Cung cấp truy xuất ứng dụng văn phòng hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên lý, kiến thức điện toán đám mây và xây dựng phần mềm quản lý nguồn lực trên nền tảng microsoft azure (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 2: MICROSOFT VỚI ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

2.1. Tổng quan về giải pháp của Microsoft

2.1.2. Cung cấp truy xuất ứng dụng văn phòng hiệu quả

Mục tiêu của dịch vụ cho phép khách hàng có thể truy xuất và sử dụng các ứng dụng cốt lõi cho việc nâng cao hiệu quả công việc văn phòng trong doanh nghiệp.

Đám mây công cộng Đám mây riêng

Microsoft Office Web Apps trên Windows Live : Đó chính là bộ công cụ văn phòng triển khai trên môi trường web. Các tính năng tiêu biểu của bộ ứng dụng Microsoft Office Web : PowerPoint Web App, Excel Web App, Word Web App, Windows Live SkyDrive.

Office 2010 là bộ công cụ nhằm trợ giúp và nâng cao hiệu quả xử lý với các công việc văn phòng. Ngoài ra hỗ trợ quản lý dự án và nhiều các tính năng mạnh mẽ khác như sắp xếp quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến, truy vấn, và các chức năng khác trong cả hai truy cập và Excel, làm cho quá trình dễ dàng hơn, và cho phép nhiệm vụ quản lý dự án vv.

Microsoft Dynamics CRM Online là dịch vụ sử dụng sức mạnh đám mây thế hệ kế tiếp nhằm giúp doanh nghiệp ở mọi mức qui mô với các đặc tính sau :

Nâng cáo hiệu suất bán hàng, hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt hơn, mởi rộng các tính năng CRM và cho phép triển khai linh hoạt.

Microsoft Dynamics CRM được thiết kế cho tiện cả việc triển khai đám mây và triển khai tại doanh nghiệp, nâng cấp các tính năng của bộ CRM phiên bản trước và cho phép triển khai và phát triển thông qua các đám mây Azure.

2.1.3. Quản lý ứng dụng và dịch vụ

Microsoft cung cấp các gói dịch vụ và giải pháp nhằm mục như: Khách hàng thể triển khai sản phẩm, phục vụ quản lý và cung cấp nền tảng cho việc phát triển và triển khai ứng dụng.

Đám mây công cộng Đám mây riêng

Là hệ điều hành đám mây của Microsoft. Bao gồm một nhóm các công nghệ đám mây. Mỗi công nghệ cung cấp một tập hợp các dịch vụ đặc trưng để phát triển ứng dụng.

Các thành phần chính của Window Azure Platform.Windows Azure: Hệ điều hành điện toán đám mây. SQL Azure: Cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu quan hệ trên đám mây dựa trên SQL Server.

Windows Azure Platform AppFabric: Cung cấp các dịch vụ đám mây để kết nối các ứng dụng chạy trên đám mây hoặc on-premise.

Là hệ điều hành máy chủ của microsoft với các đặc điểm nổi bật sau : Cải tiến các ứng dụng trên nền tảng Web : Nó đưa ra nhiều cập nhật cho web server role, IIS 7.5 , hỗ trợ tối ra cho .NET trên nền server core. Ảo hóa: Cung cấp 2 loại hình về ảo hóa: Microsoft® Hyper-V ảo hóa các tài nguyên hệ thống của máy tính vật lý.Hỗ trợ các dịch vụ kết nối t xa (Remote Desktop Services “RDS”): Để mởi rộng những tính năng của RDS, Microsoft đã đầu tư phát triển vào Virtual Desktop Infrastructure (VDI) cùng với những đối tác như Citrix, Unisys, HP, Quest, Ericom và một vài đơn vị liên kết khác.

Windows Intune giúp đơn giản hóa việc quản trị công việc và bảo vệ máy tính sử dụng các dịch vụ đám mây của Windows hoặc hệ điều hành Windows 7 nhờ việc triển khai quản trị dựa trên cơ sở đám mây và các năng lực bảo mật hàng đầu trong ngành công nghệ, thông qua nền tảng web.

