Phân tích một số ca sử dụng điển hình của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kết nối thanh toán giữa ngân hàng và các công ty chứng khoán (Trang 63 - 74)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT NỐI THANH TOÁN GIỮA NGÂN HÀNG VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

3.3. Phân tích thiết kế hệ thống

3.3.3 Phân tích một số ca sử dụng điển hình của hệ thống

Dưới đây chỉ trình bày một số ca sử dụng điển hình như đăng ký tài khoản TA, phong toả, giải phong toả, chuyển tiền.

Trong mô hình các ca sử dụng đều có lớp điều khiển CoreBanking và lớp thực thể DuLieuCoreBanking và 2 lớp này thực chất không nằm trong hệ thống kết nối thanh toán. Lớp điều khiển CoreBanking thực hiện các chức năng trong hệ thống CoreBanking như vấn tin tài khoản, phong toả, giải phong toả tài khoản và chuyển tiền…Các chức năng này sẽ lấy dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu vào lớp thực thể DuLieuCoreBanking.

Trong mô hình các ca sử dụng phong toả, giải phong toả và chuyển tiền có lớp thực thể: NhatKyGiaoDich chứa log các giao dịch phong toả, giải phong toả và chuyển tiền.

3.3.3.1 Ca sử dụng Đăng ký tài khoản TA

 Biểu đồ tuần tự hệ thống:

Hình 3.3-4: Biểu đồ tuần tự hệ thống Đăng ký tài khoản TA

 Mô hình khái niệm:

- Tác nhân: Nhân viên chi nhánh ngân hàng

- Lớp giao diện: FrmDangKyTK_TA cho phép nhập tài khoản CA muốn đăng ký thành tài khoản TA, hiện thông tin chi tiết tài khoản CA và cho phép người sử dụng nhập thêm một số thông tin như: Mã, tên CTCK, Số tài khoản giao dịch chứng khoán, Ngày hiệu lực của TK TA… để cập nhật vào hệ thống.

- Lớp điều khiển: ProxyDangKyTK_TA và BRServiceDangKyTK_TA.

Lớp ProxyDangKyTK_TA nằm ở client, thực hiện nhận thông tin đăng ký tài khoản TA, gửi message lên BankGateway và nhận message kết quả trả về từ BankGateway. Lớp BRServiceDangKyTK_TA tại BankGateway sẽ nhận message từ lớp ProxyDangKyTK_TA, thực hiện lấy dữ liệu về tài khoản CA, cập nhật thông tin tài khoản TA vào hệ thống kết nối và trả về kết quả cho lớp ProxyDangKyTK_TA.

- Lớp thực thể: DanhMucTK_TA chứa thông tin về tài khoản TA.

- Sơ đồ liên kết:

Hình 3.3-5: Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng Đăng ký tài khoản TA

 Biểu đồ tuần tự phân tích ca sử dụng:

Hình 3.3-6: Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng Đăng ký tài khoản TA

3.3.3.2 Ca sử dụng Phong toả tài khoản TA

 Biểu đồ tuần tự hệ thống:

Hình 3.3-7: Biểu đồ tuần tự hệ thống Phong toả tài khoản TA

 Mô hình khái niệm:

- Tác nhân: Nhân viên CTCK.

- Lớp giao diện: FrmPhongToa cho phép nhập thông tin về số tài khoản TA và số tiền cần phong toả.

- Lớp điều khiển: ProxyPhongToa và SCServicePhongToa. Lớp ProxyPhongToa nằm ở client nhận thông tin phong toả tài khoản, tạo message phong toả gửi lên BankGateway và đợi nhận kết quả trả về.

Lớp SCServicePhongToa nằm trên BankGateway nhận message, thực hiện phong toả, ghi nhật ký giao dịch và trả message về cho client.

- Sơ đồ chi tiết:

Hình 3.3-8: Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng Phong toả tài khoản TA

 Biểu đồ tuần tự phân tích ca sử dụng:

Hình 3.3-9: Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng Phong tỏa tài khoản TA

3.3.3.3 Ca sử dụng Giải phong toả tài khoản TA

 Biểu đồ tuần tự hệ thống:

Hình 3.3-10: Biểu đồ tuần tự hệ thống Giải phong toả tài khoản TA

 Mô hình khái niệm:

- Tác nhân: Nhân viên CTCK.

- Lớp giao diện: FrmGiaiPhongToa cho phép nhập thông tin về số tài khoản TA và số tiền cần giải phong toả.

- Lớp điều khiển: ProxyGiaiPhongToa và SCServiceGiaiPhongToa.

