CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3. Hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
+ Bộ luật TTHS Quy định Tòa án có nghía vụ chứng minh nên Tòa án đã tập trung quá nhiều vào việc xét hỏi để đấu tranh với bị cáo, trường hợp bị cáo không nhận tội nên dẫn đến Thẩm phán có tâm lý không hài lòng với bị cáo nên dễ ảnh hưởng đến phán quyết, dẫn đến việc không khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả xét xử. Đồng thời việc Tòa án xét hỏi nhiều trong phiên Tòa làm giảm đi vai trò chức năng buộc tội của Viện kiểm sát, việc này làm cho chức năng buộc tội của VKS bị mờ nhạt vì Tòa án đã làm thay rồi.
+ Quy định tại Điều 280 BLTTHS 2015 Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa trả điều tra bổ sung cũng không đúng chức năng của Tòa án, việc thu thập chứng cứ chứng minh bị cáo có tội thuộc về chức năng buộc tội của VKS.
Việc VKS không thu thập đủ chứng cứ chứng minh được bị cáo có tội thi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội Tòa án ra quyết định tuyên bố bị cáo vô tội.
Tuy nhiên nếu số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều là thể hiện sự thiếu sót của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện và chứng minh tội phạm. Trong những năm qua việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng ngoài những dấu hiện tích cực thể hiện tính thận trọng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử thì việc
trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở một số đơn vị địa phương phần nào phản ánh tinh thần trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Quy định Tòa án có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án Điểm bất cập đầu tiên là quyền hạn này không phù hợp với thẩm quyền của Tòa án.
Chức năng chính của Tòa án là chức năng xét xử và đưa ra bản án cuối cùng giải quyết vụ án. Tòa án tự mình khởi tố một vụ án và rồi lại tự mình xét xử vụ án – điều này sẽ dẫn đến hiện tượng Tòa án muốn bảo vệ quan điểm khởi tố ban đầu của mình, và đương nhiên nó sẽ không còn vô tư, khách quan trong quá trình xét xử nữa. Hơn nữa, quy định này của pháp luật còn mang tính quá mập mờ về thẩm quyền và nội dung. Điều 104 chỉ quy định Hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sư, nhưng không quy định cụ thể là Hội đồng xét xử cấp nào. Thứ hai, không quy định cụ thể trong trường hợp nào Hội đồng xét xử sẽ tự mình ra quyết định khởi tố vụ án và trường hợp nào sẽ yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố. Do vậy, Tòa án thường sẽ có xu hướng đẩy việc khởi tố về cho phía VKS, bởi lẽ việc khởi tố sai một vụ án hình sự sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng làm việc của cơ quan đó.
Tuy nhiên, không nên quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trực tiếp cho hội đồng xét xử, mà chỉ nên quy định nếu trong quá trình có tội phạm hay người phạm tội mới cần điều tra thì Hội đồng xét xử sẽ đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án. Điều này trước hết là đảm bảo việc vô tư, khách quan trong xét xử, vừa phù hợp hơn với chức năng cũng như các giai đoạn tiêp theo của tố tụng hình sự. Việc duy trì chức năng này không phải là không hợp lý nó sẽ giúp cho việc không để lọt tội phạm, ngăn chặn sự nguy hiểm cho xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân, bởi lẽ có thể trong quá trình điều tra, truy tố cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thể bỏ
sót tội phạm.
