Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim Oides sp. (Coleoptera: Chrysomelidae) hại hồi và biện pháp phòng trừ tại Lạng Sơn (Trang 134 - 162)

3.4.1. Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng biện pháp lâm sinh và cơ giới vật lý

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của BAKĐM (phần 3.2) đã chỉ ra;

vào cuối tuổi 3, BAKĐM rơi xuống xung quanh gốc theo tán cây hồi, chui xuống lớp đất mặt để vào làm nhộng. Đường kính tán cây hồi to nhỏ phụ thuộc vào tuổi và khả năng sinh trưởng, chất đất. Cây hồi >40 tuổi có đường kính tán 5,5-6m; cây hồi 10-40 tuổi có đường kính tán 3-5,5m; cây hồi < 10 tuổi có đường kính < 3m. Để phòng chống BAKĐM bằng biện pháp cơ lý ở pha nhộng, chúng tôi đã dùng ni lon căng dưới tán cây hồi, hứng sâu non khi chúng rơi xuống đất, thu gom và tiêu diệt, kết quả đƣợc trình bày tại bảng 3.26.

Bảng 3.26. Kết quả phòng trừ BAKĐM Oides duporti bằng biện pháp cơ giới vật lý tại Văn Quan, Lạng Sơn, 2014

Công Thức

Mật độ BAKĐM khi hứng giai đoạn

tiền nhộng (con/m2)

Mật độ BAKĐM sau khi vũ hóa giai đoạn

trưởng thành (con/m2)

Hiệu quả phòng chống

(%)

Đối chứng 85,50 50,85 0

Căng nilon 87,25 2,15 93,26

Chứng tỏ biện pháp căng nilon vào đúng thời điểm sâu non cuối tuổi 3 rơi xuống gốc hồi làm nhộng để diệt, đã thu đƣợc hiệu quả phòng chống rất cao, diệt đƣợc 93% BAKĐM cuối tuổi 3 so với công thức đối chứng không căng nilon - để tự nhiên (bảng 3.27). Đây là biện pháp phòng trừ BAKĐM hại hồi hiệu quả nhất, không gây ô nhiễm môi trường..

Hình 3.50. Căng nilon hứng BAKĐM Hình 3.51. BAKĐM rơi xuống nilon (Nguồn: Bùi Văn Dũng, 2014)

Cũng dựa trên kết quả theo dõi đặc điểm sinh học của BAKĐM đã ghi nhận, nhộng BAKĐM Oides duporti nằm cách mặt đất từ 10-15mm tập trung xung quanh tán cây (rễ cây hồi lại nằm sâu trong đất cách mặt đất từ 50-100 mm sâu hơn so với vị trí làm nhộng). Dựa trên đặc điểm này, chúng tôi đã sử dụng biện pháp xới đất để tiêu diệt nhộng. Biện pháp này có thể kết hợp với việc làm cỏ, bón phân, chăm sóc cây hồi. Kết quả chỉ ra tại (bảng 3.27 và hình 3.53).

Hình 3.52. Xới đất phá tổ nhộng Hình 3.53. Tổ nhộng bị vỡ và nhộng chết sau khi xới

(Nguồn: Bùi Văn Dũng, 2014)

BAKĐM Oides duporti cuối tuổi 3, rơi xuống trong vòng từ 5-10 ngày. Thời gian nhộng kéo dài từ 13-18 ngày. Chúng tôi đã đợt khi sâu non tuổi 3 rơi hết xuống đất, mới xới đất, với mục đích làm thay đổi môi trường nhiệt độ, ẩm độ, kết

cấu đất,...gây nên những tác động bất lợi cho nhộng. Cũng nhƣ khi xới đất, tổ nhộng bị lộ ra, phơi lên trên bề mặt đất, tạo điều kiện cho các loài thiên địch tấn công làm suy giảm số lượng nhộng. Hoặc khi xới cũng làm tổn thương đến nhộng…Kết quả thí nghiệm thu đƣợc; Công thức xới đất vào thời điểm BAKĐM Oides duporti rơi hết xuống đất sau 20 ngày đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất tới 95,38% (bảng 3.27). Công thức xới đất sau khi BAKĐM rơi hết xuống đất 10 ngày hiệu quả đạt thấp hơn chỉ 45,62%.

