CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC, NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC CẨN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ DẠY MỘT CÁCH THÔNG MINH

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học (Trang 55 - 62)

Chương 2: NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC BỒI DƯỠNG TƯ

2.1. CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC, NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC CẨN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ DẠY MỘT CÁCH THÔNG MINH

Những vấn đề đã được xét trong chương I và một số khác sẽ được xét trong chương II là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển năng lực nhận thức, rèn tư duy hóa học cho học sinh. Vì vậy không thể không xét đến. Nếu nhƣ chỉ xét sự phát triển tƣ duy thông qua bài tập trên lớp, thì có nghĩa là đã xét trong hệ cô lập, với giả định lý tưởng, điều kiện chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đều không đáng kể, trong thực tế, hệ chúng tôi đang xét là một hệ động, trạng thái không chuẩn và các yếu tố liên quan là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hệ, cho nên cần phải nghiên cứu.

2.1.1. ĐẦU NGUỒN:

Chúng tôi cho rằng: muốn đào tạo nên những người thông minh, sáng tạo, thì trước hết cần phải có những người (thầy) thông minh, sáng tạo và biết tôn trọng sáng tạo của người khác. Trên cơ sở tính đặc thù của trường sư phạm, xét theo quan điểm hệ thống (đào tạo) và mối quan hệ biện chứng học- hành; trình độ và năng lực của người giáo viên có đƣợc, đƣợc thể hiện qua sơ đồ 2. 1

Người giáo viên không chỉ thông minh mà còn phải có ít nhiều tâm huyết phải nhìn đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo- những thành viên của xã hội trong sự tồn tại của xã hội. Cái thông minh ở đây là dạy một cách thông minh. Để làm được, người giáo viên cần có vốn: đó là trình độ và năng lực sƣ phạm, đƣợc tích lũy trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, và là tiền đề cho sự phát triển, bồi dưỡng trong quá trình dạy học sau này, đây là một trong những yếu lố có tính chất quyết định cho chất lƣợng và sự nghiệp đổi mới giáo dục. Cụ thể hơn nữa đó là hệ thống kiến thức khoa học cơ bản về hóa học và khoa học giáo dục, bao gồm tâm lý, giáo dục và lý luận dạy học bộ môn. Hệ thống kỹ năng bao gồm hệ thống kỹ năng về hóa học và kỹ năng nghề nghiệp - nghiệp vụ sƣ phạm. Trong thời gian qua các trường sư phạm đã có nhiều đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế:

- Mang tính đồng loạt, ít chú ý đến những đặc điểm cá nhân.

- Chƣa phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng động của sinh viên trong học tập.

Muốn làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức, phát. triển tƣ duy ... Thì ngay từ đầu nguồn, trên ghế trường đại học, sinh viên phải được đào tạo,rèn luyện, bổi dưỡng phương pháp tư duy tích cực, nâng cao năng lực độc lập suy nghĩ, khả năng tự học, làm việc với sách, tài liệu...

Vì rằng tâm sinh lý của sinh viên giai đoạn phát triển hoàn hảo, khả năng tiếp thu tốt, nhạy bén, năng động, cần tận dụng khai thác. Vốn kiến thức có đƣợc của một giáo viên đƣợc tích lũy chủ yếu là ở thời kỳ này, làm cơ sở cho khả năng tự học, t ự nghiên cứu sau này đƣợc dễ dàng hơn.

