Chương 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
4.1. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nâng
4.1.1. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
Trong thời gian qua, trên cơ sở nhận thức tính tất yếu và yêu cầu của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong thời đại phát triển khoa học và công nghệ, Đảng ta luôn xác định rõ phát triển khoa học và công nghệ phải nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) đã nhấn mạnh khoa học và công nghệ hiện đại giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đồng thời phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Đây là định hướng quan trọng có tác dụng khuyến khích những ứng dụng của khoa học và công nghệ hiện đại có giá trị kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích nhân văn, bền vững cho con người và cho đất nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định rõ các nhân tố tạo thành động lực phát triển của đất nước, đó là: hài hòa lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy nhân tố con người, đặc biệt là phát huy vai trò của khoa học và công nghệ... tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập.
Bên cạnh đó, để khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại mới, Đảng ta luôn xác định chủ trương phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Điều này không chỉ nhằm mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đồng bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khoa học, từ đó tránh được sự thiên lệch, mất cân đối giữa các giá trị khoa học, kỹ thuật và công nghệ với các giá trị nhân văn, nhân đạo trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội.
Những quan điểm trên của Đảng đã tạo ra sự đổi mới rõ rệt trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, của bản thân đội ngũ làm khoa học và công nghệ cũng như của đông đảo người sử dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ hiện đại. Đây cũng chính là những định hướng quan trọng để Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đề ra các chương trình, nhiệm vụ cụ thể để triển khai trong thực tế. Sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của nước ta chỉ có thể đạt được những kết quả tốt đẹp khi nó được thúc đẩy từ động lực của các giá trị đạo đức truyền thống, từ lòng yêu nước, khát vọng cống hiến cho đất nước, từ lòng yêu thương, đoàn kết, chia sẻ với mọi người xung quanh, từ tinh thần ham học hỏi, khát vọng khám phá những tri thức mới và sự cần cù, sáng tạo trong lao
động,.... Không chỉ dừng lại là động lực, mà những giá trị đạo đức truyền thống trên cần phải trở thành mục tiêu mà các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại cần hướng đến và phát huy. Quan điểm trên cần được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào.
Như chúng ta đã biết, bản thân những tri thức khoa học không thể tự nó gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực đến con người mà chỉ khi tri thức đó được con người ứng dụng để phục vụ cho những mục đích, lợi ích nào mà thôi.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân, cộng đồng, giai cấp và dân tộc lại có những nhu cầu, lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau nên việc nghiên cứu và sử dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cũng nảy sinh những vấn đề xung đột về lợi ích, từ đó dẫn đến những xung đột trong việc đánh giá về mặt đạo đức. Thực tế đã cho thấy, trong nhiều trường hợp khoa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho những lợi ích của các cá nhân, nhóm xã hội nhưng lại làm ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân khác và cộng đồng, xã hội nói chung, đi ngược lại với những chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống. Đối với các nước tư bản hiện nay, những vấn đề về mặt trái của khoa học và công nghệ đối với đời sống của con người, xã hội và môi trường sinh thái đã được các Nhà nước, các học giả bàn luận trong nhiều thập kỷ mà đến nay vẫn chưa giải quyết được. Điều này đặt ra vấn đề trước hết ở việc xác định mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của bất cứ quốc gia nào dù với chế độ chính trị nào, ở trình độ phát triển như thế nào cũng luôn phải hướng đến phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, cho tiến bộ xã hội và phát triển bền vững.
Ở nước ta, việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán trong mọi chủ trương, chính sách phát triển trên các lĩnh vực cụ thể. Trong mục tiêu tổng quát phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, Đảng ta cũng chỉ rõ: Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
Quan điểm của Đảng cũng chính là sự cụ thể hóa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, Người từng nhấn mạnh khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
Đây được coi là định hướng văn hóa quan trọng trong sự phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta. Nó đóng vai trò là “cơ chế kiểm soát”, “bộ lọc”
nhằm ngăn chặn những phản tác dụng hay hậu quả tiêu cực mà tiến bộ khoa học, công nghệ có thể gây ra đối với đời sống xã hội nói chung và đạo đức xã hội nói riêng. Đồng thời, nó nâng cao trách nhiệm đạo đức của con người trước cộng đồng, xã hội và tự nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại.