Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành đa lĩnh vực (Trang 20 - 28)

10. Cấu trúc luận án

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Với quan điểm giáo dục đại học là một loại hình dịch vụ giáo dục, các quan điểm, mô hình quản lý chất lƣợng giáo dục đại học đã và đang đƣợc vận dụng và phát triển từ các quan điểm, mô hình quản lý chất lƣợng trong các loại hình dịch vụ và sản xuất-kinh doanh. Tư duy về quản lý chất lượng hiện đại đã có những bước phát triển từ các quan điểm, mô hình kiểm soát chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng đến quan điểm và mô hình quản lý chất lƣợng tổng thể TQM (Total Quality Management). Các chuyên gia về chất lượng người Mỹ, Joseph Juran và W.Edwards Deming, từ kinh nghiệm thực tiễn hướng dẫn phương pháp quản lý cho các công ty của Nhật, đã xây dựng thành hệ thống lý luận về TQM. Đến nay các tác phẩm và phát biểu của Deming và Juran về TQM trong các khóa đào tạo cho các doanh nhân vẫn đƣợc xem là cơ sở lý luận nền tảng cho lĩnh vực quản trị chất lƣợng. Với cuốn “Cẩm nang kiểm soát chất lƣợng” đã đƣa ra mô hình về qui trình áp dụng TQM mà ông gọi là bộ ba chất lƣợng. Cùng với Joseph Juran và W.Edwards Deming, Philip B. Crosby và A. Feigenbaum cũng đƣợc biết đến nhƣ các nhà lý luận hàng đầu về TQM. Năm 1987, trong tác phẩm “Kiểm soát chất lƣợng toàn diện” (“Total Quality Control”), Feigenbaum đã đƣa ra định nghĩa nổi tiếng về TQM: “Quản lý chất lƣợng tổng thể là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển chất lƣợng, duy trì chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng của nhiều tổ nhóm trong một tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất”.

Vào những năm 1970, thành công của TQM trong các doanh nghiệp đã làm thay đổi cả nền kinh tế Nhật Bản. Thông qua quá trình triển khai quản lý chất lƣợng trong các doanh nghiệp, người Nhật phát triển các tư tưởng của TQM và tạo nên một văn hóa cải tiến liên tục (tiếng Nhật gọi là Kaizen).

Từ những thành công này, một số tác phẩm đã đƣợc dịch hoặc xuất bản ở Việt Nam như: “Thế kỷ 21 - Phương thức quản lý vượt trên cả người Nhật Bản và người Trung Quốc” của Dan Waters [36]; “Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật” của Kaoru Ishikawa [76]; “Quản lý chất lƣợng đồng bộ” của John S.Oakland [62];....

Trong giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến TQM trên cơ sở phân tích các đặc trƣng của chất lƣợng giáo dục. “Managing Quality in Schools” của John West - Burnham [102] là một công trình nghiên cứu tổng hợp về TQM trong giáo dục. Tác phẩm này đã trình bày một cách hệ thống các quan niệm về chất lƣợng và khách hàng của giáo dục, về văn hóa, sự lãnh đạo và nhấn mạnh vai trò con người trong TQM. Từ thực tế áp dụng TQM trong các trường học, tác giả đã đƣa ra một mô hình khái quát, gọi là mô hình “Các thành tố của chất lƣợng tổng thể” (The Components of Total Quality). Với công trình “Total Quality Management in Higher Education”, nhà nghiên cứu người Anh Sallis E. [103] xem xét các vấn đề của TQM trong một bối cảnh rộng lớn của GDĐH nước Anh. Cuốn sách đƣợc tác giả xem nhƣ một công trình tập thể, bởi nó tập hợp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý từ nhiều trường ĐH nước Anh. Sallis E. đã khái quát các thành tố của TQM trong một sơ đồ, gọi là “Vòng tròn chất lƣợng” (Quality circle).

Các nghiên cứu về quản lý chất lƣợng đào tạo theo học chế tín chỉ đã đƣợc áp dụng ở Mỹ từ thế kỷ 19 và được triển khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Cùng với sự phát triển của phương thức đào tạo này, rất nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố; nhiều cuốn sách về hệ thống tín chỉ học tập và cách thức quản lý đào tạo theo hệ thống này đã đƣợc xuất bản. Các nhà nghiên cứu giáo dục ở Mỹ - cái nôi của học chế tín chỉ là những người đầu tiên nghiên cứu về hệ thống học tập này và cách thức quản lý hệ thống học tập này.

