Phân tích hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở dữ liệu phân tán và ứng dụng trong chuyển tiền điện tử (Trang 86 - 98)

Chương 4 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ, CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG

4.1 Phân tích hệ thống

4.1.1 Yêu cầu hệ thống

Yêu cầu về chức năng hệ thống TT Chức

năng

Mô tả

Chức năng về quản lý danh mục 1 Quản lý

các danh mục hồ sơ của hệ thống

- Do yêu cầu quan trọng trước khi lập điện chuyển tiền của khách hàng, Giao dịch viên cần kiểm tra và xác thực các thông tin trên phiếu chuyển tiền của Khách hàng. Các thông tin này phải phản ánh đúng hiện trạng tại thời điểm Giao dịch viên truy xuất. Và các thông tin Giao dịch viên cần truy xuất gồm:

o Thông tin chi tiết về Khách hàng chuyển tiền và nhận tiền.

o Thông tin về trạng thái và số dư Tài khoản của Khách hàng chuyển.

o Thông tin về trạng thái Tài khoản của Khách hàng nhận.

o Thông tin về các Điện chuyển tiền mà Giao dịch viên đã lập trong ngày.

- Kiểm soát viên thực hiện chức năng kiểm soát, duyệt Điện và duyệt các bút toán hạch toán kế toán sau khi Giao dịch viên lập điện. Do đó, các thông tin Kiểm soát viên cần truy xuất, bao gồm:

o Thông tin về trạng thái và số dư Tài khoản kế toán trước và sau khi duyệt bút toán hạch toán.

o Thông tin các tất cả các Điện chuyển tiền phát sinh đi và phát sinh đến trong ngày.

- Quản trị viên thực hiện chức năng quản trị hệ thống. Do đó,

quản trị viên được truy xuất các thông tin hồ sơ về:

o Danh sách Hồ sơ người dùng trong hệ thống.

o Danh sách các Vai trò của người dùng.

o Danh sách các Chức năng của hệ thống.

o Danh sách Gán chức năng cho từng Vai trò.

o Danh sách hồ sơ Phân vai trò cho từng người dùng.

Chức năng quản lý giao dịch 2 Lập

điện

- Giao dịch viên nhập các thông tin do khách hàng cung cấp trong giấy chuyển tiền và các thông tin khác vào thông tin điện. Sau đó, Giao dịch viên lập và tạo điện trên Màn hình giao dịch.

- Khi điện được lập thành công, trạng thái của điện sẽ là Tạo mới.

3 Hoàn tất điện

- Khi điện đã được lập, Giao dịch viên thứ hai thực hiện chức năng hoàn tất điện trên màn hình Xử lý điện của Giao dịch viên trước, trạng thái của điện lúc này sẽ là Đã hoàn tất.

- Giao dịch viên hoàn tất điện không phải là người đã lập điện.

4 Duyệt điện

- Sau khi điện đã được hoàn tất, Kiểm soát viên thực hiện chức năng Duyệt điện trên màn hình Xử lý điện. Nếu duyệt điện thành công, trạng thái của tin điện sẽ là trạng thái Đã duyệt.

5 Chuyển điện

- Điện được Kiểm soát viên chuyển đến Ngân hàng chi nhánh nhận sau khi đã được Duyệt thành công và trạng thái của điện sau khi chuyển sẽ là Đã chuyển.

- Khi một Kiểm soát viên duyệt điện, thì chỉ có Kiểm soát viên đó mới được thực hiện chức năng Chuyển điện.

Chức năng quản trị hệ thống 7 Quản lý

người dùng

- Chức năng này kiểm soát và quản lý Người dùng trong hệ thống.

- Quản trị viên của hệ thống có thể thêm mới, sửa hoặc xoá thông tin người dùng trong hệ thống.

8 Quản lý Vai trò người dùng

- Chức năng quản lý, phân quyền thao tác và thực hiện trên một số đối tượng tượng trong hệ thống cơ sở dữ liệu, và một nhóm các quyền được cấp phát này được nhóm thành một Vai trò.

