Thực tế thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bảnquy phạm pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh ban hành. (Trang 27 - 29)

3. Thực trạng thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

3.2.Thực tế thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bảnquy phạm pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh

Trong những năm gần đây, các cấp chính quyền từ thành phố đến phường, xã với chức năng, quyền hạn của mình đã ban hàn nhiều văn bản quy phạm pháp lụt để quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn chung, các văn bản này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, nhất là trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải được nâng cao hơn nữa. Do vậy, việc áp dụng “Quy trình xây dựng

và ban hành văn bản quy phạm pháp luật” của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh là một bước đột phá mới giúp cho việc quản lý của Uỷ ban nhân dân thành phố đạt hiệu quả cao.

Hoạt động quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh được triển khai trên địa bàn không rộng lắm nhưng lại chứa đựng nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, để giúp chính quyền các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đều ban hành quyết định chỉ đạo việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ sở cấp dưới. Đây là cơ sở pháp lý để Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh xây dựng chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp mình.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, được Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh áp dụng thực hiện trên tất cả các hoạt động quản lý nhà nước, trong đó công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố là nội dung được lãnh đạo Uỷ ban quan tâm nhất. Do đó việc tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Uỷ ban nhân dân đã thành lập Ban chỉ đạo ISO để kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng và ban hành văn bản

lượng của các văn bản quy phạm pháp luật và có công văn chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban phải chấp hành. Theo mục tiêu này, 100% văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo đúng trình tự quy trình và thực hiện đúng các yêu cầu về thời gian ban hành văn bản đã được quy định.

Hàng năm Uỷ ban nhân dân thành phố giao cho văn phòng Uỷ ban nhân dân, phòng Tư pháp phối hợp với các phòng ban chuyên môn lập dự kiến danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành. Sau đó, phòng Tư pháp xây dựng chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt. Trong chương trình này đã xác định rõ các văn bản trọng tâm cần được ban hành trong từng quý; xác định rõ hình thức, trích yếu nội dung văn bản cần ban hành; phân công phòng, ban chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo hoặc biên tập dự thảo, hoặc bộ phận chuyên viên phụ trách lĩnh vực của văn phòng Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm soạn thảo; phân công các phòng ban, bộ phận chuyên viên, tham gia soạn thảo, đóng góp ý kiến dự thảo văn bản; phân công cho phòng Tư pháp của Uỷ ban nhân dân thành phố tiến hành thẩm định về mặt pháp lý dự thảo văn bản và lập hồ sơ, thủ tục trình ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở chương trình này các phòng ban chuyên môn phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của chương trình về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản và khâu thẩm định rất được các phòng ban chú ý. Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng văn bản mà việc lấy ý kiến đóng góp được thực hiện trong nội bộ của Uỷ ban nhân dân thành phố hoặc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật mà Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân. Đặc biệt khâu thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do phòng Tư pháp chịu trách nhiệm được thực hiện rất tốt. Đồng chí trưởng phòng là người trực tiếp chỉ đạo việc thẩm định này, tuỳ thuộc vào từng văn bản mà giao cho một chuyên viên của phòng thẩm định, rồi lập báo cáo thẩm định gửi lại cho phòng, ban đã soạn thảo dự thảo văn bản. Đơn vị soạn thảo dự thảo văn bản bổ sung, sửa đổi,

hoàn thiện dự thảo, tiếp tục gửi phòng Tư pháp thẩm định. Nếu dự thảo văn bản được thẩm định không còn vướng mắc về nội dung và thể thức thì trực tiếp đồng chí trưởng phòng Tư pháp lập báo cáo thẩm định gửi cho đơn vị soạn thảo. Đơn vị soạn thảo lập và hoàn thiện hồ sơ dự thảo, rồi gửi cho Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt, thông qua.

Sau khi văn bản đã được lãnh đạo phê duyệt, các bước còn lại của quy trình cũng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố được niêm yết tại trụ sở làm việc của Uỷ ban và được công bố rộng rãi trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình của thành phố.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh. Còn có tình trạng thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các bước trong quy trình. Chính vì vậy mà không đảm bảo thời gian ban hành văn bản theo quy định. Để quy trình này được thực hiện tốt hơn nữa, Uỷ ban nhân dân thành phố cần yêu cầu Ban chỉ đạo ISO tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hơn nữa hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh ban hành. (Trang 27 - 29)