Bảng 3.27. Kết quả phòng trừ giai đoạn tiền nhộng - nhộng BAKĐM Oides duporti bằng biện pháp thủ công (Lạng Sơn, 2013-2014)

Công thức thí nghiệm Mật độ nhộng BAKĐM trước xử lý (con/m2)

Hiệu lực phòng trừ sau xử lý (%) Xới đất sau khi BAKĐM rơi

hết xuống đất 10 ngày 95 45,62b

Xới đất sau khi BAKĐM rơi

hết xuống đất 20 ngày 98 95,38a

Đối chứng (không xới) 90 -

LSD 0,05 16,38

CV (%) 7,8

Ghi chú: Xới ất khi BAKĐM rơi hết xu ng ất 10 ngày, thời gian (10/4/2014) Xới ất khi BAKĐM rơi hết xu ng ất 20 ngày, thời gian (20/4/2014)

Biện pháp xới đất diệt nhộng sau thời điểm BAKĐM rơi hết xuống đất sau 20 ngày là một trong những biện pháp đơn giản, chủ động về thời gian, có thể kết hợp với kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho hồi, vừa mang lại hiệu quả phòng trừ rất cao và an toàn cho môi trường.

3.4.2. Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng sử dụng các loài thiên địch

Các sản phẩm từ hồi của nước ta chủ yếu phục vụ làm thuốc, gia vị và chủ yếu để xuất khẩu. Vì vậy, yêu cầu có sản phẩm không tồn dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật có vai trò quyết định đến giá trị xuất khẩu hồi. Bên cạnh đó hồi là cây lâm nghiệp, cây cao, tán rộng, nên việc áp dụng biện pháp hóa học thường gây độc hại

cho người sử dụng gây ô nhiễm môi trường, khó thực hiện. Do vậy, biện pháp sinh học là biện pháp rất đƣợc quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

3.4.2.1. Thành phần thiên địch của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti

Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên là một trong những hướng tích cực, được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Muốn vậy việc đầu tiên là phải nắm đƣợc thành phần và vai trò của chúng. Cùng với việc điều tra thành phần sâu hại trên cây hồi, chúng tôi thu thập thành phần thiên địch của chúng. Kết quả trong 3 năm (2013-2015) đã thu đƣợc 10 loài thiên địch của bọ ánh kim đồi mồi, chúng thuộc 4 bộ, trong đó bộ cánh nửa - Hemiptera có số loài nhiều nhất là 5 loài, tiếp sau là Bộ cánh màng: Hymenoptera và bộ Moniliales có 2 loài, bộ bọ ngựa: Mantoptera thu đƣợc 1 loài. Trong các loài thu đƣợc, đã xác định đƣợc tên khoa học của 5 loài, bộ cánh nửa - Hemiptera đƣợc 3 loài, bộ Moniliales đƣợc 2 loài. (bảng 3.28).

Về tần suất xuất hiện cho thấy; loài nấm Beauveria bassiana, ong ký sinh trứng và loài bọ xít đỏ lƣng gồ (Cazira horvathi) có tần suất xuất hiện cao >50%;

các loài khác có tần suất xuất hiện thấp hơn, dưới 50%. Trong đó loài bọ xít đỏ lưng gồ Cazira horvathi là loài bắt mồi ăn thịt có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế số lƣợng quần thể loài BAKĐM Oides duporti gây hại trên cây hồi. Chúng ăn cả sâu non và trưởng thành BAKĐM. Loài bọ xít Cazira horvathi có tần suất bắt gặp cao ở các rừng hồi lớn có độ tuổi > 10 năm.