- Chức năng thực hiện gắn từng Vai trò tương ứng với từng Mô-đun trong hệ thống chương trình quản lý điện chuyển tiền.

9 Phân quyền người dùng

- Mỗi người dùng được cấp một Vai trò nhất định trong hệ thống.

- Chức năng này quản lý và phân Vai trò cho từng người dùng, cũng như hạn chế và cấp đủ quyền để người dùng có thể thực hiện các chức năng và công việc của mình trong hệ thống.

10 Quản lý tham số hệ thống

- Chức năng quản lý các tham số và cấu hình hệ thống.

- Chức năng này được thực hiện bởi quản trị viên và được thực hiện tại từng Ngân hàng chi nhánh, các tham số được cài đặt và cấu hình phù hợp với từng Ngân hàng chi nhánh.

Bảng 4.1 Bảng yêu cầu chức năng hệ thống

Yêu cầu về bảo mật và an toàn

- Do quá trình chuyển tiền ảnh hưởng trực tiếp đến số dư trên Tài khoản tiền gửi/ Tài khoản thanh toán của khách hàng. Do đó, việc đảm bảo an toàn và bảo mật trong thanh toán là yêu cầu quan trọng và trọng tâm của hệ thống.

- Hệ thống phải phải được áp dụng đồng thời nhiều mức đảm bảo an toàn đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, chính xác.

 Mức hệ điều hành:

i. Tại máy chủ: Việc truy nhập vào hệ thống máy chủ thông qua tên truy nhập và mật khẩu.

ii. Tại máy trạm làm việc: Thông qua tên và mật khẩu truy cập mạng và máy trạm.

 Mức CSDL:

i. Hệ quản trị CSDL được quản trị bởi nhóm DBA (DataBase Administrator), chỉ những người sử dụng thuộc nhóm DBA mới có quuyền thực hiện các thao tác trên CSDL. Những người thuộc nhóm

này không được thực hiện các giao dịch liên quan đến việc thanh toán với Khách hàng.

ii. Mỗi người sử dụng trong hệ thống được quản lý bởi chức năng quản trị người dùng của CSDL Oracle. Người sử dụng chỉ có thể truy nhập vào CSDL thông qua chương trình ứng dụng, không cho phép người dùng truy nhập CSDL thông qua các công cụ khác như PL/SQL, …

 Mức chương trình ứng dụng:

i. Người sử dụng đăng nhập vào chương trình thông qua tên và mật khẩu được quản trị viên cung cấp.

ii. Theo định kỳ, mật khẩu người dùng được yêu cầu thay đổi để đảm bảo tính bảo mật và an toàn.

iii. Mọi thông tin về người sử dụng khi thao tác với CSDL đều được ghi nhật ký để đảm bảo tính pháp lý cũng như trách nhiệm của người sử dụng đối với dữ liệu trong hệ thống.

iv. Mỗi nhóm người dùng sẽ chỉ được thao tác với một miền dữ liệu nhất định để thực hiện đúng các chức năng mà người dùng đó được cấp.

v. Mọi thao tác của người dùng tới dữ liệu chỉ có thể được thực hiện thông qua chương trình ứng dụng, do đó có thể ngăn chặn được những sai lầm không đáng có từ phía người dùng.

vi. Các thông tin quan trọng trong hệ thống được mã hoá, như thông tin về tài khoản người dùng, thông tin điện thanh toán, …

4.1.2 Phân tích và lựa chọn kiến trúc phân tán

Định vị dữ liệu

Việc thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nội bộ trong Ngân hàng Phát triển Việt Nam được diễn ra trên hai phạm vi là:

Trung tâm Thanh toán đặt tại HSC và chi nhánh tại các địa phương. Một số bước được thực hiện xử lý và cập nhật tại Chi nhánh, do đó có thể tổ chức dữ liệu theo nguyên tắc đồng nhất.

Với hệ thống này, tất cả các bảng dữ liệu của TTTT và Ngân hàng chi nhánh địa phương là một. Nhưng ở TTTT lưu tất cả dữ liệu cần thiết phải tìm kiếm, tổng hợp và xử lý cho các báo cáo và quản lý thường xuyên.

