Các cửa sổ làm việc của MATLAB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật phục hồi ảnh và ứng dụng (Trang 39 - 43)

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.5Các cửa sổ làm việc của MATLAB

a) Cửa sổ lệnh

Là cửa sổ giao tiếp chính của MATLAB bởi đây là nơi nhập giá trị các biến, hiển thị giá trị, tính toán giá trị của biểu thức, thực thi các hàm có sẵn trong thư viện (dạng lệnh), hoặc các hàm (dạng hàm) do người dùng lập trình ra trong M_files.

Các lệnh được nhập sau dấu nhắc „ >> „, và nếu có sai sót trong quá trình gõ (nhập) lệnh thì hãy nhấn phím Enter cho đến khi nhận được dấu nhắc >>. Thực thi lệnh bằng nhấn phím Enter.

Gõ các lệnh sau : A= pi/2;

B= sin (A) B=1

Hình 2. 2. Giao diện câu lệnh

Hoặc chương trình soạn thảo trong M-file dưới đây : % Chuong trinh trong M-file

x= 0 : pi/6 : 2*pi; y=sin (x);

plot (x, y);

% chuong trinh được lưu với tên file là “ve_sin. m”

b) Cửa sổ command History

Các dòng mà bạn nhập vào trong cửa sổ Command window (các dòng này có thể là dòng nhập biến, hoặc có thể là dòng lệnh thực hiện hàm nào đó) được giữ lại trong cửa sổ Command History, và cửa sổ này cho phép ta sử dụng lại những lệnh đó bằng cách nháy chuột lên các lệnh đó hoặc các biến, nếu như bạn muốn sử dụng lại biến đó.

nháy đôi chuột lên lênh hoặc biến để sử dụng lại Hình 2. 3. Gọi câu lệnh c) Cửa sổ Workspace

Là cửa sổ thể hiện tên các biến bạn sử dụng cùng với kích thước vùng nhớ (số bytes), kiểu dữ liệu (lớp), các biến được giải phóng sau mỗi lần tắt chương trình. Nháy đôi chuột lên biến để xem dữ liệu (hoặc thay đổi giá trị) Hình 2. 4. Xem dữ liệu

Ngoài ra nó cho phép thay đổi giá tri, cũng như kích thước của biến bằng cách nháy đôi chuột lên các biến. Hoặc nháy vào nút bên trái ngay cạnh nút save Ví dụ khi chọn biến (giả thử là biến b) rồi nháy (hoặc nháy chuột vào nút cạnh nút save) ta được cửa sổ sau gọi là Array Editor.

Hình 2. 5. Kết quả

Tiêu đề là tên biến b, định dạng dữ liệu ở ô có tên là : Numeric format, mặc định là dạng short, Kích thước size là 1 by 3 (tức là một hàng và 3 cột) ta có thể thay đổi kích thước này bằng cách thay đổi số có trong ô kích thước size. Dùng cửa sổ này để lưu các biến ở dưới là dữ liệu của biến b, ta có thể thay đổi chúng bằng cách thay đổi giá trị trong các ô đó Tất cả các biến đều được lưu trong Workspace trong đó thể hiện cả kích thước (Size), số Bytes và kiểu dữ liệu (class) (8 bytes cho mỗi phần tử dữ liệu kiểu double cụ thể là 24 bytes dành cho b và 8 bytes dành cho a).

d) Cửa sổ M-file

Là một cửa sổ dùng để soạn thảo chương trình ứng dụng, để thực thi chương trình viết trong M-file bằng cách gõ tên của file chứa chương trình đó trong cửa sổ Command window.

Khi một chương trình viết trong M-file, thì tuỳ theo ứng dụng cụ thể, tuỳ theo người lập trình mà chương trình có thể viết dưới dạng sau :

Dạng Script file : Tức là chương trình gồm tập hợp các câu lệnh viết dưới dạng liệt kê, không có biến dữ liệu vào và biến lấy giá trị ra.

Hình 2. 6. Dạng hàm function : có biến dữ liệu vào và biến ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật phục hồi ảnh và ứng dụng (Trang 39 - 43)