Do đó, trong các buổi nghiên cứu tài liệu mới nên tạo điều kiện để sinh viên có những hoạt động phát huy tính độc lập trong học tập, và có thời gian để t ự học, bằng cách tăng thời lƣợng thảo luận (thảo luận chung cả lớp và thảo luận nhóm nhỏ), giao một số vấn đề, đề mục nhỏ để sinh viên tự nghiên cứu

nhƣng bằng hình thức này hay hình thức khác phải có kiểm tra. Làm sao để không chỉ trang bị kiến thức mà còn trang bị cả phương pháp: phương pháp làm việc khoa học, phương pháp học tập, phương pháp tư duy...; không những thế mà kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lập luận lôgic, lưu loát, trôi chảy... cũng được rèn luyện. Đó là những thành tố rất cần thiết cho người giáo viên hóa học sau này- điều này hiện nay không những sinh viên còn yếu, mà một số giáo viên cũng còn yếu; những điều trên chỉ làm tốt và có hiệu quả khi có nội dung và cách thức kiểm tra tương ứng. Các buổi luyện tập, thực hành hóa học, không phải chỉ để ôn tập củng cố, tìm ra đúng đáp số, làm ra kết quả thí nghiệm để xác minh lại những lý thuyết đã học, mà phải thông qua đó rèn các thao tác tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh... tìm ra cách giải quyết một vấn đề, lập luận lôgíc, cách trình bày lưu loát (tư duy biểu hiện qua ngôn ngữ), kỹ năng tiến hành thí nghiệm, khai thác mọi khía cạnh của thí nghiệm ... và nhiều kỹ năng sƣ phạm khác cũng đƣợc rèn luyện... Nhƣ vậy, nếu nhƣ ngay từ năm đầu tiên, các môn toán cao cấp, vật lý, hoa đại cương... đều chú ý rèn luyện, đóng góp một phần nhò trong quá trình hình thành tri thức và nhân cách của người sinh viên, cùng với nỗ lực của bản thân, đến khi ra trường sẽ là một giáo viên có bản lĩnh vững vàng, thói quen tư duy, cách thức khai thác đã đƣợc tôi luyện kỹ càng.

2.1.2. SINH VIÊN.

"Ở trường đại học, điều chủ yếu là học phương pháp, bên cạnh việc học cho được

"điều này, điều nọ", có người nói là sau 8-10 năm, có thể là sau 15 năm, sẽ trở nên lạc hậu.

Cái còn lại đáng quí là phương pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững vàng thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi mãi... Nói chƣng, làm sao tìm đƣợc cách học tập hợp lý nhất, thông mình nhất, tốn ít công nhất mà thu hoạch nhiều nhất, trong đó nắm cho chắc cái gì là chủ yếu, cơ bản, cẩn cho mình lâu dài mãi mãi về sau này. Cần biến

phương pháp thành thói quen, làm cho nó trở thành nền nếp,... phương pháp hợp lý thông minh; nó mãi mãi bắt buộc mình, bởi vì nó là thói quen, nhƣng sự bắt buộc này là sự bắt buộc tự nhiên, tất yếu, tự giác để mình có thể tiếp tục học tốt và học mãi" [42].

Việc tìm ra phương pháp (học tập) phù hợp là cả một quá trình không đơn giản phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của từng người, từng giai đoạn và môi trường xung quanh, nhưng suy cho cùng đó chính là phương pháp tư duy. Ngay từ bây giờ không tìm được đường đi, sau này làm giáo viên biết dẫn học sinh đi theo lối nào? bây giờ không biết cách tƣ duy để nhận thức, để thông hiểu, để giải quyết một vấn đề học tập, thì sau này làm sao có thể nổi:

thông qua phương pháp dạy để trang bị cho học sinh phương pháp học và năng lực tự học đƣợc? Hiệu quả giảng dạy, học tập, sự tích lũy kiến thức không đồng nghĩa với sự chồng chất. Để giúp sinh viên phá vỡ chướng ngại nhận thức, giáo viên chỉ đóng vai trò trung gian, hướng dẫn chứ không thể thay thế sinh viên trong học tập, bản thân sinh viên - người học phải nỗ lực hết mình -đây sẽ là một trong những nhân tố nền tảng góp phần đảm bảo thành công cho mọi cuộc cải cách và sự nghiệp giáo dục sau này.

