Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (Trang 32 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án gồm:

Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là học thuyết Mác - Lênin về tư hữu, quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là căn cứ để tác giả luận giải nguyên nhân ra đời và biến đổi của giai cấp, phân chia giai cấp, nhà nước, pháp luật, về thừa kế nói chung, thừa kế theo pháp luật nói riêng như một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng cũng đã được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu để luận giải các vấn đề lý luận về thừa kế theo pháp luật, pháp luật về thừa kế theo pháp luật, là tiền đề giúp tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật.

Lý thuyết về tài sản, quyền sở hữu tư nhân về tài sản sẽ được nghiên cứu và vận dụng để phân tích , nhận xét và đánh giá những quy định về quyền để lại di sản của người có tài sản. Đồng thời lý thuyết về nguyên tắc bình đẳng cũng là tiền đề để tác giả nghiên cứu về quyền bình đẳng trong việc để lại di sản, được hưởng di sản ví dụ như bình đẳng giữa những người cùng hàng thừa kế với nhau, giữa con trai và con gái, giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú, giữa ông bà nội với ông bà ngoại... đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về những vấn đề này.

27

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Lý luận về thừa kế theo pháp luật bao gồm những nội dung cơ bản nào? Thừa kế theo pháp luật có đặc điểm gì khác so với thừa kế theo di chúc? Quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào?

- Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật như thế nào? Những hạn chế, bất cập của pháp luật về thừa kế theo pháp luật? Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó?

- Những tranh chấp phát sinh có liên quan đến thừa kế theo pháp luật trong thực tiễn diễn ra như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó? Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật gặp phải những hạn chế, bất cập gì? Có những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật như thế nào?

1.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Những vấn đề lí luận về thừa kế theo pháp luật như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới nhưng chưa được nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, cần phải làm sáng tỏ, sâu sắc hơn

- Việc điều chỉnh bằng pháp luật về thừa kế theo pháp luật là quy định của Nhà nước đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên còn có những nội dung chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc có những điều chỉnh chưa được phù hợp với tình hình thực tiễn, còn có những bất cập. Việc điều chỉnh hoạt động thừa kế theo pháp luật là rất cần thiết nhằm đảm bảo việc duy trì và phát triển khối di sản, bảo vệ quyền sở hữu của người để lại di sản và người được hưởng di sản, đảm bảo sự phát triển ổn định của đời sống kinh tế, xã hội

- Những quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật hiện nay còn có những bất cập, các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập này. Cần có những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thừa kế theo pháp luật.

28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật nhưng chưa có công trình nào triển khai nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. Những công trình nghiên cứu đã công bố chủ yếu nghiên cứu về quy định của pháp luật trước khi có BLDS năm 2015. Do đó, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn đảm bảo tính mới và cấp thiết.

2. Để giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án, một số câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu đã được tác giả đặt ra và sẽ lần lượt được trả lời trong các chương sau.

29 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)