Trong tài liệu “The Academic Credit System in Higher Education:

Effectiveness and Relevance in Developing Country” (Hệ thống tín chỉ học tập trong giáo dục đại học: Tính hiệu quả và sự thích hợp ở các nước đang phát triển), tác giả Omporn Regel đã trình bày tổng quan về hệ thống tín chỉ với những khái niệm, quá trình triển khai đào tạo, các ƣu nhƣợc điểm của hệ thống, những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự chuyển đổi thành công và khả năng áp dụng hệ

thống tín chỉ trong các nước đang phát triển, một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của Mỹ và thế giới về hệ thống tín chỉ... Trong công trình này, tác giả đã phân tích khả năng áp dụng hệ thống tín chỉ học tập mà các nước đang phát triển có thể xem xét điều kiện triển khai nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo của các trường đại học. Omporn Regel cho rằng, khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các nước đang phát triển không nên chấp nhận mô hình của Mỹ một cách dập khuôn mà cần xem xét các yếu tố để xây dựng những kế hoạch thực hiện riêng gắn với điều kiện, hoàn cảnh và văn hoá. Một số yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành công quá trình dạy học theo hệ thống tín chỉ cũng được tác giả đề cập. Trước hết, đó là sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội, chính phủ và các thành viên có liên quan trực tiếp đến quá trình đào tạo, sau đó là sự phù hợp các yêu cầu đối với các thành tố của quá trình dạy học (Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; Đội ngũ giảng viên; Kiểm tra - đánh giá;…).

Hiện nay, quá trình dạy học theo hệ thống tín chỉ của rất nhiều trường đại học ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Philippin, Đài loan, Hàn Quốc, Malaisia, Nigeria, Uganda, Trung Quốc, Thái Lan... đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, các nhà khoa học giáo dục vẫn không ngừng nghiên cứu về hình thức đào tạo này nhằm ngày càng cải thiện chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ cách thức quản lý để phát huy các mặt tích cực của quá trình đào tạo và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Tron nướ

Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về TQM được trình bày dưới dạng giáo trình nhƣ: “Quản lý chất lƣợng trong các tổ chức” do tác giả Nguyễn Đình Phan chủ biên [85] ; “Quản lý chất lƣợng toàn diện” của tác giả Vũ Quốc Bình [4]. Có tác phẩm nghiên cứu về TQM theo tiếp cận tích hợp giữa lý thuyết và thực tiễn quản lý chất lƣợng trong doanh nghiệp nhƣ: “TQM – Quản trị chất lƣợng toàn diện” do tác giả Nguyễn Quốc Tuấn chủ biên [91]; “Bảy công cụ quản lý chất lƣợng” của tác giả Đặng Đình Cung (Việt kiều ở Pháp) [30]. Việc nghiên cứu triển khai TQM trong các doanh nghiệp càng đƣợc quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Năm 2009 Tổng cục Đo lường chất lượng Việt Nam đã tiến hành một công trình nghiên cứu tập thể lớn với mục đích phổ biến áp dụng TQM trong các doanh nghiệp nước ta. Trong giáo dục, đã xuất hiện ngày càng nhiều các công trình

nói đến TQM. Công trình nghiên cứu cấp Nhà nước về Kiểm định chất lượng và Quản lý chất lƣợng giáo dục của nhóm chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội do tác giả Nguyễn Đức Chính đứng đầu [28] đã khẳng định sự phù hợp của TQM với các điều kiện đặc thù của giáo dục. Trong các công trình nghiên cứu về chất lƣợng giáo dục, tác giả Nguyễn Lộc đã phân tích quan điểm TQM từ khái niệm, tên gọi, nội dung đến cơ hội vận dụng vào trường ĐH nước ta. Trần Kiểm, tác giả cuốn sách

“Tiếp cận hiện đại trong GD” [65] cho rằng, với tiếp cận TQM, nguyên tắc bảo đảm chức năng của từng người, từng bộ phận là nguyên tắc cần thiết để có được sự hợp tác và cam kết trách nhiệm. Nghiên cứu về văn hóa chất lƣợng trong cơ sở giáo dục, nội dung có tầm quan trọng hàng đầu đối với TQM, tác giả Lê Đức Ngọc [80]