- Vấn đề "tự học, tự nghiên cứu phải đặc biệt chú ý rèn luyện một cách chủ động, nếu không tự học thì không thể phát triển tƣ duy độc lập đƣợc, không độc lập suy nghĩ thì không thể phân biệt đúng sai, không có khả năng phê phán, nhận xét sắc sảo; không thể nhìn thấy vấn đề, không phát hiện đƣợc vấn đề, do đó không thể có khả năng sáng tạo đƣợc.

- Biết học tập mọi lúc, mọi nơi, ở mọi người về bất cứ vấn đề gì có thể học được. Rèn luyện lòng say mô học tập, ham muốn hiểu biết.

- Năng lực tƣ duy là một bộ phận của nhân cách, có tác động qua lại với nhân cách.

Muốn phát triển năng lực tƣ duy, ngoài kiến thức còn phải có những phẩm chất: trung thực khách quan, chính xác, có động cơ trong sáng,

biết trọng chân lý, cái tốt, cái đẹp, kiên trì, nhẫn nại, và chống dốt nát... tức là phải có nhân sinh quan cao đẹp và thế giới quan khoa học.

- Đừng bao giờ xem thường những bài toán, những vấn đề đơn giản. Đừng nghĩ rằng: vấn đề đó đã cạn, chẳng còn gì để đào sâu, mở rộng, sáng tạo nữa!, vì nhƣ vậy sẽ thui chột khả năng sáng tạo của người sinh viên. Vì rằng không có một phương pháp, một con đường nào đơn giản, vạn năng để đưa đến sáng tạo cả, và nếu có như vậy thì "sáng tạo" chẳng còn có giá trị gì nữa. Muốn sáng tạo phải rèn luyện tinh thần lao động kiên trì, nhẫn nại, gian khổ vượt khó. Việc giải các "bài toán" khó đòi hỏi phải tập trung tư tưởng bền bỉ hết ngày này qua tháng khác. Những đức tính đó phải được rèn luyện thường xuyên liên tục. Tập nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đề xuất được vấn đề, dù là nhỏ và chƣa giải quyết đƣợc, thì đó cũng đã là sáng tạo.

- Trong mọi vấn đề luôn đạt câu hỏi "tại sao?" và phải tìm cách giải quyết đến cùng. Hãy thoát khỏi tình trạng bị động trong học tập.

- Trong các buổi thảo luận, luyện tập... phải chuẩn bị chu đáo, tham gia tích cực, thông qua đó không chỉ thông hiểu kiến thức, mà các kỹ năng sƣ phạm cần thiết đƣợc rèn luyện một cách có hiệu quả.

- Thường xuyên thiết lập hình chiếu về kiến thức đang học (cấu tạo chất, hóa lý, phân tích, vô cơ, hữu cơ...) có liên quan đến những vấn đề nào trên bề mặt kiến thức hóa học phổ thông.

- Trong các buổi thực hành hóa học phải chuẩn bị và làm việc nghiêm túc, tự nghiêm túc với chính mình, để rèn các kỹ năng hoa học: từ lắp ráp dụng cụ, chuẩn bị hóa chất, bố trí thí nghiệm, các thao tác và cách tiến hành thí nghiệm, kỹ năng quan sát và phân tích hiện tƣợng, giải thích kết quả thí nghiệm, đặc biệt là cách thức khai thác nội dung thí nghiệm, kỹ năng đặt các câu hỏi phải hợp với lôgic của thí nghiệm... những kỹ năng đó sẽ là những yếu tố nền tảng tạo nên bản lĩnh của người giáo viên sau này khi đứng trên bục giảng.

2.1.3. GIÁO VIÊN.

2.1.3.1 Ấn tƣợng ban đầu:

Nếu như hai mục trên đã được làm tốt, thì giờ đây- người giáo viên hóa học đã có một trình độ và năng lực sƣ phạm vững vàng, vấn đề còn lại là nhiệt tình và tâm huyết. Vì rằng, thực tiễn cho thấy, với một giáo viên- một trong hai thứ: Đức độ và trình độ bị khiếm khuyết nặng thì xã hội thiếu tôn trọng, học sinh thiếu tôn trọng và không hài lòng, hứng thú học tập bộ môn giảm, có lúc có thể gọi là triệt tiêu. Vì vậy ngoài kiến thức, phương pháp truyền thụ, cần phải biết tôn trọng học sinh, người khác, mà trước hết là phải tôn trọng chính mình - Nếu không, ấn tƣợng ấy đọng lại, hứng thú học tập còn đâu?