Hình 3.54. Bọ ngựa xanh ăn trưởng thành Oides duporti

Hình 3.55. Bọ xít Eocanthecona concinna trích hút sâu non Oides duporti (Nguồn: Bùi Văn Dũng, 2013)

Bảng 3.28. Thành phần thiên địch của Oides duporti hại cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn, 2013-2015

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Giai đoạn vật chủ bị ký

sinh và tiêu diệt Độ bắt gặp Bộ bọ ngựa: Mantoptera

1 Chƣa xác định tên

khoa học Bọ ngựa xanh Trưởng thành +

Bộ cánh nửa: Hemiptera 2 Eocanthecona

concinna Walk Bọ xít nâu Sâu non, trưởng thành + 3 Panthous sp. Bọ xít cổ ngỗng

nâu Sâu non, trưởng thành -

4 Cazira horvathi Bọ xít đỏ lƣng

gồ Sâu non +++

5 Chƣa xác định tên khoa học

Bọ xít cổ ngỗng

đỏ sp.1 Sâu non -

6 Chƣa xác định tên khoa học

Bọ xít cổ ngỗng

đỏ sp.2 Trưởng thành -

Bộ cánh màng: Hymenoptera 7 Chƣa xác định tên

khoa học Ong đen Trứng +++

8 Chƣa xác định tên

khoa học Ong bụng trắng Trứng ++

Bộ Moniliales 9 Beauverina basiana

(Bals.) Vuill. Nấm trắng Sâu non, nhộng, trưởng

thành +++

10 Metarhizium

anisopliae (Metch.) Nấm xanh Sâu non, nhộng + Ghi chú: - : Rất ít, tần suất xuất hiện < 5%

+ :Ít, tần suất xuất hiện 5-25%

++:Trung bình, tần suất xuất hiện 26-50%

+++: Nhiều, tần suất xuất hiện > 50%

Hình 3.56. Bọ xít cổ ngỗng đỏ sp.2

trích hút trưởng thành BAKĐM Hình 3.57. Bọ xít cổ ngỗng đỏ sp.1 trích hút trưởng thành BAKĐM

Thành phần thiên địch của BAKĐM Oides duporti thu đƣợc trên rừng hồi khá phong phú. Trong đó loài bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi, nấm trắng Beauverina basiana ong ký sinh trứng là các loài có vai trò quan trọng (hình 3.58; 3.60; 3.61).

Hình 3.58. Bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi trích hút sâu non Oides duporti

Hình 3.59. Bọ xít Panthous sp. trích hút trưởng thành Oides duporti

Hình 3.60. Ong ký sinh trứng Oides duporti

Hình 3.61. Nấm Beauverina basiana sinh trưởng thành BAKĐM

Hình 3.62. Nấm Metarhizium anisopliae ký sinh sâu non BAKĐM

(Nguồn: Bùi Văn Dũng, 2013; hình 3.56 – hình 3.62)

Dựa trên các đặc điểm săn mồi ghi nhận đƣợc ngoài tự nhiên của loài bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu nhằm sử dụng chúng trong phòng chống BAKĐM Oides duporti. Kết quả cho thấy tại bảng 3.29.

Bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi có khả năng tiêu thụ vật mồi rất lớn và khả năng này tăng dần theo độ tuổi của ấu trùng và đạt cao nhất ở pha trưởng thành.

Bảng 3.29. Khả năng chích hút số lƣợng vật mồi Oides duporti của loài Cazira horvathi (Văn Quan - Lạng Sơn, 2013-2014)

Vật mồi

Khả năng chích hút số lƣợng vật mồi của bọ xít Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Trưởng

thành

Giai đoạn ấu trùng Oides duporti

tuổi 1,2 0 7,37±0,63 14,56±1,01 26,40±1,34 48,56±1,86 63,23±4,78 160,12±5,49

Dao động 0 7-15 9-25 18-38 33-68 43-123 110-269

Nhiệt độ (oC) 24,50

Ẩm độ (%) 85,30

Tập tính săn mồi của bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi : Ấu trùng tuổi 1 bọ xít đỏ lưng gồ Cazira horvathi thường sống quần tụ bên nhau và rất ít di chuyển, đặc biệt là chúng chƣa ăn vật mồi. Sang tuổi 2 chúng bắt đầu phân tán ra khỏi đàn để tìm kiếm thức ăn. Với sâu non BAKĐM tuổi 1 và tuổi 2, ấu trùng bọ xít tuổi nhỏ (từ tuổi 2 trở đi) ƣa thích săn mồi độc lập, nhƣng với sâu non BAKĐM tuổi 3, bọ xít đỏ lƣng gồ phải tập hợp lại 4-5 con cùng tấn công vật mồi. Tuổi 3 đến tuổi 5, ấu trùng bọ xít đỏ lƣng gồ di chuyển nhanh nhẹn và hoạt động độc lập trong việc tìm kiếm BAKĐM để tiêu diệt.