đƣa ra định nghĩa: “Văn hóa chất lƣợng một cơ sở đào tạo đƣợc hiểu là: Mọi thành viên (từ người học đến cán bộ quản lý), mọi tổ chức (từ các phòng, ban đến các tổ chức đoàn thể) đều biết công việc của mình thế nào là có chất lƣợng và đều làm theo yêu cầu chất lƣợng ấy”. Ngoài ra, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về quản lý chất lƣợng và TQM của các nhà khoa học khác (Trần Khánh Đức [44], Nguyễn Phương Nga [78], Phạm Thành Nghị [79],...) đã đề cập đến TQM ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Tác giả Phạm Thành Nghị, khi nghiên cứu về chất lƣợng và quản lý chất lượng đào tạo đã tổng hợp thành ba trường phái lý thuyết: Lý thuyết về sự khan hiếm của chất lƣợng, lý thuyết về sự gia tăng giá trị và lý thuyết về chất lƣợng xét theo nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo.

Lý thuyết về sự khan hiếm của sản phẩm chất lƣợng cao ở bậc đào tạo đại học đã đƣa ra một số tiêu chí để chứng minh rằng chất lƣợng tuân theo quy luật hình chóp. Chất lƣợng chỉ có ở số lƣợng sản phẩm đào tạo rất hạn chế, nó phụ thuộc vào: Chi phí, nguồn lực, quy mô của trường, sự tuyển chọn và sự công nhận trong phạm vi toàn quốc.

Lý thuyết gia tăng giá trị cho rằng, các trường có chất lượng cao là các trường làm tăng sự khác biệt của kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học từ khi vào trường đến khi tốt nghiệp. Theo quan điểm này, các trường phải đưa ra các chuẩn mực sản phẩm họ đào tạo để có thể đo đếm, xác định đƣợc chất lƣợng.

Theo lý thuyết chất lƣợng đào tạo phụ thuộc vào nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo, là sự phù hợp giữa chất lƣợng với những tuyên bố nhiệm vụ và kết quả đạt đƣợc của mục tiêu trong phạm vị các chuẩn mực đƣợc thừa nhận công khai. Chất lƣợng theo quan điểm này có nhiều ƣu điểm: Sự tôn trọng và khẳng định tính đa dạng của nhiệm vụ, đánh giá cao tính chủ động của nhiệm vụ và mục tiêu. Mục tiêu của nhà trường phải đưa ra trên các mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị tương ứng với các loại văn bằng - chứng chỉ khác nhau, định hướng vào tương lai, khuyến khích sự công khai các nhiệm vụ, các mục tiêu và kết quả mong đợi của nhà trường với công chúng, cụ thể hoá mục tiêu, các tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, để tăng tính thực tiễn của mục tiêu, mỗi cơ sở đào tạo phải đƣa ra các chuẩn mực cụ thể ứng với mỗi mục tiêu nhất định và mục tiêu này đã phải đƣợc xây dựng dựa trên nhu cầu nhóm khách hàng mà họ dự định phục vụ.

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng đào tạo, đã đưa ra các chỉ số và chuẩn mực trong đào tạo, đã đưa ra phương thức đánh giá và sự bảo đảm chất lƣợng, đã đƣa ra hệ thống quản lý chất lƣợng và mô hình quản lý chất lƣợng.

Trong thời gian qua, cùng với quá trình phát triển mang tính bùng nổ về mạng lưới và quy mô giáo dục đại học, vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đại học đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội và của các học giả, nhà nghiên cứu về giáo dục đại học. Vấn đề chất lƣợng và quản lý chất lƣợng đào tạo đã có nhiều tác giả với khá nhiều công trình nghiên cứu nhƣ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp”- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài B2000-TĐ52-44 (Tác giả Trần Khánh Đức)[43]; “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo sau đại học ở Việt Nam”- Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: B99-52TĐ50 (Tác giả Phan Văn Kha)[63]; “Nghiên cứu các giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ở bậc đại học phù hợp với đổi mới giáo dục đại học hiện nay” Báo cáo Khoa học tổng kết đề tài B98-49-74 (Tác giả Đỗ Công Vịnh). “Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo sau đại học tại Việt Nam” (tác giả Phạm Xuân Thanh). Những nghiên cứu trên đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo

dục đại học và đề xuất các giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ở bậc đại học phù hợp với đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn vừa qua