2.1.3.2 Ai động não nhiều hơn:

Để phát huy tính tích cực của học sinh, để làm cho học sinh phải tích cực động não, thì trước đó- người giáo viên hóa học đã phải động não gấp nhiều lần lắm rồi!

- Trước hết phải am hiểu đối tượng- học sinh, phải tìm ra điểm yếu của từng đối tượng để có cách uốn nắn, rèn luyện tương ứng.

- Thiết kế, xây dựng nội dung giảng dạy, "Hỏi là dạy" - Sao cho xây dựng đƣợc một bản thiết kế là một chuỗi liên tiếp những câu hỏi "từ những điều đã biết, đến những điều tương tự, đến những điều tưởng chừng như không thể biết được.

- Tổ chức cho mọi đối tƣợng học sinh đều làm việc, đều tham gia hoạt động tìm tòi để phát hiện ra chân lý khoa học - đáp số của bài toán. Thông qua đó trình độ tƣ duy của học sinh đã đƣợc nâng lên một bậc.

- Thông qua bản thiết kế và hoạt động học tạp - rèn cho học sinh cách thức suy luân, kỹ năng nêu câu hỏi và cả lôgic của câu trả lời. Từ đó hình thành phương pháp và phong cách làm việc.

- Kết quả học sinh không chỉ nắm kiến thức, mà còn có được phương pháp học tập đối với mỗi loại hình bài cụ thể.

- Mọi thành viên đều tham gia hoạt động tìm tòi, sáng tạo cái mới cho bản thân mình, nên khả năng tƣ duy đƣợc phát triển.

- Giáo viên phải biết tạo điều kiện để học sinh tham gia hoạt động tìm tòi sáng tạo, nếu chỉ lo truyền thụ hết khối lƣợng kiến thức đã định, vì học sinh trả lời không lôgic, không trôi chảy (ngôn ngữ), mất thời gian, vậy là không hỏi nữa, không tổ chức tìm tòi, dẫn đến học sinh không có điều kiện để suy nghĩ (tư duy), bài này không tư duy, chương sau không tƣ duy, cứ chấp nhận học thuộc, môn học khác cũng vậy, năm sau cũng vậy - cuối cùng thói quen và khả năng tƣ duy của học sinh không đƣợc rèn luyện, lấy đâu để phát triển ? Vì vậy, cần phải biết tổ chức, tôn trọng và khuyết khích từng "mầm sáng tạo", đánh giá cao óc sáng tạo của từng đối tƣợng, khi học sinh trả lời đúng một câu hỏi, giải đƣợc một bài toán... đƣợc khích lệ, hứng thú học tập bộ môn tăng lên rõ rệt.

2.1.3.3. Nhà nghiên cứu thực tiễn.

Với trình độ và năng lực đã đƣợc tích lũy, thông qua các loại hình: giảng bài mới, làm thí nghiệm, bài tập, kiểm tra, với những kết quả cụ thể thu đƣợc của các đối tƣợng học sinh khác nhau, những vướng mắc của học sinh, những kinh nghiệm quí giá của bản thân qua quá trình công tác - đó là những nguồn tƣ liệu khách quan, sống động và có giá trị mà không một dữ kiện của đề tài nghiên cứu khoa học nào sánh bằng. Nếu có khả năng tự bồi dƣỡng và đƣợc bồi dƣỡng đúng mức, thì nhũng giáo viên ấy sẽ là những nhà nghiên cứu thực tiễn, những người quản lý học tập và huấn luyện giàu kinh nghiệm, có những đóng góp đáng kể cho lý luận dạy học bộ môn.

Sơ đồ 2.2.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)