Người sử dụng có thể điều hành công việc một cách hiệu quả t bất kì nơi nào, nhờ đó giúp nhân viên IT có thể quản trị PC tại bất kì đâu, giữ cho người sử dụng luôn có năng suất cao, dù họ ở văn phòng hay ngoài văn phòng, chỉ thông qua một kết nối internet

System Center bao gồm các gói sản phẩm, phần mềm cung cấp một giải pháp toàn diện về hệ thống bao gồm các thành phần: Giám sát hệ thống: cung cấp những thông tin và giám sát những hoạt động của các máy tính, thiết bị Hardware. Cấu hình tập trung : Cung cấp giải pháp triển khai nhanh những gói phần mềm cập nhật t Windows Updates thông qua WSUS. Bảo vệ dữ liệu : Cung cấp một giải pháp toàn diện về việc bảo vệ, sao lưu và phục hồi dữ liệu. Ảo hóa : Virtual Server mà còn có những ảo hóa dạng Software mà tiêu biểu là SoftGrid. Giúp cho các phần mềm có thể hạn chế xung đột đảm bảo hệ thống có thể hoạt động liên tục.

SQL Azure là dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ của Microsoft trên đám mây. SQL Azure cung cấp tính s n sàng cao cho cơ sở dữ liệu của bạn. Tại bất kì thời điểm, SQL Azure duy trì ba bản sao của cơ sở dữ liệu của bạn trên đám mây.

Tích hợp các tính năng

doanh nghiệp thông minh cùng các nền tảng t trung tâm dữ liệu đến điện toán đám mây và khả năng mở rộng hệ thống cấp doanh nghiệp.

Cung cấp nền tảng đầy đủ nhằm phục vụ việc quản lý, truy cập và cung cấp thông tin.

2.2. Tổng quan về Windows Azure Platform.

Windows Azure Platform cung cấp môi trường cho người sử dụng phát triển và triển khai phần mềm trên nền tảng đám mây. Mỗi thành phần trực thuộc nền tảng Window Azure được thiết kế nhằm cung cấp cho người dùng thực hiện một chức năng cụ thể của đám mây. Các thành phần chính trong nền tảng Windows Azure :

Hình số 2.1 : Tổng quan Windows Azure Platform

Windows Azure: Hệ điều hành trên đám mây. Cung cấp môi trường triển khai, chạy ứng dụng trên nền tảng đám mây.

SQL Azure: Cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu quan hệ trên đám mây dựa trên SQL Server.

Windows Azure Platform AppFabric: cung cấp các dịch vụ đám mây để kết nối các ứng dụng chạy trên đám mây hoặc on-premise.

2.2.1. Giới thiệu Windows Azure.

Thành phần quan trọng nhất của Windows Azure Platform là hệ điều hành, nó cung cấp tất cả các đặc tính cần thiết cho việc triển khai các dịch vụ của khách hành trên đám mây và môi trường chạy ổn định bao gồm máy chủ web, dịch vụ điện toán, lưu trữ thông tin, hàng đợi, dịch vụ quản lý và cân bằng tải. Windows Azure là một dịch vụ :

Hình số 2.2 : Tổng quan Windows Azure

Người dùng dùng nó để chạy ứng dụng và lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ ở trung tâm dữ liệu của Microsoft, có thể truy cập qua Interner. Các ứng dụng này có thể cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và khách hàng.

2.2.1.1. Các thành phần của Windows Azure.

Window Azure bao gồm có ba thành phần : Dịch vụ lưu trữ dữ liệu, dịch vụ tính toán và Dịch vụ quản lý (Windows Azure Fabric )[4].

Hình số 2.3 : Các thành phần của Windows Azure 2.2.1.2. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu

Có ba loại lưu trữ dữ liệu được hỗ trợ trong Window Azure bao gồm table, blog và queues. Các loại dữ liệu trên có thể truy cập trực tiếp thông qua ứng dụng hoặc dịch được lưu trữ trên Windows Azure hoặc ở nơi khác bằng cách sử dụng giao thức REST thông qua các hàm REST API.

Hình số 2.4: Bộ lưu trữ Windows Azure: Blobs, Table và Queues

Windows Azure table lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, nó độc lập với mô hình dữ liệu.