Lớp ProxyGiaiPhongToa nằm ở client nhận thông tin giải phong toả

tài khoản, tạo message giải phong toả gửi lên BankGateway và đợi nhận kết quả trả về. Lớp SCServiceGiaiPhongToa nằm trên BankGateway nhận message, thực hiện giải phong toả, ghi nhật ký giao dịch và trả message về cho client.

- Sơ đồ chi tiết:

Hình 3.3-11: Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng Giải phong toả tài khoản TA

 Biểu đồ tuần tự phân tích ca sử dụng:

Hình 3.3-12: Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng Giải phong toả tài khoản TA

3.3.3.4 Ca sử dụng Chuyển tiền

 Biểu đồ tuần tự hệ thống:

Hình 3.3-13: Biểu đồ tuần tự hệ thống Chuyển tiền

 Mô hình khái niệm:

- Tác nhân: Nhân viên CTCK.

- Lớp giao diện: FrmChuyenTien cho phép nhập thông tin về số tài khoản TA ghi nợ, ghi có và số tiền cần chuyển.

- Lớp điều khiển: ProxyChuyenTien và SCServiceChuyenTien. Lớp ProxyChuyenTien nằm ở client nhận thông tin chuyển tiền, tạo message chuyển tiền gửi lên BankGateway và đợi nhận kết quả trả về.

Lớp SCServiceChuyenTien nằm trên BankGateway nhận message, thực hiện giải phong toả trước khi chuyển tiền nếu là lệnh chuyển tiền cho giao dịch mua chứng khoán, thực hiện chuyển tiền, ghi nhật ký giao dịch và trả message về cho client.

- Sơ đồ chi tiết:

Hình 3.3-14: Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng Chuyển tiền

 Biểu đồ tuần tự phân tích ca sử dụng:

Hình 3.3-15: Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng Chuyển tiền

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hiện nay tại các nước trên thế giới, việc các CTCK nắm giữ tiền của nhà đầu tư đã không còn nữa mà các hoạt động nộp tiền, rút tiền và giữ tiền mặt của các nhà đầu tư chứng khoán đều phải tập trung về các Ngân hàng và các CTCK sẽ thực hiện kết nối với ngân hàng để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán.

Như vậy quy định nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng là hợp với xu thế của hội nhập, và đi theo xu thế tất yếu đó, cần có sự kết nối giữa CTCK và ngân hàng giúp các CTCK quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng và liên kết để kiểm tra điều kiện, thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng hay các giao dịch chia cổ tức, tạm ứng tiền bán chứng khoán...

Luận văn đã đưa ra một giải pháp giúp cho việc kết nối trực tuyến giữa CTCK và ngân hàng, đó là việc xây dựng Hệ thống kết nối thanh toán giữa ngân hàng và các CTCK.

Hệ thống kết nối thanh toán đáp ứng vai trò cầu nối giữa ngân hàng và công ty chứng khoán, giúp xử lý trực tuyến giao dịch liên quan đến tài khoản tiền mặt tại ngân hàng của nhà đầu tư chứng khoán hiện tại và tương lai. Sau khi đã được cấu hình thì việc kết nối được thực hiện hoàn toàn tự động và các biến động trong tài khoản của nhà đầu tư tại ngân hàng luôn được phía CTCK cập nhật ngay lập tức.

Trong luận văn có giới thiệu một công nghệ mới của hãng IBM giúp cho việc truyền tải message qua lại trong hệ thống, đó là công nghệ WebSphere MQ, đồng thời giới thiệu việc sử dụng Web Service kết hợp với phương thức truyền tải message SOAP qua WebSphere MQ để kết nối thanh toán.

Việc sử dụng WebSphere MQ để truyền tải message giữa các thành phần của hệ thống giúp cho việc đảm bảo phân phối message cùng lúc qua nhiều hệ nền khác nhau và đảm bảo rằng message không bao giờ bị mất cũng như không bị trùng lặp khi truyền. Hơn nữa WebSphere MQ cung cấp một phương thức chung để giao tiếp giữa các ứng dụng, không bị phụ thuộc bởi ngôn ngữ, hệ điều hành, bộ xử lý, các giao thức truyền thông… Khi có thêm CTCK gia nhập vào hệ thống kết nối, việc sử dụng WebSphere MQ sẽ đảm bảo thời gian cần thiết phải ngắt dịch vụ để thực hiện tích hợp thêm CTCK đó vào hệ thống là tối thiểu.

Giải pháp kết nối trực tuyến dùng Web Service kết hợp với phương thức truyền tải message SOAP qua công nghệ WebSphere MQ giúp cho việc truyền tải message linh hoạt, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều, giảm bớt thao tác cần phải thực hiện khi triển khai Web Service mà không cần phải dựng web server.

