Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở HUYỆN BÌNH GIANG
2.1.2. Cơ chế phối hợp
Cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được phân thành 4 cấp chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương cụ thể:
- Cấp Trung ương: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cấp huyện: Phòng Văn hóa và Thông tin - Cấp xã: ban Văn hóa - Xã hội
Cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trực tiếp. Đặc biệt phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của 02 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông.
* Mối quan hệ của phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang với các cơ quan quản lý cấp trên, cùng cấp và cấp dưới
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông. Có trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, gia đình, thông tin, truyền thông do 02 Sở quản lý.
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Huyện ủy, có nhiệm vụ quán triệt và thực hiện những Nghị quyết của Đảng về văn hóa, thể thao, gia đình, du lịch, thông
tin và truyền thông trên địa bàn huyện. Có trách nhiệm tham mưu những ban hành các chủ trương, các nghị quyết của cấp ủy về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình; thông tin và truyền thông.
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, có trách nhiệm tham mưu và tổ chức thực hiện có kết quả những nhiệm vụ về văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin và truyền thông trên địa bàn huyện, chịu sự chỉ đạo toàn diện và kiểm tra, giám sát của HĐND - UBND huyện.
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang có mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị cùng cấp trong việc thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ về văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình; thông tin và truyền thông của huyện. Đồng thời giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc chức năng quản lý đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trên địa bàn huyện.
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang có mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình và thông tin, truyền thông.
Đối với việc triển khai thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang về cơ chế quản lý cũng chịu sự tác động theo sự quản lý từ trên xuống dưới theo ngành dọc và sự phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện.
Về cơ chế quản lý như trên nên nảy sinh một số bất cập như:
- Đối với ngành dọc cấp trên, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Giang chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của 02 Sở nên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ UBND cấp huyện nên công tác cán bộ phải do UBND cấp huyện quản lý và chịu trách nhiệm nên việc lựa chọn cán bộ không do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định nên khó khăn cho việc công việc quản lý chung.
- Đối với cấp xã, công tác văn hóa, xã hội chỉ do 1 người quản lý nên phải kiêm nhiệm nhiều việc nên rất khó trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
* Mối quan hệ của cơ quan nhà nước đối với cộng đồng:
- Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là bảo đảm các điều lệnh, pháp luật đã ban hành được thực hiện đúng đắn, kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, đúng với điều kiện, hoàn cảnh đã quy định, bảo đảm mỗi công dân đều phải chấp hành đúng pháp luật và được hưởng thụ đầy đủ các quyền lợi, do Hiến pháp quy định và các chính sách cụ thể mà nhà nước đã ban hành. Giúp ổn định tình hình chính trị xã hội và phát triển đất nước đúng hướng theo sự chỉ đạo của Đảng.
- Cộng đồng mà chủ thể là những cá nhân có quyền khiếu nại, khi quyền lợi bị vi phạm, có quyền yêu cầu nhà nước can thiệp, trừng phạt những cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước và các tổ chức tư nhân đã không làm đúng pháp luật mà nhà nước đã ban hành, cũng như những quy định mà các tổ chức trong bộ máy nhà nước hay tư nhân đã công bố và được nhà nước đồng ý, thông qua.
- Các cơ quan nhà nước giúp nhà nước thực hiện quản lý xã hội, quản lý hoạt động của các cá nhân và các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội bằng pháp luật, can thiệp kịp thời những vụ vi phạm, thông qua bộ máy các cấp của chính quyền nhà nước và duy trì trật tự xã hội bằng các công cụ cưỡng chế (quân đội, công an, toà án, nhà tù).
Mọi hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, cộng đồng đều có hại cho xã hội, vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, gây ra tổn thất về vật chất và tinh
thần cho các công dân nói chung, xâm phạm đến các cơ quan xã hội mà pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nhà nước phải truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những vụ vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ pháp chế, làm cho pháp luật được thực hiện triệt để và nghiêm chỉnh. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục người vi phạm pháp luật.