Trưởng thành bọ xít đỏ lưng gồ Cazira horvathi có khả năng tiêu thụ BAKĐM tuổi 1 và 2 cao nhất, trung bình một con trưởng thành ăn hết tới 63,23 con BAKĐM tuổi 1- tuổi 2/ giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng của Cazira horvathi tiêu thụ đƣợc từ 110-269 con BAKĐM tuổi 1 và tuổi 2/ giai đoạn sâu non (bảng 3.29).

Cả quá trình từ ấu trùng tuổi 1 đến hết giai đoạn trưởng thành bọ xít đỏ lưng gồ Cazira horvathi có thể tiêu thụ một số lƣợng khá lớn sâu non BAKĐM tuổi 1 và tuổi 2, trung bình tiêu thụ trên 220 con mồi.

Nhƣ vậy, bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi là một trong những đối tƣợng quan trọng, góp phần làm giảm số lƣợng BAKĐM ngoài tự nhiên cần duy trì, phát triển để sử dụng trong phòng chống sâu hại hồi nói chung, bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti nói riêng.

Bên cạnh bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi, loài nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh rất phổ biến trên nhộng của BAKĐM ở các rừng hồi trên 40 năm tuổi, (rừng đã khép tán, thường xuyên duy trì ẩm độ cao). Kết quả điều tra thu thập và phân lập của đề tài chỉ ra tại (bảng 3.30) cho thấy; có hai loại vi sinh vật ký sinh phổ biến trên bọ ánh kim đồi mồi hại hồi là nấm trắng Beauveria bassiana và nấm xanh Metarhizium anisopliae với tỷ lệ ký sinh đạt 2,9%, trong đó tỷ lệ bị ký sinh do nấm Beauveria bassiana cao hơn, đạt 2,5%, nấm Metarhizium anisopliae ký sinh thấp hơn đạt 0,4%. Đánh giá tỷ lệ thành phần giữa 2 loài cho thấy; loài nấm trắng Beauveria bassiana chiếm 86,2% cón nấm xanh Metarhizium anisopliae chiếm có 13,8%. Trong các rừng hồi trên 40 năm tuổi, tỷ lệ nhộng bọ ánh kim đồi mồi bị nấm trắng ký sinh rất cao, có thời điểm lên đến trên 60%. Đây là nguồn vi sinh vật có nhiều tiềm năng lớn trong việc quản lý và hạn chế mật độ loài BAKĐM hại hồi.

Hình 3.63. Bọ xít bắt mồi Cazira horvathi chích hút vật mồi (Nguồn: Bùi Văn Dũng, 2014)

Bảng 3.30. Thành phần và tỷ lệ các loài nấm ký sinh tự nhiên trên BAKĐM Oides duporti hại hồi (Lạng Sơn, 2014)

TT Tên

ViệtNam Tên khoa học Tỷ lệ ký sinh tự nhiên (%)

Tỷ lệ thành phần loài nấm ký sinh

(%)

1 Nấm xanh Metarhizium anisopliae 0,4 13,8

2 Nấm bạch cương Beauveria basiana 2,5 86,2

Tổng 2,9 100

Từ những nguồn nấm ký sinh thu thập đƣợc ngoài tự nhiên, chúng tôi đã tiến hành đánh giá khả năng ký sinh trở lại đối với BAKĐM trong phòng thí nghiệm. Kết quả (bảng 3.31) cho thấy sau 10 ngày tiến hành, hiệu lực gây chết BAKĐM của chủng nấm Metarhizium anisopliae Beauveria bassiana ở nồng độ 0,5 x108 bt/ml đạt lần lƣợt là 67,03% và 75,62% trong điều kiện nhiệt độ 26,7oC và ẩm độ 87%.