Vận dụng tiếp cận TQM để đƣa ra các giải pháp quản lý hoạt động của nhà trường cũng được lựa chọn là đề tài nghiên cứu của nhiều nghiên cứu sinh nước ta trong mấy năm gần đây. Hiện nay đã có một số đề tài luận án NCS nghiên cứu áp dụng TQM trong GD nhƣ: tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm nghiên cứu về “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GD ở trường mầm non nông thôn theo quan điểm QLCL tổng thể”, tác giả đƣa ra các chức năng, điều kiện cơ bản và các biện pháp để thực hiện công tác quản lý ở Trường Mầm non liên thông theo TQM, tác giả Lê Đức Ánh với đề tài “Vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể vào quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông dân lập”, tác giả đã nêu các khái niệm liên quan đến việc vận dụng quản lý chất lượng, đưa ra các phương pháp của của Hiệu trưởng, việc tự quản của GV và đưa ra một số giải pháp vận dụng lý thuyết quản lý quá trình dạy học theo TQM, tác giả Nguyễn Văn Ly với đề tài “Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các Học viện, Trường Công an nhân dân” tác giả đề cập đến mô hình TQM, áp dụng trong đào tạo và quản lý chất lƣợng đào tạo. Đồng thời tác giả đƣa ra các giải pháp để triển khai, tác giả Hoàng Thị Minh Phương với đề tài “Nghiên cứu đổi mới quản lý Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể”, trong đó tác giả đã đề cập đến các khái niệm TQM, khả năng áp dụng tiếp cận TQM để đổi mới quản lý hệ thống trường ĐHSP kỹ thuật nước ta và tác giả cũng đưa ra các giải pháp đổi mới quản lý tiếp cận theo TQM, tác giả Vũ Xuân Hồng với đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự” trong luận án tác giả nêu mô hình TQM và việc áp dụng quan điểm của TQM vào quản lý giáo dục đại học, sự cần thiết áp dụng quan điểm TQM vào Đại học Ngoại ngữ Quân sự và xây dựng các nhóm giải pháp. Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về quản lý chất lƣợng giáo dục đại học nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu sâu về quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình kế tiếp a+b ở Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận TQM và ứng dụng CNTT trong quản lý.

Ở Việt Nam, đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học là một vấn đề đã đƣợc đề cập cách đây gần 20 năm nhƣng trong quá trình triển khai đã gặp rất nhiều lúng túng trong cả khâu quản lý và tổ chức thực hiện. Ngay từ năm 1988, theo chủ trương của Bộ GD & ĐT, một số trường đại học đã áp dụng học chế mềm dẻo: kết hợp niên chế với học phần (Đơn vị học trình). Từ năm 1993 - 1994, một số trường ĐH đã cải tiến một cách cơ bản học chế học phần - đơn vị học trình theo hướng mềm dẻo hơn để tiếp cận với học chế tín chỉ. Trong giai đoạn 1993-1998 các tác giả ở Vụ Đại học mà đứng đầu nhóm nghiên cứu là các nhà khoa học Lâm Quang Thiệp (Vụ trưởng Vụ ĐH) và Lê Viết Khuyến (Vụ phó Vụ đại học) đã có nhiều bài nghiên cứu về quản lý đào tạo khi chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương thức đào tạo này vẫn còn khá mới mẻ. Gần đây, vấn đề này đã được nêu trong các văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục, các cấp lãnh đạo nhà trường, đội ngũ giảng viên, sinh viên và các tổ chức sử dụng sản phẩm giáo dục. Nhiều vấn đề về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ và qui trình chuyển đổi sang học chế này đã đƣợc các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu.

Trên thế giới, những nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý trước đây thường tập trung vào xây dựng lí thuyết hoặc phương pháp. Hiện nay các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, chiến lƣợc quan tâm nhiều đến các yếu tố kỹ thuật, kỹ năng và văn hoá trong một tổ chức. Các vấn đề về hệ thống thông tin quản lý đƣợc nghiên cứu qua các giai đoạn phát triển sau:

Những năm đầu của thập niên 70: Xây dựng hệ thống quản lý, xây dựng các phương pháp luận, kinh tế và máy tính hoá. Giữa những năm 70: Hệ thống trợ giúp việc ra quyết định, việc thực hiện và những thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý.

Đầu những năm 80: Các công cụ nâng cao năng suất, cơ sở dữ liệu quản lý, những ảnh hưởng của công nghệ tới cơ cấu tổ chức, tin học văn phòng. Giữa những năm 80: Viễn thông, ảnh hưởng cạnh tranh của công nghệ thông tin, các hệ thống chuyên gia …

Trong vòng 20 năm trở lại đây, đã bớt dần những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật mà tập trung nhiều vào hoạt động thông tin và hiệu quả của các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành đa lĩnh vực (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)