Ở các Cơ sở dữ liệu của các Ngân hàng chi nhánh cũng lưu dữ liệu đó nhưng

cập nhật và phát sinh trong quá trình xử lý của các Ngân hàng chi nhánh sẽ được cập nhật định kỳ vể TTTT nhờ công cụ cập nhật đồng bộ hoá của Oracle.

Với thiết kế phân tán như vậy, tại mỗi Ngân hàng chi nhánh chỉ lưu các dữ liệu chính trong các quan hệ thuộc chi nhánh và sơ đồ phân tán dữ liệu định vị cho một “chi nhánh A” có lược đồ tổng quát như sau:

QUANHE“chi nhanh i” = SELECTchi nhanh = “chi nhanh i ” QUANHE

Trong đó, QUANHE là bảng dữ liệu tổng thể của Cơ sở dữ liệu TTTT, QUANHE“chi nhanh i” là bảng dữ liệu tương ứng cho “chi nhánh i”, nếu bảng QUANHE có chứa thuộc tính chi nhánh và ta cũng có QUANHE tổng thể là hợp nhất của các quan hệ bộ phận:

QUANHE = QUANHE“chi nhanh 1” …  QUANHE“chi nhanh n”

- Các hoạt động chính của Trung tâm thanh toán là đóng vai trò trung tâm, quản lý toàn bộ các thông tin giao dịch diễn ra tại các Chi nhánh cũng như các giao diễn ra tại đây.

 Trung tâm thanh toán cũng thường xuyên in các báo cáo tổng hợp về tình hình giao dịch trong toàn hệ thống cũng như kiểm soát các số liệu mang tính chất toàn hệ thống như hệ thống Tài khoản, danh mục Khách hàng, danh mục các Ngân hàng Chi nhánh tham gia thanh toán, danh mục Tiền tệ, …

 Các thông tin dữ liệu mang tính chất toàn hệ thống phải được quản lý tập trung, thống nhất và đồng bộ. Dó đó, việc tập trung các thông tin dữ liệu này cùng với thông tin dữ liệu giao dịch của các ngân hàng Chi nhánh tại trung tâm Thanh toán là cần thiết và phù hợp.

- Các hoạt động diễn ra tại các Ngân hàng chi nhánh:

 Tại các ngân hàng Chi nhánh, có thể thực hiện một giao dịch với bất cứ một ngân hàng Chi nhánh và với bất kỳ khách hàng nào trong hệ thống.

 Ngân hàng Chi nhánh có thể truy xuất dữ liệu cần thiết từ Trung tâm thanh toán để thực hiện các giao dịch

 Ngân hàng Chi nhánh chỉ có thể theo dõi và xem các thông tin về giao dịch của ngân hàng Chi nhánh mình mà không thể xem thông tin của các ngân hàng Chi nhánh khác. Do đó, việc tập trung dữ liệu giao dịch

tại ngân hàng Chi nhánh là không cần thiết, và chỉ cần lưu các thông tin giao dịch của chính Ngân hàng mình quản lý.

 Khi ngân hàng Chi nhánh có nhu cầu in báo cáo thống kê, dữ liệu được kết xuất từ chính database của Chi nhánh đó, và do đó, tại các ngân hàng Chi nhánh, cấu trúc các bảng dữ liệu tương tự như tại trung tâm Thanh toán.

Các hoạt động thao tác dữ liệu

- Khi trung tâm Thanh toán in báo thống kê toàn hệ thống, trước đó dữ liệu từ các ngân hàng Chi nhánh sẽ được tổng hợp về trung tâm Thanh toán.

- Khi trung tâm Thanh toán thêm mới, cập nhật hay xoá các thông tin mang tính chất toàn hệ thống, các thông tin dữ liệu này cũng sẽ được cập nhật tức thời vào database của các ngân hàng Chi nhánh.

Sơ đồ sau mô tả việc trao đổi thông tin dữ liệu giữa trung tâm Thanh toán và các ngân hàng Chi nhánh.

