CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI IP TRÊN QUANG
3.2 Giải pháp ứng dụng tích hợp IP trên quang vào mạng viễn thông đường trục của Việt Nam
3.2.1 Giải pháp mạng đường trục tới năm 2010
Trên cơ sở hạ tầng mạng viễn thông đường trục của Việt Nam đã trình bày ở trên. Kết hợp với hạ tầng và xu thế phát triển dự báo lưu lượng dữ liệu của mạng Internet và xu thế phát triển dịch vụ viễn thông. Luận văn đề xuất giải pháp mạng viễn thông đường trục áp dụng công nghệ IP trên quang đến năm 2010 theo những tiêu chí sau :
3.2.1.1 Về mục tiêu phát triển mạng trục
Thứ nhất, tiếp tục duy trì mô hình mạng của mạng NGN hiện có, trên cơ sở phân lớp IP/MPLS/SDH/WDM và IP/MPLS/NG-SDH/WDM cho mạng viễn thông đường trục, sử dụng hai hệ thống cáp quang đường trục 40 Gb/s hiện có.
Cụ thể là :
- Về mặt quản lý và điều khiển vẫn duy trì theo cách phân tách giữa hai lớp thiết bị mạng lớp 3 (IP) và mạng truyền tải quang (WDM).
- Về mặt số liệu : Vẫn sử dụng phương thức kết nối POS giữa các bộ định tuyến IP-MPLS trong mạng quang.
- Về mặt kết nối quốc tế : Duy trì các phương thức kết nối như giai đoạn trước : IP/X.75/SDH, IP/Frame Relay/SDH, PoS, kết hợp mở rộng dung lượng theo nhu cầu thực tế và tiến tới áp dụng công nghệ IP/WDM trong tương lai.
- Về mạng trục gồm 3 điểm truy nhập-trục : Hà nội, Đà nẵng và TP.Hồ Chí Minh và xây dựng 2 trung tâm chuyển mạch : Hải dương (HDG) và Cần Thơ (CTO).
- Về điểm truy nhập trục : điểm trục được tổ chức thành nút đa dịch vụ.
Thứ hai, tổ chức mạng trục thành 2 mặt phẳng để thực hiện bảo vệ thiết bị và cân bằng tải. Bằng cách xây dựng một mạng quang đường trục mặt phẳng 2, sử dụng công nghệ IP/MPLS/DWDM với cấu hình mạng và ma trận lưu lượng cho toàn các tỉnh/thành trên cơ sở cấu trúc mạng hiện có kết hợp với việc dự báo lưu lượng trong tương lai (Tham khảo phụ lục).
3.2.1.2 Lựa chọn và phân tích giải pháp áp dụng IP trên quang.
Giải pháp được chọn lựa bao gồm các nhiệm vụ sau :
1. Kết nối 3 điểm truy nhập trục chính tại HNI, HCM, DNG và trung tâm chuyển mạch CTO qua mạng quang đường trục WDM 20Gbit/s sử dụng phương thức gói IP/SDH/WDM hoặc IP/NG-SDH /WDM (hay còn gọi là PoS) :
- Kế thừa được hạ tầng thiết bị hiện có, nên vốn đầu tư không cao; chỉ cần nâng cấp Card giao diện PoS cho các thiết bị định tuyến theo nhu cầu dung lượng giữa các cặp POP-trục.
- Chi phí đầu tư mới Card giao diện không lớn; tối đa 10 cặp Card giao diện quang cho trường hợp kết nối mạng lưới đầy đủ giữa các bộ định tuyến.
- Dễ dàng chuyển hướng mạng quản lý/điều khiển tiến đến mô hình mạng đồng cấp.
- Giải pháp tạo cơ sở cho việc tiến tới công nghệ IP trực tiếp trên sợi quang.
2. Trung tâm chuyển mạch HDG kết nối với các POP-trục còn lại qua mạng truyền tải quang vùng 1.
3. Vẫn tiếp tục duy trì quản lý/điều khiển phân tách (mô hình xếp chồng) thiết bị trong mạng truyền tải trong giai đoạn này.
- Phù hợp với mặt số liệu (phân tách quản lý/điều khiển giữa bộ định tuyến IP và thiết bị quang).
4. Duy trì POP-trục đa dịch vụ vì giai đoạn này hứa hẹn sự bùng nổ nhu cầu dịch vụ trong nước, do tác động của sự phát triển kinh tế. Do đó nhu cầu dịch vụ sẽ rất đa dạng gồm cả dịch vụ TDM và gói với nhu cầu băng tần khác nhau.
5. Kết nối nội đài giữa các cặp bộ định tuyến ở hai mặt sử dụng giải pháp Gigabit Ethernet cho những nơi có khoảng cách kết nối hơn 100 m.
- Chi phí Card giao diện này thấp so với những giải pháp khác - giảm được đáng kể chi phí đầu tư.
Hình 3.22 : Cấu hình mạng quang đường trục tới năm 2010
Hình 3.23 : Giải pháp điểm truy nhập POP-trục điển hình giai đoạn tới 2010