Trên thực tiễn còn tồn tại thiếu sót của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa là khi xét hỏi bị cáo thường thẩm vấn theo hướng buộc tội như cáo trạng của VKS, giúp Kiểm sát viên bảo vệ cáo trạng, việc xét hỏi tại phiên toà chưa thực sự đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp. Không ít trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong suốt thời gian xét hỏi không hỏi một câu nào mà chỉ đọc cáo trạng rồi ngồi xem HĐXX hỏi, hoạt động xét hỏi chủ yếu vẫn do HĐXX thực hiện, khi HĐXX hỏi xong và hỏi Kiểm sát viên có hỏi gì không thì Kiểm sát viên không hỏi gì thêm nữa vì thấy những vấn đề HĐXX hỏi đã đủ. Rõ ràng, Kiểm sát viên đã không ý thức được mình là một bên của quá trình tranh tụng tại phiên tòa, việc xét hỏi và tranh luận không phải của HĐXX. Có những vụ án, VKS không tham gia vào việc xét hỏi hoặc có xét hỏi nhưng không đúng vào nội dung chính, hỏi những câu hỏi mà HĐXX đã hỏi trước đó. Đối với những vụ án có Luật sư chỉ định thì việc tham gia xét hỏi của Luật sư cũng mang tính hạn chế, cầm chừng. Trong những trường hợp như vậy, lẽ ra với vai trò là người trọng tài điều khiển hoạt động tranh tụng, HĐXX phải nhắc nhở Kiểm sát viên không được lặp lại những câu hỏi trước đó, hoặc đề nghị Luật sư hỏi những câu hỏi liên quan đến vấn đề mình bào chữa thì HĐXX lại cho qua, xem việc dành thời gian cho Kiểm sát viên, Luật sư đặt câu hỏi là một thủ tục mang tính hình thức cần phải có, không cần quan tâm đến nội dung vấn đề cũng như kết quả đạt được khi dành thời gian cho Kiểm sát viên, Luật sư đặt câu hỏi bởi lẽ mọi tình tiết, sự kiện của vụ án đã được Toà án thẩm tra, làm rõ trước đó. Trong những trường hợp như vậy, Toà án vô hình chung đã tự đặt gánh nặng lên vai mình, tự mình “lấn sân” của bên buộc tội hoặc bên gỡ tội. Điều này đã hạn chế Toà án trong việc thực hiện chức năng xét xử, không phát huy được tính chủ động, tích cực của các bên tranh tụng, do vậy kết quả giải quyết vụ án chủ yếu phụ thuộc vào HĐXX, các phán
quyết về vụ án có thể không đảm bảo tính khách quan, đầy đủ và chính xác.
Việc điều khiển tranh luận tại phiên tòa ở một số phiên tòa còn mang tính hình thức. HĐXX không lắng nghe, ghi chép ý kiến tranh luận của luật sư thậm chí còn cắt bỏ lời bào chữa một cách không hợp lý, chính do những hạn chế nêu trên nên kết quả xét xử phúc thẩm của TAND Thành phố Đà Nẵng các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà còn một số hạn chế, trình độ chuyên môn của Thẩm phán còn hạn chế vào năm cụ thể
Bảng 2.3. Kết quả kháng cáo, kháng nghị từ năm 2013-2017 Năm Số vụ bị kháng cáo - Kháng
nghị
Số vụ y án
Số vụ
sửa án Số vụ hủy án 2013 38 vụ kháng cáo
Không có kháng nghị 33 vụ 05 vụ 0
2014 51 vụ 25 vụ 11 vụ 0
2015 49 vụ kháng cáo
Không có kháng nghị 23 vụ 09 vụ 01 vụ 2016 44 vụ kháng cáo- 54 bị cáo
kháng nghị 07 bị cáo 16 vụ 16 bị cáo
Hủy 1 phần 01 vụ- 02 bị cáo.
2017 37 vụ kháng cáo
Kháng nghị 02 vụ-5 bị cáo 21 vụ 06 vụ 0
Năm 2013 trong số các vụ án đã được đưa ra xét xử có 45 vụ kháng cáo, không có vụ án nào bị Viện kiểm sát kháng nghị. Đến nay Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử lại theo trình tự phúc thẩm 38 vụ, kết quả y án sơ thẩm 15 vụ, sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt 05 vụ, đình chỉ xét xử phúc thẩm 12 vụ, rút kháng cáo 04 vụ, còn lại chưa có kết quả.
Vào năm 2014 Trong số các vụ án đã được đưa ra xét xử có 51 vụ kháng
cáo, kháng nghị 01 vụ, 01 vụ vừa kháng cáo vừa kháng nghị. Đến nay Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử theo trình tự phúc thẩm 51 vụ, kết quả y án sơ thẩm 25 vụ, đình chỉ xét xử phúc thẩm 15 vụ, trong đó do có rút kháng nghị 01 vụ và rút kháng cáo 14 vụ, sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt vì có tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh 11 vụ.
Năm 2015 trong số các vụ án đã được đưa ra xét xử có 49 vụ - 54 bị cáo kháng cáo, kháng nghị không có. Đến nay Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử lại theo trình tự phúc thẩm 49 vụ 54 bị cáo, kết quả y án sơ thẩm 23 bị cáo, sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt 09 bị cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm 11bị cáo, rút kháng cáo 02 bị cáo; hủy án sơ thẩm 01vụ - 01 bị cáo (án đã xét xử sơ thẩm của năm 2014).