Bảng 3.31. Đánh giá khả năng ký sinh của một số nguồn nấm đã phân lập ở BAKĐM hại hồi trong phòng thí nghiệm (Viện Bảo vệ thực vật, 2014)

Công thức

Nồng độ phun (bào

tử/ml)

Mật độ BAK trước thí nghiệm TB

(con/

lần nhắc)

Hiệu lực phòng trừ BAKĐM sau thí nghiệm (%)

Sau 5 ngày Sau 7 ngày Sau 10 ngày Nấm

Metarhizium anisopliae

0,5x108 30 50,83b 60,32a 67,03b

Nấm Beauveria

bassiana

0,5x108 30 47,04a 58,53a 75,62a

Đối chứng Nước lã 30 - - -

CV (%)

1,9 2,4 2,5

LSD 0,05 3,45 1,93 4,32

Ghi chú: Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác c ý nghĩa mức 0,05. Nhiệt ộ: 26,7oC ; Độ ẩm: 87%

Kết quả theo dõi tỉ lệ ký sinh trở lại của loài nấm Beauveria bassiana đạt rất cao tới 72,7%, còn nấm Metarhizium anisopliae đạt tỷ lệ ký sinh trở lại là 69,1%

(bảng 3.32).

Bảng 3.32. Tỉ lệ nấm ký sinh trở lại BAKĐM hại hồi tại (Viện BVTV, 2014) Chủng nấm Số sâu chết Số sâu có nấm mọc lại Tỉ lệ (%)

Metarhizium anisopliae 42 28 69,1

Beauveria bassiana 44 32 72,7

Nấm Metarhizium anisopliae Nấm Beauveria bassiana Hình 3.64. Nấm ký sinh trở lại BAKĐM hại hồi (Viện BVTV, 2014)

(Nguồn: Bùi Văn Dũng, 2014)

Tóm lại: Nấm Metarhizium anisopliae Beauveria bassiana có tiềm năng ký sinh gây chết cao đối với BAKĐM trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc sử dụng 2 loài nấm này trong phòng chống BAKĐM hại hồi ngoài thực tiễn ở các rừng hồi của tỉnh Lạng Sơn.

Với nguồn nấm thu thập đƣợc, chúng tôi đã sản xuất đƣợc 16 kg chế phẩm Metarhizium anisopliae và 16 kg chế phẩm Beauveria bassiana đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ ánh kim đồi mồi trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng. Kết quả thể hiện trong (bảng 3.33).

Hiệu quả phòng chống BAKĐM ở nồng độ bào tử là 1,0 x108 bt/ml sau 3 ngày hiệu lực phòng chống của nấm Beauveria bassiana với BAKĐM ở pha sâu non đạt 20,0%, của nấm Metarhizium anisopliae có hiệu lực sau 3 ngày là 23,3%.

Tại thời điểm sau 5 ngày, hiệu lực phòng chống của nấm Metarhizium anisopliae đạt 48,4% còn nấm Beauveria bassiana đạt 41,2%. Đến thời điểm 14 ngày sau khi

phun hiệu quả của nấm Beauveria bassiana đạt cao nhất là 78,9%, nấm Metahizium anisopliae đạt hiệu lực là 73,7%.

Bảng 3.33. Đánh giá khả năng gây chết BAKĐM Oides duporti hại hồi của một số nguồn nấm đã được phân lập trong nhà lưới (Viện BVTV, 2014)

Công thức

Nồng độ phun (bào

tử/ml)

Mật độ BAK trước thí nghiệm

TB (con/

lần nhắc)

