1.4.3.1.Vai trò của Hiệu trưởng THCS:
Hiệu trưởng là người quản lí một hệ thống xã hội nhỏ trong đó diễn ra quá trình sư phạm, với mục đích là sản sinh ra các giá trị nhân cách con người, việc quản lí quá trình lao động sư phạm và quá trình học tập tự giáo dục không chỉ bó hẹp trong nhà trường mà phải đặt nó trong toàn bộ hệ thống xã hội và các mối quan hệ của nó như; quan hệ kinh tế, chính trị, pháp quyền, văn hóa, khoá học, đạo đức, nghệ thuật...
Những đặc điểm cơ bản của người Hiệu trưởng THCS là:
a/ Hiệu trưởng THCS: Nhà quản lí, nhà tổ chức:
Một cán bộ quản lí phải có năng lực về tổ chức và quản lí. Người ta thường nói "Hiệu trưởng là một nhà Giáo dục kiêm quản lí giỏi". Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lí một khối lượng con người và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Do đó Hiệu trưởng phải biết :
+ Chỉ đường, vạch đường cho các hoạt động của nhà trường được thực
hiện theo mục tiêu đã định, biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên và công nhân viên
+ Phải biết thúc đẩy các lực lượng giáo dục đem nhiệt tình và khả năng sáng tạo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
+ Biết tổ chức một cách khoá học, hợp lí và biết phối hợp các nỗ lực cá nhân thành một sức mạnh của cộng đồng.
b/ Hiệu trưởng: Nhà giáo dục :
"Giáo dục đào tạo con người để đảm đương được những sứ mệnh, những nhiệm vụ nhất định là một trong những chức năng quan trọng của người lãnh đạo... Trong thực tế, những nhà lãnh đạo lớn đều là những nhà Giáo dục thiên tài. Lênin và Hồ Chí Minh là những mẫu mực về mặt này" [ 21 ].
Hiệu trưởng phải có trình độ giáo dục cao không chỉ để định ra đường lối, biện pháp trong nhà trường mà còn để giúp đỡ giáo viên trong hoạt động giáo dục của họ.
c/ Hiệu trưởng THCS: Nhà chính trị:
Hiệu trưởng là một cán bộ trung thành của Đảng, chiến đấu trên mặt trận Giáo dục- là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tập thể giáo viên không những về chuyên môn mà cả về tư tưởng chính trị. Người Hiệu trưởng phải thúc đẩy mọi chính sách nhất là chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước được thực hiện một cách thắng lợi trong thực tế. Đồng thời Hiệu trưởng làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, của Đảng thấm nhuần đến tận cán bộ - giáo viên - học sinh trong nhà trường, làm cho họ thể hiện tốt những tư tưởng đó vào trong thực tiễn công việc hằng ngày
d/ Hiệu trưởng THCS: Nhà hoạt động xã hội:
Nhà trường là một hệ thống xã hội, nhà trường luôn phải tạo thế cân bằng với môi trường bên ngoài, phải liên hệ chặt chẽ với địa phương.
Muốn thực hiện nguyên lí nhà trường gắn liền với xã hội đòi hỏi nhà trường phải có mối liên hệ mật thiết với địa phương. Do vậy, người Hiệu
trưởng phải biết vận động và thuyết phục các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường với những hình thức khác nhau, nội dung khác nhau, đồng thời đóng vai trò là người cổ động cho đường lối chính sách giáo dục của Nhà nước trong cộng đồng xã hội.
e/Hiệu trưởng THCS: Nhà cách tân Giáo dục:
Nhà trường là một hệ thống mở luôn có tác động với môi trường bên ngoài. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, thời đại bùng nổ thông tin hàng ngày, hàng giờ - xã hội có sự thay đổi, nhất là trong thời kì đổi mới hiện nay của đất nước, thì Giáo dục cũng luôn phải đổi mới. Do đó Hiệu trưởng phải tham gia góp phần thúc đẩy việc đổi mới, đặc biệt đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học, đổi mới lề lối quản lí, xây dựng nề nếp dân chủ, tổ chức lao động khoá học hợp lí, luôn tìm cách thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu luôn thay đổi của xã hội.
1.4.3.2.Vi trí của Hiệu trưởng THCS:
- Theo Luật Giáo dục, Điều 49 có ghi "Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận". [28] Như vậy, Hiệu trưởng THCS, do Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cấp trên về việc tổ chức, thực hiện mọi đường lối, chủ trương và biện pháp giáo dục nhằm đào tạo con em nhân dân ở địa phương thành lớp người mới XHCN theo nguyên lí và mục tiêu giáo dục.