Các table lưu trữ một tập các entity với các property. Table được thiết kế lưu dữ liệu lớn nên tới nên tới hàng tetabytes dữ liệu [25].

Windows Azure Blog được thiết kế để lưu các dữ liệu lớn, các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng nhị phân như video, ảnh và các file ca nhạc. Mỗi tài khoản lưu trữ có

một hoặc nhiều container, mỗi container có một hoặc nhiều blob. Blob có thể rất lớn – mỗi blob có thể lưu trữ nên tới 50GB dữ liệu.

Queue được xây dựng nhằm cung cấp cách thức cho phép thể hiện Web role giao tiếp với thể hiện Worker role. Ví dụ, một người dùng có thể gửi một request để thực hiện các nhiệm vụ tính toán chuyên sâu qua trang Web được thực thi bởi Web role.

Thể hiện Web role nhận request này và viết một message vào queue - mô tả công việc được thực hiện. Một thể hiện Worker role đợi queue này, sau đó đọc message và thực hiện nhiệm vụ [4].

2.2.1.3. Dịch vụ tính toán

Dịch vụ tính toán Windows Azure có thể chạy nhiều loại ứng dụng khác nhau.

Mục tiêu chính của dịch vụ tính toán là hỗ trợ các ứng dụng có lượng người sử dụng truy cập đồng thời cực lớn. Windows Azure được thiết kế để hỗ trợ chạy nhiều bản sao của cùng một mã nguồn trên nhiều máy chủ khác nhau. Để thực hiện điều này một ứng dụng của Windows Azure có thể có nhiều thể hiện, mỗi thể hiện sẽ được thực thi trên một máy ảo. Máy ảo chạy trên hệ điều hành Windows Server 2008 64 bits. Các máy ảo này được cung cấp bởi một hypervisor(dựa trên Hyper-V). Để chạy ứng dụng, nhà phát triển sử dụng giao diện web để truy cập vào Windows Azure. Đăng nhập với Windows Live ID

Mỗi người sử dụng cần phải có một tài khoản hosting. Tài khoàn này được sử dụng để triển khai ứng dụng. Windows Azure có thể tạo ra các máy ảo để thực hiện chạy chương trình. Dịch vụ tính toán hỗ trợ 2 loại thể hiện cho các nhà phát triển sử dụng: Web role và Worker role [4].

Hình số 2.5: Web roles và worker roles

Một thể hiện Web role có thể chấp nhận một request HTTP/HTTPS. Để cho phép điều này, nó chạy trên một máy ảo có Internet Information Services (IIS) 7. Lập trình viên có thể tạo ra Web role bằng ASP.NET, WCF, hay bất kì kĩ thuật .NET nào có thể hoạt động được với IIS 7. Ngoài ra, lập trình viên có thể viết các ứng dụng với native

code - các ngôn ngữ không phải PHP và Java. Khi một request được gửi đến Web role, nó sẽ được truyền qua bộ cân bằng tải đến các thể hiện của Web role trong cùng một ứng dụng. Do đó, không đảm bảo rằng, các yêu cầu t một người dùng có thể được gởi đến cùng một thể hiện của ứng dụng [4].

Một thể hiện Worker role không giống như Web role, nó không chấp nhận request t bên ngoài, các máy ảo của nó không chạy IIS. Một Worker role cung cấp khả năng chạy các xử lý ngầm liên tục trên đám mây. Một Worker role có thể làm việc với queue, table, blob trong dịch vụ lưu trữ. Nó chạy hoàn toàn độc lập với thể hiện Web role, mặc dù có thể cùng thuộc một phần của dịch vụ. Việc liên lạc giữa Web role và Worker role có thể thông qua queue [4].

2.2.1.4. Dịch vụ Quản lý

Tất cả các ứng dụng Windows Azure, và dữ liệu của nó đều tồn tại trên trung tâm dữ liệu của Microsoft. Bên trong trung tâm dữ liệu này, một tập hợp các máy dành cho Windows Azure được tổ chức thành một kết cấu (fabric) [4].

