Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN Ở BÌNH GIANG
3.1. Phương hướng xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh và huyện
Thực hiện Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành đề án “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015, định hướng 2020” đã đề ra một số phương hướng sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Trọng tâm là phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Làng, Khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
- Đưa mục tiêu, nội dung xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vào nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, kế hoạch Nhà nước của các cấp chính quyền.
- Đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” các cấp, nhất là cơ sở theo hướng tăng cường phối hợp, hợp tác giữa ngành văn hoá với các ngành thành viên Ban chỉ đạo.
- Đảm bảo thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý công tác văn hóa. Thực hiện tốt việc quy hoạch và luân chuyển cán bộ từ huyện xuống xã và ngược lại.
- Đầu tư hoàn thiện và xây dựng mới các thiết chế văn hoá, thể dục thể thao ở cơ sở.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động thực hiện tốt chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Tăng cường mức đầu tư kinh phí, có cơ chế chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức vào việc xây dựng cơ sở vật chất của các thiết chế văn hóa. Công khai các thủ tục hành chính để thực hiện tốt hơn cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
3.1.2. Phương hướng xây dựng đời sống văn hóa của huyện
Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Bình Giang nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động xây dựng ĐSVHCS phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đã chỉ ra phương hướng xây dựng ĐSVHCS của huyện Bình Giang trong giai đoạn tiếp theo như sau:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa và thông tin. Tăng cường công tác quản lý các loại hình dịch vụ văn hóa, đồng thời không ngừng tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tăng cường kiểm tra ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, không để cho các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện tồn tại và phát triển.
Đẩy mạnh cộng tác quản lý Nhà nước về văn hóa một cách toàn diện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa để giữ vững môi trường văn hóa trên địa bàn huyện lành mạnh và ổn định lâu dài. Tiến hành đồng bộ giữa việc quy hoạch hệ thống thiết chế, xây dựng và ban hành những cơ chế chính sách, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động văn hoa và thông tin. Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội, những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa.
- Về xây dựng môi trường sống:
Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình và đặc biệt là người dân thực hiện nghiêm chỉnh cam kết gìn giữ môi trường, không xả rác thải bừa bãi. Duy trì và giữ vững tỷ lệ 100%
các thôn, khu dân cư có đội dọn dẹp vệ sinh môi trường hoạt động thường xuyên. Thường xuyên tuyên truyền người dân thực hiện xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Xây dựng các làng, khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, không có tệ nạn xã hội, không có mê tín dị đoan. Thực hiện tốt các quy định của tỉnh và địa phương về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Xây dựng các thiết chế văn hóa:
Tăng cường công tác xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Quy hoạch có hệ thống các thiết chế văn hóa trên địa bàn. Từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thôn, khu dân cư theo các tiêu chí của cấp trên.
Thực hiện xã hội hóa với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm huy động mọi nguồn lực trong nhân dân và các thành phần xã hội tham gia xây dựng thiết chế văn hóa và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là tại các thiết chế văn hóa ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân.
Tổ chức các hoạt động tại các thiết chế văn hóa với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của quần chúng nhân dân. Chú trọng xây dựng con người mới và văn hóa lành mạnh trong cuộc đấu tranh tư tưởng, nhất là hiện nay các sản phẩm văn hóa độc hại đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới thế hệ trẻ thì các thiết chế văn hóa cơ sở thực sự là công cụ hữu hiệu, giúp cho hệ thống chính trị tại cơ sở hoạt động hiệu quả, đáp ứng được sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Phát triển các loại hình văn hóa du lịch
Quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội gắn với việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn huyện.
Chú trọng phát triển thêm du lịch làng nghề như làng lược Vạc, nghề vàng bạc Châu Khê gắn với các tua, tuyến du lịch của tỉnh Hải Dương đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện trong đề án phát triển du lịch Hải Dương. Xây dựng các làng nghề theo hướng đáp ứng được nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Xây dựng các làng nghề đảm bảo phát triển phải gắn với yếu tố môi trường, không để ô nhiễm.