Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi (RFCC)

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa sự vận hành của nhà máy lọc dầu dung quất với nguyên liệu bạch hổ (Trang 28 - 29)

Công suất : 69700 thùng/ngày

Phân xưởng RFCC gồm hai chế độ vận hành:  Max Naphta RFCC (tối đa xăng)  Max LCO (Tối đa diesel)

Phân xưởng RFCC gồm hai bộ phận:  Bộ phận chuyển hóa:

Phân xưởng RFCC nhận trực tiếp cặn chưng cất khí quyển nóng từ CDU, hoặc cặn nguội từ bể chứa.

Bộ phận chuyển hóa của phân xưởng RFCC sẽ cho ra các dòng sau: • Dòng khí ướt được dẫn tới cụm xử lý khí RFCC.

• Dòng sản phẩm chưng cất ở đỉnh được đưa tới cụm xử lý khí RFCC.

• Dòng dầu nhẹ (LCO) được đưa đến bể chứa và sau đó tới phân xưởng LCO-HDT.

• Dòng dầu cặn (DCO) được đưa đến hệ thống pha trộn dầu đốt hoặc bồn chứa dầu dùng cho nhà máy.

Bộ phận chuyển hóa gồm có lò phản ứng/lò tái sinh, tháp chưng cất chính, lò đốt, thiết bị kiểm soát xúc tác, cột tách LCO, thiết bị làm nguội /tháo sản phẩm LCO và các thiết bị phụ trợ khác.

 Cụm xử lý khí RFCC

• Dòng khí ướt và các sản phẩm từ đỉnh tháp chưng cất chính được đưa tới cụm xử lý khí của phân xưởng RFCC, sẽ tạo ra các dòng sau:

• Dòng khí thải chưa bão hòa thoát ra từ tháp hấp thụ bằng amin nằm trong cụm xử lý khí RFCC.

• Dòng hỗn hợp C3/C4 được đưa tới phân xưởng xử lý LPG trước khi tách ra trong phân xưởng thu hồi propylene.

• Toàn bộ dòng naphta được đưa tới phân xưởng xử lý naphta của phân xưởng RFCC

• Cụm xử lý khí RFCC gồm có hai tháp hấp thụ bằng amin để xử lý nhiên liệu và khí hóa lỏng LPG trước khi chúng ra khỏi thiết bị và sẽ sử dụng dòng amin sạch từ tháp tái sinh amin (ARU). Dòng amin bẩn sẽ được đưa trở lại ARU đế tái sinh từ cụm xử lý khí RFCC.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa sự vận hành của nhà máy lọc dầu dung quất với nguyên liệu bạch hổ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w