Những thực hành Marketing xanh tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ CỦA CÁC KCN BẮC NINH VÀ TẠI KCN VSIP BẮC NINH

3.2. Thực trạng hoạt động Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Những thực hành Marketing xanh tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Như đã đề cập ở phần trên, thực hành Marketing xanh vẫn là một khái niệm mới, do vậy, việc áp dụng các thực hành này về cơ bản chưa được thực hiện một cách có hệ thống và nhất quán ngay từ ban đầu.

Marketing xanh không chỉ được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp mà còn cả với dịch vụ. Một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành công của marketing xanh là các marketer cần phải tạo dựng được hình ảnh xanh cả về sản phẩm và doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm “xanh”, sản phẩm của các KCN đặc thù là đất công nghiệp có hạ tầng, do vậy, các vấn đề liên quan đến marketing xanh sẽ được xem xét dưới góc độ là các biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường tại các KCN để cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm đất công nghiệp có hạ tầng đầy đủ, đặc biệt là các hạ tầng về quản lý và xử lý nước cấp, nước thải và rác thải công nghiệp.

Nếu phân chia quy trình marketing xanh thành 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn chuẩn bị sản phẩm và giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường thì chiến lược Marketing xanh của các KCN tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn thứ 2. Trong giai đoạn này, các KCN chủ yếu áp dụng Marketing xanh thông qua chiến lược giá và tạo dựng hình ảnh xanh.

Chiến lược giá được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh đất có hạ tầng tại KCN rất khác so với chiến lược giá áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất. Nếu như đối với các sản phẩm có tính năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tự nhiên như đèn LED hay điều hòa sử dụng năng lượng mặt trời, v..v.... thường có mức giá “xanh” áp dụng từ 150-200% giá của các sản phẩm cùng loại. Cách định giá này giống như cách định giá truyền thống khác. Nhưng với việc thu hút đầu tư vào các KCN, mức giá áp dụng lại có sự khác biệt rất lớn. Các KCN có xu hướng đưa ra chính sách giá ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào KCN với mức giá ưu đãi từ 5-10% so với mức giá áp dụng với các nhà đầu tư thông thường. Trong khi đó, các KCN có môi trường xanh, sạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư có chọn lọc, mô hình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như KCN VSIP Bắc Ninh, KCN Yên Phong và KCN Tiên Sơn, v...v..., họ có thể ấn định mức giá cao hơn từ 20-50% mức giá cho thuê lại đất của các KCN khác, đồng thời mức phí quản lý hạ tầng và bất động sản được áp dụng tại các KCN này thường là 0.5 – 0.84 $/m2/năm, trong khi mức phí quản lý áp dụng tại các KCN thường khác chỉ duy trì ở mức 0.2- 0.5$/m2/năm.

Việc tạo dựng hình ảnh xanh chính là điểm khác biệt mang tính xu hướng hiện nay đối với các KCN. Cách đây khoảng 10 năm, khi tới các KCN, hầu như rất ít cây xanh, các nhà máy được xây bằng gạch, tôn và bê tông, hầu như chưa có KCN nào có xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cũng như các hệ thống gom nước mưa chưa được hoàn thiện, tình trạng rác thải tràn lan. Nhưng bây giờ, các KCN đã được cải thiện hình ảnh xanh đáng kể.

Nếu như trước đây, hình ảnh các KCN được xây dựng luôn là những hình ảnh các nhà máy với ống khói cao trọc trời, thì bây giờ, mỗi KCN lại mong muốn đưa hình ảnh KCN là một nơi có nhiều cây xanh, với những nhà đầu tư đi đầu trong bảo vệ môi trường và đặc biệt là thân thiện với môi trường, đảm bảo xanh, sạch và đẹp cho mọi người làm việc và thậm chí học tập và sinh sống xung quanh. Do vậy, các KCN tại tỉnh Bắc Ninh đang cố gắng thay đổi hình ảnh của mình bằng cách tạo ra những khuôn viên xanh, thoáng đãng, ở đó không chỉ nước thải, rác thải được kiểm soát, và cả tiếng ốn, không khí đều được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo không ô nhiễm.

Hiện nay, 7/9 KCN đang hoạt động có nhà máy cung cấp nước sạch hoàn chỉnh và 1 nhà máy đang xây dựng (KCN Thuận Thành 2), với tổng công suất thiết kế 52.300m3/ngày, đêm; tổng lượng nước thực tế đang sử dụng là 48.565m3/ngày, đêm.

Ngoài phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, các trạm cấp nước của các KCN có tính đến lượng nước sạch sẽ cấp cho các xã tiếp giáp với KCN và các đô thị, nhà ở xã hội xung quanh KCN. Các KCN khác đang triển khai đầu tư (Quế Võ III, Thuận Thành 1, Gia Bình, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Yên Phong 2) tổng lượng nước dự kiến sẽ sử dụng 22.000m3/ngày, đêm. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, dự báo đến năm 2020 các KCN trong tỉnh sẽ sử dụng khoảng từ 72.300m3 - 100.000m3/ngày, đêm.

Cùng với việc đầu tư nhà máy cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN được triển khai. Hiện có 7/9 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung và 1 KCN đang chuẩn bị xây dựng. Có 358 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất, 245 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải sản xuất, 39 doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý tự thuê đơn vị chức năng xử lý như chất thải nguy hại.

Nếu như trước đây, các KCN thường mong muốn thu hút khách hàng có sử dụng diện tích lớn, thu hút nhiều lao động, thì bây giờ, hướng thu hút đầu tư hiệu quả hơn là thu hút các khách hàng có trình độ công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến,

bảo vệ môi trường và sức khỏe cho lao động và đặc biệt là những ngành có thể tái sử dụng nguyên liệu, rác thải càng được ưu tiên thu hút.

Tuy nhiên, một thực tế vẫn còn hiển hiện tại các KCN tỉnh Bắc Ninh cũng như các KCN cả nước, việc thực hành marketing xanh không được thực hiện một cách có hệ thống. Hầu hết các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường mới chỉ dừng ở mức tự phát, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Bản thân mỗi KCN chưa ý thức được vai trò của marketing và xây dựng hình ảnh KCN xanh tới khách hàng và cộng đồng dân cư, mà thay vào đó, họ mới chỉ học tập các KCN thành công lân cận để cố gắng cải thiện hình ảnh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)