CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI IP TRÊN QUANG
2.4 Giải pháp truyền tải IP/WDM trong mạng toàn quang
2.4.5 Kỹ thuật lưu lượng trong mạng IP/WDM
Kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong mạng IP/WDM nhằm mục đích hữu hiệu nguồn tài nguyên mạng IP/WDM (bộ định tuyến IP, bộ đệm, bộ chuyển mạch WDM, sợi quang va bước sóng quang). Kỹ thuật lưu lượng khảo sát trong mạng này bao gồm kỹ thuật lưu lượng IP/MPLS và kỹ thuật lưu lượng WDM, như được chỉ ra trong hình sau :
Hình 2.22 : Kỹ thuật lưu lượng trong mạng IP/WDM
Trên cơ sở hai giải pháp mạng IP/WDM : theo cơ chế xếp chồng và cơ chế ngang hàng, tương ứng sẽ xây dựng hai mô hình kỹ thuật lưu lượng, đó là mô hình lưu lượng xếp chồng và mô hình lưu lượng tích hợp.
2.4.5.1 Mô hình kỹ thuật lưu lượng xếp chồng.
Nguyên tắc của kỹ thuật lưu lượng xếp chồng là việc tối ưu hoá mạng vẫn được duy trì cho từng lớp tại cùng một thời điểm. Điều này có nghĩa rằng một giải pháp tối ưu trong không đa chiều đã được tìm kiếm lần lượt từng chiều khác nhau.
Hầu hết, các giải pháp tối ưu được nghiên cứu độc lập và không mang tính tối ưu toàn bộ. Một cải tiến trong kỹ thuật lưu lượng xếp chồng là cơ chế có thể được gắn đuôi để đáp ứng tốt nhất các điều cần thiết của một lớp cụ thể (lớp IP hay lớp WDM) cho việc chọn các đối tượng.
Kỹ thuật lưu lượng xếp chồng được xây dựng bởi các bộ định tuyến IP xếp chồng trên các bộ OXC của mạng WDM thông qua bộ OADM. Mạng IP/WDM
được cấu trúc theo cách này là nhiều lớp nên rất thuận tiện cho lớp mạng vật lý bao gồm các thiết bị mạng và sợi quang. Mỗi sợi quang truyền tải nhiều bước sóng, mà các bước sóng này được định tuyến rất linh hoạt khi cấu hình lại mạng.
Hình 2.23 : Kỹ thuật lưu lượng xếp chồng trong IP/WDM
Trong đó, các giao diện của các bộ định tuyến IP kết nối tới bộ OADM là các giao diện có thể tái cấu hình lại được. Trong mạng IP/WDM, công việc điều khiển chống lại sự nghẽn có thể được nhận thấy không chỉ tại các mức luồng sử dụng cùng một dạng kết nối mà còn có thể thấy tại mức dạng kết nối sử dụng khả năng tái cấu hình các đường tia sáng. Chính vì thế, việc điều chỉnh lưu lượng của dòng không chỉ của các gói tin trước khi gửi chúng tới mạng, mà mạng có thể còn thích ứng với chính lưu lượng trong thời gian hoạt động của mạng.
2.4.5.2 Mô hình kỹ thuật lưu lượng tích hợp.
Hình 2.24 : Mô hình kỹ thuật lưu lượng tích hợp trong mạng IP/WDM
Nguyên tắc của kỹ thuật lưu lượng tích hợp cũng vẫn duy trì tính tối ưu đồng thời tại cả hai mạng IP và WDM. Điều này có nghĩa là giải pháp tối ưu hoá toàn cục được nghiên cứu trong một không gian đa chiều. Kỹ thuật lưu lượng tích hợp có thể được ứng dụng cho các mạng mà trong đó chức năng của cả hai IP và WDM đều được tích hợp trong từng thiết bị mạng. Khi hai chức năng này được tích hợp vào nhau, một mặt phẳng điều khiển tích hợp cho cả hai mạng sẽ khả thi.
Việc quản lý lưu lượng IP và quản lý - điều khiển nguồn WDM sẽ được đề cập cùng nhau.