- Trong hệ thống quản lí từ Bộ đến trường, Hiệu trưởng là khâu cuối cùng chịu trách nhiệm truyền đạt mọi thông tin chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục tới giáo viên, tổ chức cho giáo viên thực hiện và là khâu đầu tiên thu thập các thông tin, kết quả để phản hồi lại cho cấp trên.
- Hiệu trưởng trường THCS là người có trách nhiệm tham mưu cho Đảng và chính quyền địa chương về công tác giáo dục, tạo cơ sở cho Đảng bộ và chính quyền địa phương định ra kế hoạch và biện pháp đúng đắn về giáo dục THCS tại địa phương, đồng thời Hiệu trưởng THCS phải chịu trách nhiệm
trước Đảng bộ và chính quyền địa phương về việc tổ chức thực hiện kế hoạch và các biện pháp giáo dục đó trong trường THCS.
- Hiệu trưởng THCS là thủ trưởng của trường, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về tổ chức, hành chính và chuyên môn trong trường THCS, lãnh đạo toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục hàng năm cả về số lượng và chất lượng. Là người lãnh đạo nhà trường Hiệu trưởng THCS có trách nhiệm: xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và giáo viên ngày một trưởng thành qua việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
1.4.3.3.Nhiệm vụ của Hiệu trưởng THCS:
Theo Điều lệ trường trung học, trong điều 17 có quy định nhiệm vụ của Hiệu trưởng như sau: [ 17 ]
+ Tổ chức bộ máy nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
+ Quản lí giáo viên, nhân viên và học sinh, quản lí chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.
+ Quản lí và tổ chức giáo dục học sinh.
+ Quản lí hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên và học sinh. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1.4.3.4.Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng THCS:
Bàn về năng lực và phẩm chất của người cán bộ chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho những tư tưởng rất sâu sắc, Bác Hồ nhấn mạnh đức và tài là cấu trúc nhân cách cơ bản của người cán bộ quản lí. Bác Hồ cho rằng cấu trúc nhân cách của một con người là "Nhân - Nghĩa - Trí -Dũng - Liêm" [ 27 ]. Bác cho rằng đối với một con người phải có cả tài và đức, không thể thiếu một trong hai mặt này.
Bác nói "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì củng khó". Lĩnh hội tư tưởng của Bác nhiều tác giả nghiên cứu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lí Giáo dục cho rằng: người cán bộ quản lí trường THCS trong giai đoạn hiện nay cần có phẩm chất và năng lực sau:
a/ Hệ thống phẩm chất:
Theo tác giả Nguyễn Hữu Lam [23, 66] có nêu những phẩm chất của người lãnh đạo như sau :
Tại Hội nghị về "Mô hình người Hiệu trưởng Việt Nam" ở Thái Bình vào tháng 9/1983 đã tổng kết những yêu cầu về phẩm chất sau đây đối với người Hiệu trưởng:
0 Có giác ngộ chính trị, có nhiệt tình cách mạng.
Dựa vào những phẩm chất mà các tác giả đã nêu ở trên, đồng thời dựa vào tiêu chuẩn ngạch - bậc công chức của Ngành Giáo dục (Quyết định số 202/TCCP-VC, ngày 03/6/1994 của Bộ Trưởng - Trưởng ban Tổ chức Chính phủ), dựa vào Nghị quyết Trung ương 3 - Khoá VUI, liên hệ với thực tế việc quản lí các trường THCS ở Tây Ninh, các phẩm chất mà Hiệu trưởng THCS cần có là :
0 Có uy tín đôi với tập thể và địa phương
b/ Hệ thống năng lực: Theo các nhà nghiên cứu, bất kì nhà quản lí xã hội nào cũng cần có 3 nhóm năng lực cơ bản sau :
b1. Nhóm năng lực ra quyết định quản lí:
Đối với Hiệu trưởng nhà trường phổ thông, nhóm năng lực này thể hiện cụ thể là :
+ Biết vận dụng đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cho hoạt động của nhà trường.
+ Biết căn cứ vào mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo cấp học của mình để vạch ra kê hoạch năm học, kế hoạch công tác và hướng dẫn giáo viên lập kê hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường mình.
b2. Nhóm năng lực thu nhận, xử lí, truyền đạt thông tin:
+ Có phương pháp để tìm kiêm và xử lí thông tin cần thiết cho việc quản lí nhà trường
+ Xây dựng các kênh thông tin nội bộ và bên ngoài b3. Nhóm năng lực giao tiếp :
+ Biết tổ chức công việc quản lí một cách khoá học.
+ Biết động viên, khuyến khích, thúc đẩy tập thể, cá nhân đoàn kết tích cực hoạt động, phát huy sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.
+ Quan hệ tốt và biết phối hợp vđi các lực lượng ngoài nhà trường để quản lí và chỉ đạo tốt hoạt động Giáo dục.
