bệnh do vi khuẩn P.

damselae gây ra như: Amoxicillin, Chloramphenicol, Romycin eryth, Florfenicol, Flumequine, Acid oxolinic, Oxytetracycline, Nitrofurazone, Trimethoprim sulfadiazine- và Tetracycline [100].

Các nghiên cứu vắc xin phòng bệnh do P. damselae gây ra thường sử dụng phương pháp làm chết, hoặc bất hoạt vi khuẩn đã được công bố, tuy nhiêu hiệu chưa cao, hiện nay vẫn còn rất ít vắc xin thương mại.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính sinh học của vi khuẩn Photobacterium damselae gây bệnh trên một số loài cá biển nuôi lồng tại Việt Nam và tạo chủng đột biến giảm độc lực (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)