NGƯỜI HỌC SINH PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC GIỎI MÔN HÓA HỌC MỘT CÁCH THÔNG MINH

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học (Trang 62 - 65)

Chương 2: NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC BỒI DƯỠNG TƯ

2.2. NGƯỜI HỌC SINH PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC GIỎI MÔN HÓA HỌC MỘT CÁCH THÔNG MINH

Theo tài liệu của Unesco, cho đến những năm 60 chương trình giảng dạy các môn khoa học vẫn tập trung vào việc giói thiệu hệ thống khái niệm,

định luật, học thuyết của từng môn học. Những năm 70 gắn việc giảng dạy khoa học với công nghệ và thực tiễn cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội. Từ những năm 80 trở lại đây, nổi lên một hướng mới: việc giảng dạy khoa học phải đảm bảo cho học sinh phát triển thành công dân có trách nhiệm và hành động có hiệu quả. Nhƣ vậy, mục đích học tạp đã phát triển từ học để biết, đến học để hành rồi đến học để thành người- một con người tự chủ, năng động và sáng tạo. Theo chiều hướng đó, việc rèn luyện phương pháp học tập không chỉ là một biện pháp, phương tiện để nâng cao hiệu quả dạy học mà trở thành mục tiêu dạy học - Trong xã hội phát triển, sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì dạy học không chỉ dạy kiến thức mà phải dạy phương pháp học, bản thân học sinh cần phải có phương pháp học hợp lý, mà cốt lõi của phương pháp học tập là phương pháp tự học .

- Việc học - là nhiệm vụ của người học sinh - không ai có thể học thay được. Để học tốt môn hóa nói riêng và các môn khác nói chung, điều đầu tiên phải là sự nỗ lực của bản thân học sinh, phải có ý chí quyết tâm cao độ, phải tích cực học tập, mong muốn học giỏi, học giỏi hôm nay gắn liền với sự thành đạt trong cuộc sống tương lai.

- Hãy thoát khỏi tình trạng bị động, khắc phục chướng ngại nhận thứo đây là yếu tố cơ bản làm cho năng lực tự học kém, không có đà ban đầu, thiếu độc lập trong suy nghĩ.

Mặt khác, kiến thức trừu tƣợng, khó mà thông hiểu đƣợc một khi không hiểu hết từ, ngữ một cách đầy đủ, năng lực trừu tƣợng hoa thấp.

- Để có thể lao động sáng tạo sau này, ngay từ bay giờ phải tập luyện từng "sáng tạo" nhỏ thông qua các câu hỏi, bài toán và "vấn đề" học tập, thực tiễn, chứ không phải chỉ bổ sung tri thức mới vào trí nhớ của mình.

- Tập quan sát và đặt ra những vấn đề trước các hiện tượng mà đôi khi người khác không quan tâm hoặc không chú ý đến.

- Phải có hứng thú học tập bộ môn, phá vỡ chướng ngại và thông hiểu là cơ sở đáu tiên cho hứng thú học tập. Điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ học sinh với hiệu quả cao nhất, trước hết học sinh phải ý thức được lợi ích lao động học tập và động cơ hoạt động học tập của mình vì thực nghiệm đã chứng minh: chỉ có thích thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy tích cực.

- Rèn các thao tác tƣ duy và năng lực độc lập suy nghĩ thông qua từng bài giảng.

Rèn luyện năng lực lập luận đúng đắn. Phải sử dụng ngôn ngữ hoa học chính xác rõ ràng.

- Luôn luôn tìm phương pháp học tốt nhất, hợp lý nhất: tổ chức học tập, cách ghi bài, theo dõi bài giảng trên lớp, quan sát thí nghiệm, cách học bài (nhớ lại, xây dựng nội dung, nắm lôgic các mục của bài...), cách sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo, làm thí nghiệm thực hành và bài tập..., biết học mọi lúc, mọi nơi, ở mọi người, bằng mọi cách bất cứ vấn đề gì cần thiết. Phải học bằng chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình, viết theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy.

Ở phổ thông, việc rèn luyện thói quen làm việc khoa học, thông minh, suy nghĩ có phương pháp, phải được coi trọng ngang với làm giàu vốn kiến thức, vì rằng nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông không có điều kiện học len, thì đã có hành trang tối thiểu về phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học để có thể tham gia lao động sáng tạo đƣợc.

- Mạnh dạn nêu thắc mắc và đặt câu hỏi "phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chƣa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ.

Đối với bất cứ vấn đề gì, đều phải đặt càu hỏi "vì sao?" đều phải suy nghĩ kỹ xem nó có hợp với thực tế không, đúng

lý k hô ng. Tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều [96].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)