1.3.4.1. Mô hình tham chiếu và định nghĩa của ADSL
Đường thuê bao số bất đối xứng (ADSL) là công nghệ truyền dẫn mạch vòng nội hạt, cho phép truyền đồng thời trên một cặp dây với các thông số:
Tốc độ bit hướng xuống (dòng thông tin chuyển về cho khách hàng) có thể đạt tới 9 Mb/s.
Tốc độ bit hướng lên (thông tin hướng ra mạng) có thể đạt 1 Mb/s
Dịch vụ điện thoại truyền thống (POTS như thoại tương tự…)
Tốc độ dòng thông tin chuyển về khách hàng cao hơn rất nhiều so với dòng thông tin từ khách hàng chuyển đi, vì thế có khái niệm bất đối xứng.
Dịch vụ thoại tượng tự được truyền tại các tần số băng gốc và kết hợp với truyền dẫn dữ liệu thông dải qua một mạch lọc thông thấp (LPF), được gọi chung là bộ tách. Ngoài các bộ tách, hệ thống ADSL bao gồm một đơn vị truyền dẫn ADSL tại phía tổng đài trung tâm (ATU-C), một mạch vòng nội hạt, và một đơn vị truyền dẫn ADSL tại phía khách hàng (ATC-R)
1.3.4.2. Nguồn gốc của ADSL
Những định nghĩa đầu tiên về ADSL xuất hiện từ năm 1989, đó là kết quả nghiên cứu của J.W Lechleider và các cộng sự tại Bellcore [15,4,17]. Vào
năm 1990, ADSL được phát triển đầu tiên tại trường đại học Stanford và phòng thí nghiệm AT&T Bell. Đến năm 1992, các mẫu đầu tiên của ADSL được ra đời các phòng thí nghiệm của Bellcore và các công ty điện thoại. Các sản phẩm ADSL đầu tiên được đưa vào thử nghiệm vào năm 1995. ADSL được tạo ra trên cơ sở các nghiên cứu trước đây trên modem băng tần thoại, ISDN và HDSL.
Vào tháng 10 năm 1998, ITU đã đưa ra một bộ các khuyến nghị sơ bộ cho ADSL. Khuyến nghị G.992.1[6] đã xác định rõ ADSL toàn tốc. Khuyến nghị này gần giống tiêu chuẩn ANSI T1.413 phát hành lần thứ hai với hai khác biệt chính.
Chuỗi âm tần khởi tạo của tiêu chuẩn T1.413 được thay thế bằng quá trình dựa trên bản tin, được mô tả trong khuyến nghị G.994.1
Một chế độ đặc biệt đã được bổ sung thêm nhằm cải thiện hiệu năng hệ thống khi xuất hiện xuyên âm từ ISDN kiểu TCM, được dùng ở Nhật Bản.
Khuyến nghị G.992.2 [7] (trước đây được gọi là G.lite) xác định rõ ADSL khi không dùng bộ tách POTS. Khuyến nghị G.992.2 dựa trên G.992.1 nhưng có một số khác biệt chính sau đây
Bổ sung thêm các chế độ tiết kiệm năng lượng tại các thiết bị ATU-C và ATC-R
Bổ sung cơ cấu phục hồi nhanh cho phép phục hồi lại nhanh chóng sau các sự kiện nhấc đặt máy.
Số lượng âm tần (tone) sử dụng giảm từ 256 xuống còn 128
Số lượng bit trên một âm tần giảm từ 15 bit xuống còn 8 bit.
Khuyến nghị G.994.1 (trước đây được gọi là G.hs) xác định việc móc nối khởi tạo dựa trên bản tin cho phép bộ truyền nhận DSL đa chế độ có thể thoả thuận được chế độ vận hành chung. Khuyến nghị G.995.1 cung cấp một cái nhìn tổng quan về họ các khuyến nghị về DSL. Khuyến nghị G.996.1 [8] xác định phương thức phục vụ việc đo hiệu năng của các thiết bị DSL. Khuyến nghị G.997.1 xác định các thao tác với lớp vật lý, quản trị và bảo trì cung cấp cho ADSL. Khuyến nghị này bao gồm kênh eoc và các cơ sở thông tin quản lý (MIBs) của ADSL.
1.3.4.3. Khả năng và ứng dụng của ADSL
ADSL1, ADSL2 và ADSL3
Khái niệm ADSL xuất hiện vào đầu những năm 1990. Ban đầu, ADSL được xem xét có tốc độ cố định là 1,5 Mb/s cho hướng xuống và 16 Kb/s cho hướng lên dùng cho các ứng dụng video MPEG-1 . Một số thành viên trong nền công nghiệp thích gọi công nghệ này là ADSL1. Sau đó, người ta thấy rõ một số ứng dụng sẽ đòi hỏi các tốc độ cao hơn và các kỹ thuật truyền dẫn tiên tiến hơn sẽ cho phép các tốc độ cao hơn. ADSL2 với tốc độ hướng xuống là 3 Mb/s và hướng lên là 16Kb/s cho phép truyền đồng thời hai dòng dữ liệu MPEG-1. Vào năm 1993, ADSL3 ra đời, cung cấp tốc độ 6 Mb/s cho hướng xuống và tốc độ tối thiểu 64 Kb/s cho hướng lên để hỗ trợ cho MPEG2. Chuẩn ADSL ANSI T1.413 phát hành lần thứ nhất phát triển trên các khái niệm của ADSL3. Sau khi chuẩn ANSI T1.413 được chấp thuận, các khái niệm ADSL1, ADSL2 và ADSL3 ít được sử dụng.
RADSL