Hệ thống các phẩm chất và năng lực trên được dùng để đo hiệu quả sau khi bồi dưỡng Hiệu trưởng và làm cơ sở để xây dựng các nội dung cần phải bồi dưỡng cho Hiệu trưởng THCS.
1.4.3.5.Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng thông qua quản lí nhà trường của Hiệu trưỏnq THCS:
Để đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng thường đánh giá theo 2 hình thức
a/ Những nhận thức nào, kĩ năng nào được tăng thêm sau khi bồi dưỡng:
Việc đánh giá này được tiến hành ngay trong đợt bồi dưỡng.
b/ Kết quả bồi dưỡng được thể hiện thông qua việc Hiệu trưởng giải quyết công việc tại trường học của mình, những thành tích mà trường đạt được.
Hình thức thứ nhất việc đánh giá tương đối dễ dàng, còn ở hình thức thứ hai thường khó khỀfn và phải theo dõi trong thời gian dài.
Hiện nay, việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thiên về đánh giá ở hình thức thứ nhất, và rất cần thiết ở mặt thứ hai. Kết quả cuối cùng phải thể hiện rõ : Chất lượng GD-ĐT của nhà trường.
Để đánh giá hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng, theo Thông tư số 12/GDĐT, ngày 04/8/1997 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc hướng dẫn hoạt động thanh tra bậc THPT có đưa ra một số tiêu chí sau : [ 10 ]
- Xây dựng tổ chức, thực hiện kế hoạch năm học, học kì, từng tháng của trường và các bộ phận.
- Việc phân công, sử dụng, quản lí đội ngũ, kỉ luật lao động, trách nhiệm của các thành viên.
- Thu chi, sử dụng, quản lí tài chính, tài sản xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC và thiết bị trường học.
- Công tác kiểm tra, tham mưu, xã hội hoá giáo dục.
- Dân chủ hoá: Công khai tài chính, khen thưởng, kỉ luật, nâng lương và các luật lệ khác do nhà trường ban hành.
- Quản lí hành chính: sổ danh bọ, sổ điểm, học bạ, sổ đầu bài, sổ tài chính, tài sản và 3 loại hồ sơ: Tuyển sinh, thi tốt nghiệp, khen thưởng -kỉ luật.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ - giáo viên - nhân viên.
Với các tiêu chí trên, chúng tôi sử dụng để điều tra việc đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của Hiệu trưởng THCS thông qua việc tự đánh giá của Hiệu trưởng, của phòng GD-ĐT và của giáo viên về Hiệu trưởng của mình.
1.4.3.6.Yêu cầu về bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS trong giai đoạn mới của đất nước:
1.4.3.6.1 Giai đoạn mới nổi bát những đặc điểm sau:
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ở ngành Giáo dục phải đào tạo nguồn nhân lực dồi Đào cả về lượng và chất, nhất là lực lượng có trình độ khoá học kĩ thuật và lành nghề.
- Lượng thông tin về khoá học - công nghệ phong phú, cả về thông tin khoá học giáo dục mà người Hiệu trưởng phải tự lực nghiên cứu và xử lí để vận dụng trong công tác quản lí của mình đạt hiệu quả cao.
- Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay tác động khách quan vào nhà trường rất đa dạng, đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng và nhất là người Hiệu trưởng phải thích ứng, năng động, tích cực đổi mới, tiếp thu những cái mới để phát triển giáo dục có chất lượng cao hơn, hoàn thành được nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.4.3.6.2 Vôi tình hình và xu thế phát triển trên, vấn đề bồi dưỡng đôi ngũ cán bô quản lí giáo dục nói chung và đôi ngũ Hiệu trưởng THCS nói riêng là mót tất yếu khách quan. Do đó họ phải được bồi dưỡng thường xuyên với những nội dung mới với những hình thức đa dạng phong phú, nghiêm túc và khoá học. Đặc biệt người Hiệu trưởng luôn luôn phải nắm bắt những phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học mới. Họ phải tích cực nghiên cứu, nắm vững các cơ sở khoá học của những vấn đề được bồi dưỡng, vận dụng vào việc thực hiện ở cơ sở một cách tối Ưu, từ đó họ mới thấy được cần phải đổi mới công tác quản lí để hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho trong tình hình mới, nhất là góp phần giải quyết được những vấn đề nóng bỏng, cấp bách hiện nay như chất lượng giáo dục thấp, tệ nạn xã hội
xâm nhập vào nhà trường, học sinh bỏ học ngày càng nhiều... điều này đòi hỏi ở người Hiệu trưởng trường THCS nói chung và Hiệu trưởng THCS ở Tây Ninh nói riêng phải làm gì và làm như thế nào để giải quyết những vấn đề
nêu trên.