Tóm lại, để truyền tải IP trên mạng quang cần phải thực hiện các chức năng mỗi lớp ứng theo mô hình OSI 7 lớp. Các gói IP (Lớp 3) sẽ được bao trong các khung Lớp 2, các khung Lớp 2 sau đó sẽ được truyền dẫn không lỗi qua các tuyến truyền dẫn quang Lớp 1. Mặc dù có rất nhiều giải pháp để thực hiện việc truyền gói IP trên mạng quang nhưng hầu như đều xoay quanh việc thích ứng những công nghệ đã được làm chủ như ATM, SDH, MPLS và Ethernet đảm nhiệm chức năng Lớp 2 và 1.
MPLS là một trong những công nghệ được chú ý nhiều nhất hiện nay. Bản thân MPLS không phải là giao thức tạo khung Lớp 2, nó hỗ trợ năng lực định tuyến cho các bộ định tuyến IP thông qua việc gán nhãn. Nhờ đó công nghệ này đem lại khả năng thiết kế lưu lượng mềm dẻo và hỗ trợ QoS/CoS cho lưu lượng IP.
Hỗ trợ MPLS được xem như một trong những tiêu chí để đánh giá giải pháp mạng truyền tải IP hiện nay.
Việc loại bỏ các lớp mạng trung gian trong giải pháp mạng truyền tải IP gắn liền với sự phát triển của công nghệ chuyển mạch quang. Sự mở rộng chức năng của chuyển mạch quang tới lớp cao hơn sẽ tạo ra một giải pháp mạng vô cùng đơn giản, và đó cũng là mục tiêu hướng đến trong tương lai; giải pháp mạng chỉ gồm hai lớp : IP/quang. Hiện nay các sản phẩm chuyển mạch bước sóng quang đã được thương mại hoá (OXC). Chuyển mạch chùm quang (OBS), chuyển mạch gói quang (OPS) và chuyển mạch nhãn quang (OLS) đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển. Vấn đề về công nghệ đang là rào cản chính trong lĩnh vực này.
CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ IP TRÊN QUANG
VÀO MẠNG VIỄN THÔNG ĐƯỜNG TRỤC VIỆT NAM
Chương này trên cơ sở phân tích đánh giá các giải pháp ứng dụng công nghệ tích hợp IP trên quang ở chương 2, kết hợp với các số liệu thực tế về mạng đường trục, mạng Internet và nhu cầu sử dụng lưu lượng của khách hàng tại Việt Nam. Bởi vì, chính lưu lượng mạng hiện tại này và lưu lượng dự kiến cho tương lai, sẽ là một cơ sở khoa học để chọn giải pháp, định cỡ mạng phù hợp và kinh tế trong việc xây dựng mạng trục của Việt nam. Để tiến tới một xu hướng nhằm đưa ra các đề xuất lộ trình ứng dụng công nghệ hiện đại IP trên quang vào mạng viễn thông đường trục của Việt Nam. Chương 3 được coi là chương trọng tâm của luận văn.
Những nội dung được đề cập trong chương :
+ Các cơ sở cho mạng viễn thông đường trục IP/WDM của Việt Nam.
- Hạ tầng mạng viễn thông đường trục hiện tại.
- Hạ tầng mạng Internet hiện tại.
- Mạng cáp quang đến năm 2007.
- Các thiết bị truyền tải trong mạng IP trên quang hiện đang sử dụng.
+ Đề xuất triển khai công nghệ IP/WDM vào mạng viễn thông đường trục Việt nam.
3.1 Phân tích hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam
Hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam hiện tại sẽ là cơ sở để chọn lựa giải pháp ứng dụng công nghệ IP trên quang vào mạng đường trục đạt được mục đích, đúng theo xu thế phát triển, kết thừa được cơ sở hạ tầng mạng hiện có. Đây là bước cần thiết trước khi ứng dụng công nghệ IP trên quang vào mạng đường trục nói riêng và mạng viễn thông của VNPT nói chung.