Trung tâm thanh

toán CN A

Danh mục hệ thống

Dữ liệu giao dịch

Hình 4.1: Sơ đồ trao đổi dữ liệu giữa trung tâm Thanh toán và ngân hàng Chi nhánh

Như vậy, phương pháp phân tán dữ liệu phù hợp trong bài toán này là phương pháp phân tán Partition. Tại trung tâm Thanh toán và các ngân hàng Chi nhánh đều có database chứa dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu trong các database này hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về dữ liệu được lưu trữ. Dữ liệu trong các bảng sử dụng kỹ thuật phân đoạn ngang.

4.1.3 Sơ đồ ngữ cảnh

Chuyển tiền điện tử nội bộ Ngân hàng

chi nhánh

Trung tâm thanh toán - Lệnh thanh toán

- Rút lệnh thanh toán - Vấn tin tra soát - Hoàn trả lệnh thanh toán

- Hệ thống Tài khoản - Kiểm soát lệnh thanh toán - Hạch toán lênh thanh toán - Vấn tin số dư, lệnh thanh toán

Hình 4.2: Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 4.1.4 Mô hình dòng dữ liệu

Danh sách tác nhân

TT Tên tác nhân Mô tả

1 Khách hàng Khách hàng là tác nhân quan trọng và là trung tâm của hệ thống của hệ thống. Tác nhân này là tác nhân khởi tạo một chuỗi các hoạt động trong một phiên giao dịch chuyển tiền trong hệ thống bằng cách cung cấp các thông tin về một giao dịch thông qua giấy chuyển tiền mà khách hàng đó cung cấp. Khách hàng cũng là tác nhân thụ hưởng kết quả của một phiên giao dịch thành công – khách hàng nhận.

2 Giao dịch viên Tiếp nhận thông tin trên giấy chuyển tiền của khách hàng. Giao dịch viên thực hiện việc thẩm định, xác thực và kiểm tra tính hợp lệ của khách hàng gửi tiền và khách hàng nhận tiền. Khi các thông tin khách hàng gửi tiền cung cấp chính xác và hợp lên, giao dịch viên thực hiện tạo điện chuyển tiền cho khách hàng đó. Giao dịch viên có thể hoàn tất điện do giao dịch viên khác tạo ra.

3 Kiểm soát viên Kiểm soát viên: tác nhân thực hiện duyệt và chuyển điện trên một bức điện do tác nhân Giao dịch viện tạo ra.

4 Quản trị hệ thống thực hiện chức năng quản trị hệ thống, quản lý và cấp phát quyền người dùng, cũng như vai trò của từng đối tượng trong hệ thống.

Bảng 4.2 Bảng danh sách các tác nhân

Tất cả các tác nhân đều có chức năng cập nhật hồ sơ danh mục từ Trung tâm thanh toán về Ngân hàng chi nhánh.

Bảng các sự kiện chính trọng hệ thống a. Tại Ngân hàng chi nhánh lập điện

Sự kiện Kích hoạt

Nguồn phát sinh

Hoạt động

Kết quả Ghi chú

Tạo điện đi

Chức năng thêm thông tin điện

Giao dịch viên thứ nhất

Thêm mới tin điện vào database Chi nhánh

Có tin điện trong bảng dữ liệu MSGDAY

Sinh bút toán hạch toán

Thêm mới bút toán hạch toán

Giao dịch viên thứ nhất

Thêm mới bút toán hạch toán vào database Chi nhánh

Các bút toán hạch toán được thêm mới trong

các bảng

DDTRAN, GLTRAN của database Chi nhánh

Các bút toán hạch toán tạo tương ứng với nội dung của điện được lập Duyệt

bút toán hạch toán

Cập nhật trạng thái của các bút toán hạch toán

Kiểm soát viên

Cập nhật trạng thái của bút toán hạch toán trong database Chi

Các bút toán hạch toán được cập nhật trạng thái đã duyệt trong các bảng DDTRAN, GLTRAN của database Chi