Hiệu lực phòng trừ BAKĐM sau thí nghiệm (%) Sau 3

ngày

Sau 5 ngày

Sau 7 ngày

Sau 10

ngày Sau 14 ngày M.anisopliae 1,0x108 30 23,3a 48,4a 57,7a 70,0a 73,7a

B.bassiana 1,0x108 30 20,0b 41,2b 69,2b 75,0b 78,9b

Đối chứng Nước lã 30 - - - - -

CV (%) 9,1 9,8 8,5 7,6 11,4

LSD 0,05 1,7 1,5 2,7 2,0 1,5

Ghi chú: Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác c ý nghĩa mức 0,05. Nhiệt ộ trung bình: 27oC, Độ ẩm trung bình: 86%

Chúng tôi tiếp tục tiến hành thử nghiệm hiệu lực phòng trừ của hai loại chế phẩm nấm xanh và nấm trắng ngoài đồng ruộng (tại xã Tân Đoàn - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn). Kết quả thể hiện ở (bảng 3.34).

Nấm Beauveria bassiana liều lƣợng sử dụng 1,0x108 bt/ml đã đạt hiệu quả phòng trừ sâu non bọ ánh kim đồi mồi cao nhất là 65,8% sau 10 ngày sử dụng, còn nấm Metarhizium anisopliae cũng đạt hiệu quả phòng trừ tới 60,8%

sau 10 ngày sử dụng.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, 2 loài nấm Metarhizium anisopliae Beauveria bassiana có thể đƣa vào phát triển, ứng dụng trong phòng trừ bọ ánh kim đồi mồi hại hồi hiệu quả và bền vững.

Ngoài các loài thiên địch có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lƣợng loài BAKĐM trên cây hồi kể trên, còn phải kể đến vai trò của 2 loại ong ký sinh (chƣa xác định danh pháp khoa học) với tỷ lệ số ổ trứng BAKĐM bị ký sinh lên tới 80%.

Bảng 3.34. Hiệu lực của chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae và nấm Beauveria bassiana phòng trừ BAKĐM hại hồi ngoài đồng ruộng (Lạng Sơn, 2014)

Công thức Nồng độ phun (bt/ml)

Mật độ BAKĐM

(con/ lần nhắc)

Hiệu lực phòng chống BAKĐM qua các ngày sau phun

Sau 3 ngày

Sau 5

ngày Sau 7 ngày Sau 10 ngày Metarhizium

anisopliae 1,0x108 34,7 9,9a 33,4a 46,1a 60,8a Beauveria

bassiana 1,0x108 35,0 12,8b 42,2b 54,0b 65,8b

Đối chứng Nước lã 36,3 - - - -

CV % 4,2 6,4 7,2 5,0

LSD 0,05 2,7 3,3 3,2 1,1

Ghi chú: Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác c ý nghĩa mức 0,05.

Tóm lại: Đề tài đã thu thập đƣợc 10 loài thiên địch của BAKĐM Oides duporti trên rừng hồi, ứng với mỗi pha phát dục của loài BAKĐM Oides duporti đều có sự xuất hiện một hoặc vài loài kí sinh thiên địch. Trong đó các loài bọ xít đỏ lƣng gồ (Cazira horvathi), nấm trắng (Beauveria bassiana) nấm xanh (Metarhizium anisopliae) và ong ký sinh trứng có hiệu quả cao trong phòng chống bọ ánh kim đồi mồi hại hồi. Trong các loài trên có 3 loài đã đƣợc nhân nuôi và ứng dụng trên diện tích 5ha cho hiệu quả phòng trừ đạt trên 65%. Chúng là những nhân tố quan trọng góp phần vào việc hạn chế số lƣợng BAKĐM trên cây hồi tại Lạng Sơn cần đƣợc bảo vệ, phát triển và sử dụng chúng trong phòng trừ BAKĐM hại hồi nói chung, các loại sâu hại hồi nói riêng, phục vụ sản xuất hồi an toàn, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

3.4.3. Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng một số thuốc BVTV sinh học

Cây hồi được trồng trên các đồi núi cao cách mặt nước biển từ 300-1.000m, khi dịch BAKĐM xảy ra, việc phòng chống chúng đã gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, cho tới thời điểm hiện nay chƣa có một loại thuốc BVTV nào đăng ký để

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim Oides sp. (Coleoptera: Chrysomelidae) hại hồi và biện pháp phòng trừ tại Lạng Sơn (Trang 134 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)