Năm 2016 trong số các vụ án đã được đưa ra xét xử có 44 vụ - 53 bị cáo kháng cáo, kháng nghị 07 bị cáo. Đến nay Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử lại theo trình tự phúc thẩm 39 vụ, kết quả y án sơ thẩm 16 bị cáo, sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt 16 bị cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm 14 bị cáo; hủy án sơ thẩm 01vụ - 01 bị cáo (án đã xét xử sơ thẩm của năm 2014);
hủy một phần 01 vụ - 02 bị cáo.
Năm 2017 trong tổng số các vụ án đã được đưa ra xét xử có 37 vụ - 47 bị cáo kháng cáo; 02 vụ - 05 bị cáo Viện kiểm sát kháng nghị. Đến nay Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử lại theo trình tự phúc thẩm 26 vụ; kết quả y án sơ thẩm 21 bị cáo, sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt 06 bị cáo, đình chỉ xét xử phúc thẩm 07 bị cáo; còn lại chưa có kết quả. Trong số các bản án đã xét xử có 15 bị cáo bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo; phạt cải tạo không giam giữ 01 bị cáo. Không có trường hợp nào cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật.
Để đảm bảo chất lượng điều khiển tranh tụng tại phiên tòa đòi hỏi đội ngũ Thẩm phán phải nắm vững pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn và khả năng thực hành tốt. Qua một số phiên tòa thấy rằng, khi điều khiển phiên tòa
nhiều Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa vẫn bảo thủ lối tư duy cũ, không đổi mới phương pháp, cách thức xét hỏi dẫn đến nội dung và thời gian dành cho Kiểm sát viên, Luật sư tham gia xét hỏi ngắn. Một số Thẩm phán còn lúng túng khi xử lý các tình huống xảy ra, nhất là khi tranh luận diễn ra căng thẳng giữa Kiểm sát viên và Luật sư. Nguyên nhân cơ bản thuộc về trách nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử các vụ án, tiếp đến là trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo thiếu kiểm tra, điều hành đơn vị nên ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm khi nghiên cứu hồ sơ, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Các vụ án hình sự thể hiện tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn với nhiều vụ án có đông người tham gia, nhiều vụ án hành vi của bị cáo diễn ra trên địa bàn rộng, ở nhiều địa phương khác nhau; các bị cáo chối tội quyết liệt dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ và quyết định hình phạt của HĐXX.
Từ những hạn chế nêu trên ta có thể rút ra một số nguyên nhân sau:
+ Một là do pháp luật còn chưa quy định chặt chẽ, chưa phân biệt rạch ròi (Điều 18 BLTTHS năm 2015) chức năng buộc tội và chức năng xét xử dẫn đến việc thực hiện chức năng của Tòa án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
+ Hai là do vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS mới năm 2015, chưa tập huấn chuyên sâu và cụ thể để làm rõ và năng cao cho thẩm phán về chức năng, nhiệm vụ của mình theo tinh thần được quy định của bộ luật mới.
+ Ba là vì khối lượng công việc quá lớn số lượng án ngày càng tăng mà nhân lực làm việc thì không đủ đáp ứng công việc (01 thư ký làm cho 03 thẩm phán) nên việc cập nhập những văn bản thông tư, nghị quyết mới còn hạn chế, nhiều thẩm phán còn ngại tham gia những khóa học nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ.
Tiểu kết Chương 2
Pháp luật nước ta đã quy định tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Để thực hiện tốt chức năng xét xử của mình thì mọi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của tòa án thì mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bộ luật Tố Tụng Hình Sự khi tiến hành giải quyết các vụ án Hình sự. Cụ thể là khi tiến hành giải quyết các vụ án hình sự thì phải tuân thủ những quy định của bộ luật tố tụng hình sự về những vấn đề liên quan dến quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và những quy định trong quá trình xét xử nói riêng.
Nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tổ chức hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm giải quyết vụ án, khách quan toa diện và đầy đủ, theo đúng tính thần của nguyên tắc hai cấp xét xử. Ở Việt Nam có rất nhiều căn cứ để phân chia thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên sự phân công đó còn kém hiệu quả và còn mang nhiều bất cập cần khắc phục. Trên đây là nhưng phân tích của tôi về những quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về vấn đề thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
Việc quy định một cách chặt chẽ, khắc phục các mặt hạn chế trong các quy định về thẩm quyền sẽ góp phần to lớn trong việc giải quyết đúng đắn các vụ án hình sự.
CHƯƠNG 3