Kiểm soát viên phải duyệt các bút toán hạch toán trước khi hoàn tất điện đi

Sự kiện Kích hoạt

Nguồn phát sinh

Hoạt động

Kết quả Ghi

chú

Hoàn tất điện đi

Chức năng cập nhật thông tin điện

Giao dịch viên thứ 2

Cập nhật trạng thái tin điện trong database Chi nhánh

Tin điện được cập nhật trạng thái đã hoàn tất trong bảng dữ liệu MSGDAY

Duyệt điện

Chức năng cập nhật thông tin điện

Kiểm soát viên

Cập nhật trạng thái tin điện trong database Chi nhánh

Tin điện được cập nhật trạng thái đã duyệt trong bảng dữ liệu MSGDAY

Chuyển điện đi

Chức năng chuyển điện

Kiểm soát viên

Chuyện điện cho Ngân hàng Chi nhánh nhận

Điện được

chuyển đến chi nhánh nhận điện

Kiểm soát viên phải duyệt điện trước khi

chuyển điện đi Gửi bút

toán hạch toán về Trung tâm thanh toán

Chức năng cập nhật bút toán hạch toán về TTTT

Kiểm soát viên

Thêm mới bút toán hạch toán trong database TTTT

Có các bút toán hạch toán tại

các bảng

DDTRAN, GLTRAN tại database TTTT

Việc này thực hiện đồng bọ với chức năng gửi điện đi

Bảng 4.3 Các sự kiện diễn ra tại Ngân hàng Chi nhánh lập điện b. Tại Trung tâm thanh toán

Sự kiện Kích hoạt

Nguồn phát sinh

Hoạt động

Kết quả Ghi chú

Duyệt bút toán hạch toán

Chức năng duyệt bút toán

Kiểm soát viên

Cập nhật trạng thái bút toán

Các bút toán được cập nhật trạng thái đã duyệt

Hạch toán bút toán do CN gửi về

Chức năng hạch toán bút toán

Kiểm soát viên

Cập nhật số dư các tài khoản tương ứng của các Tài khoản

Số dư của các Tài khoản tương ứng được cập nhật

Bảng 4.4 Các sự kiện diễn ra tại Trung tâm thanh toán c. Tại ngân hàng Chi nhánh nhận điện

Sự kiện Kích hoạt

Nguồn phát sinh

Hoạt động

Kết quả Ghi chú

Nhận điện về

Chức năng nhận điện về Chi nhánh

Giao dịch viên

Thêm mới tin điện vào database Chi nhánh

Có tin điện trong bảng dữ liệu MSGDAY

Duyệt điện

Chức năng cập nhật thông tin điện

Kiểm soát viên

Cập nhật trạng thái tin điện trong database Chi

Tin điện được cập nhật trạng thái đã duyệt trong bảng dữ liệu MSGDAY

Sinh bút toán hạch toán

Thêm mới bút toán hạch toán

Giao dịch viên

Thêm mới bút toán hạch toán vào database Chi nhánh

Các bút toán hạch toán được thêm mới trong

các bảng

DDTRAN, GLTRAN của database Chi nhánh

Các bút toán hạch toán tạo tương ứng với nội dung của điện được lập

Bảng 4.5 Các sự kiện diễn ra tại ngân hàng Chi nhánh nhận điện

Sơ đồ luồng dữ liệu

a. Tại Ngân hàng chi nhánh lập điện

HỆ THỐNG CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ

GIAO DỊCH VIÊN

KHÁCH HÀNG

KIẾM SOÁT VIÊN 1

TRUNG TÂM THANH TOÁN

NGÂN HÀNG NHẬN Thông tin điện

Biên lai chuyển tiền

Xác nhận tạo điện thành công

Giấy yêu cầu chuyển tiền

Duyệt và chuyển điện Xác nhận duyệt

và chuyển điện thành công

Bút toán hạch toán Thông tin danh

mục hồ sơ

Điên chuyển tiền

Điện thông báo

Hình 4.3: Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh tại ngân hàng Chi nhánh lập điện b. Tại Trung tâm thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở dữ liệu phân tán và ứng dụng trong chuyển tiền điện tử (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)