Hình số 2.6: Fabric Controller

Như hình trên, Windows Azure Fabric chứa một một nhóm các máy, chúng được quản lý bởi một phần mềm gọi là fabric controller. Fabric controller được tái tạo qua mỗi nhóm t 5 đến 7 máy, nó là sở hữu các tài nguyên: máy tính, switches, bộ cân bằng tải (load balancer),… Bởi vì nó có thể giao tiếp với một fabric agent trên mỗi máy tính, nó cũng nhận biết được tất cả các ứng dụng Windows Azure trong kết cấu [4].

Fabric controller có thể làm được nhiều việc rất hữu ích. Nó theo dõi tất cả các ứng dụng đang chạy. Nó quản lý hệ điều hành, quản lý các việc như vá lỗi cho phiên bản của Windows Service 2008. Nó quyết định khi một ứng dụng mới được upload lên, thì sẽ được chạy trên dịch vụ nào. Để làm được điều này, fabric controller phụ thuộc vào tập tin cấu hình của mỗi ứng dụng được upload lên, trong đó, chỉ ra bao nhiêu thể hiện cần được tạo ra, và kích thước các máy ảo là thế nào. Dựa vào đó, fabric

controller tạo ra các máy ảo tương ứng. Khi tạo ra các máy ảo này, fabric controller sẽ theo dõi các ứng dụng đó, Nếu một, ứng dụng, cần có 5 thể hiện, và một trong số đó bị

“chết”, fabric controller sẽ tự động khởi tạo một thể hiện mới. Nếu một máy ảo đang chạy bị chết, fabric controller sẽ tự động khởi tạo một thể hiện khác của ứng dụng trên một máy ảo khác, sau đó khởi động lại bộ cân bằng tải nếu cần thiết để chỉ đến máy mới này [19].

Như đã nói, fabric controller chịu trách nhiệm gán cho các thể hiện của ứng dụng vào một máy vật lý cụ thể. Điều này, rất quan trọng, việc gán thế nào, sẻ ảnh hướng rất nhiều đến tính s n sàng phục vụ của ứng dụng. Ví dụ, một ứng dụng yêu cầu 5 thể hiện Web role, 2 thể hiện Worker role, giả sử fabric controller gán các thể hiện này vào một mạng dùng chung một switch, vậy điều gì xẩy ra, nếu như switch này không hoạt động được, ứng dụng sẽ không còn hoạt động được nữa [19].

Để khắc phục điều này, fabric controller nhóm các máy nó làm chủ thành một số các miền gọi là fault domains. Mỗi miền là một phần của trung tâm dữ liệu, Ví dụ

Hình số 2.7: Fabric Controller và Fault Domain

Trong hình trên, giả sử ứng dụng cần 2 thể hiện Web role, và trung tâm dữ liệu được chia làm 2 miền lỗi. Khi fabric controller triển khai ứng dụng này, nó sẽ đặt mỗi thể hiện Web role vào một miền, khi đó, khi có lỗi xẩy ra ở một miền nào đó, cũng sẽ không thể làm chết hoàn toàn ứng dụng của bạn.

Điều này vẫn chưa đủ, điều gì xảy ra nếu ứng dụng có nhu cầu cập nhật, việc tắt ứng dụng và khở động lại là không nên. Để tránh điều này, fabric controller nhóm các thể hiện của ứng dụng thành các miền cập nhât “update domain”.

Hình số 2.8: Fabric Controller và Update Domain.

Khi mã của ứng dụng cần cập nhât, fabric controller sẽ thực hiện cập nhật trong t ng miền. Ví dụ trong hình trên, fabric controller sẽ tiến hành tắt 2 thể hiện 1 và 2 của ứng dụng trước, cập nhật,và khởi động lại. Sau đó, tiến hành tương tự cho 2 thể hiện ở miền còn lại. Mục đích của việc này là làm cho ứng dụng không bi gián đoạn, khi một ứng dụng đang cập nhật, người dùng vẫn có thể truy cập đến với phiên bản cũ của ứng dụng, cho dến khi nó cập nhật xong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên lý, kiến thức điện toán đám mây và xây dựng phần mềm quản lý nguồn lực trên nền tảng microsoft azure (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)