Việc thực thi SOAP được cấu hình để đặt và chạy các phương thức của service khi chúng được yêu cầu và khi đó script sẽ bật các listener cần thiết cho hệ thống kết nối, ứng với các service trên Bank Gateway (do đó không cần đến web

server).

Truyền thông trong hệ thống được bảo đảm thông qua việc sử dụng SSL.

Quá trình SSL handshake đóng vai trò trình cung cấp dịch vụ an toàn bảo mật.

Thuật toán mã hóa sử dụng cho giao thức SSL được cung cấp bởi thông số mã hóa và xác thực (CipherSpec) như một phần của định nghĩa channel.

Luận văn cũng đưa ra các mô tả về hoạt động nghiệp vụ và mô hình phân tích tổng thể cũng như phân tích chi tiết một số ca sử dụng điển hình của hệ thống.

Các chức năng đã được xây dựng của hệ thống đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về quản lý và thực hiện giao dịch khi các CTCK tiến hành kết nối thanh toán với ngân hàng. Các chức năng đó bao gồm:

- Quản lý các công ty chứng khoán.

- Quản lý tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng (Tài khoản TA)

- Vấn tin số dư tài khoản tiền gửi, phong toả, giải phong toả và chuyển tiền phục vụ việc mua bán chứng khoán.

- Kết xuất dữ liệu ra các bảng kê kết quả giao dịch mua bán chứng khoán, sao kê chi tiết tài khoản

Tuy nhiên, hệ thống kết nối thanh toán giữa ngân hàng và các CTCK là một hệ thống không nhỏ, cần có sự tham gia của một nhóm người. Tác giả của luận văn chỉ đóng vai trò là người viết các service trên Bank gateway (SCService, BRService) để cập nhật thông tin các CTCK tham gia hệ thống kết nối, quản lý tài khoản TA của nhà đầu tư, vấn tin tài khoản, phong toả, giải phong toả và chuyển tiền. Còn các công việc khác như thực hiện chức năng sao kê, đối chiếu kết quả giao dịch, cài đặt và cấu hình Websphere MQ, cấu hình SSL để đảm bảo an toàn, bảo mật trên đường truyền… do các thành viên khác đảm nhiệm. Hơn nữa, hiện nay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là nơi tác giả luận văn đang công tác, mô hình kết nối trực tiếp này vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện mà chưa được đưa vào sử dụng trong thực tế nên việc cài đặt và đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của giải pháp này chưa có. Nhưng nhìn chung, theo đánh giá của lãnh đạo bộ phận Phát triển phần mềm, Trung tâm CNTT, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thì với việc đảm bảo các chức năng tối thiểu cùng với những ưu điểm của giải pháp kết hợp Web Service với phương thức truyền tải message SOAP qua công nghệ WebSphere MQ như đã đề cập ở trên thì hệ thống kết nối thanh toán này hoàn toàn có thể đưa vào triển khai trong thực tế.

Để tiếp tục phát triển và hoàn thiện giải pháp kết nối, luận văn xin đề xuất một số hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

 Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật Cluster trong Websphere MQ để hỗ trợ cho tính sẵn sàng cao và khả năng cân bằng tải của hệ thống vì đây là hệ thống kết rất nhạy cảm, cần phải đáp ứng yêu cầu xử lý cực kỳ nhanh chóng, chính xác, bảo mật, với một khối lượng giao dịch rất lớn tại một thời điểm. Kỹ thuật bó cụm các queue, hay còn gọi là Queue Manager Cluster sẽ giúp giảm tải giữa các chương trình: Nếu số lượng message được gửi đến một queue trong cluster vượt quá khả năng xử lý của queue đó, để giảm tải, ta có thể định nghĩa một queue mới có cùng tên với queue đó nhưng ở Queue Manager khác trong cluster. Khi message được gửi tới một queue mà được định nghĩa ở 2 Queue manager khác nhau, WebSphere MQ sẽ tự động làm công việc giảm tải bằng việc phân phối message đều cho mỗi queue.

 Nghiên cứu sâu hơn và phát triển các kỹ thuật mã hoá, đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin trên đường truyền và trong hệ thống thông qua việc sử dụng SSL và một số phương pháp bảo mật quá trình giao dịch.

Các giao dịch đi qua hệ thống kết nối đều phải được mã hóa, kèm theo các khóa điện tử, bảo đảm toàn vẹn dữ liệu và định danh của giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống kết nối thanh toán giữa ngân hàng và các công ty chứng khoán (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)