5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.2 Các hàm chuyển đổi kiểu ảnh
Với các thao tác nhất định, sẽ thật hữu ích khi có thể chuyển đổi ảnh từ dạng này sang dạng khác. Chẳng hạn, nếu ta muốn lọc một ảnh màu được lưu trữ dưới dạng ảnh số, đầu tiên ta nên chuyển đổi nó thành dạng ảnh RGB. Khi ta áp dụng phép lọc tới ảnh RGB, MATLAB sẽ lọc giá trị cường độ tương ứng trong ảnh. Nếu ta lọc ảnh số MATLAB đơn giản chỉ áp đặt phép lọc tới ma trận ảnh số và kết quả sẽ không có ý nghĩa.
Chú ý : Khi chuyển đổi một ảnh từ dạng này sang dạng khác, ảnh kết quả có thể khác ảnh ban đầu. Chẳng hạn, nếu ta chuyển đổi một ảnh màu chỉ số sang một ảnh cường độ, kết quả ta sẽ thu được một ảnh đen trắng.
Danh sách sau đây sẽ liệt kê các hàm được sử dụng trong việc chuyển đổi ảnh :
dither : Tạo một ảnh nhị phân từ một ảnh cường độ đen trắng bằng cách trộn, tạo một ảnh chỉ số từ một ảnh RGB bằng cách trộng (dither).
gray2id : Tạo một ảnh chỉ số từ một ảnh cường độ đen trắng.
grayslice : Tạo một ảnh chỉ số từ một ảnh cường độ đen trắng bằng cách đặt ngưỡng.
im2bw : Tạo một ảnh nhị phân từ một ảnh cường độ, ảnh chỉ số hay ảnh RGB trên cơ sở của ngưỡng ánh sáng.
ind2gray : Tạo một ảnh cường độ đen trắng từ một ảnh chỉ số.
ind2rgb : Tạo một ảnh RGB từ một ảnh chỉ số.
mat2gray : Tạo một ảnh cường độ đen trắng từ dữ liệu trong một ma trận bằng cách lấy tỉ lệ giữ liệu.
rgb2gray : Tạo một ảnh cường độ đen trắng từ một ảnh RGB.
rgb2ind : Tạo một ảnh chỉ số từ một ảnh RGB.
Ta cũng có thể thực hiện các phép chuyển đổi kiểu chỉ sử dụng cú pháp của MATLAB . Chẳng hạn, ta có thể convert một ảnh cường độ sang ảnh RGB bằng cách ghép nối ba phần sao chép của ma trận ảnh gốc giữa 3 chiều : RGB=cat (3, I, I, I); Ảnh RGB thu được có các ma trận đồng nhất cho các mặt phẳng R, G, B vì vậy ảnh hiển thị giống như bóng xám.