CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ CỦA CÁC KCN BẮC NINH VÀ TẠI KCN VSIP BẮC NINH
3.2. Thực trạng hoạt động Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.2.3. Những vấn đề còn tồn đọng áp dụng marketing xanh
Tuy đã đạt được một số những thành tựu nhất định trong việc cải thiện hình ảnh về các KCN, song trong quá trình thu hút đầu tư của các KCN tỉnh Bắc Ninh vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, đó chính là nguyên dân dẫn đến việc thực hành marketing xanh tại các KCN tỉnh Bắc Ninh chưa thực sự hiệu quả.
+ Xúc tiến thương mại:
Trước hết, đó là phải kể đến việc xây dựng thương hiệu bằng cách thể hiện hình ảnh từ màu xanh. Chưa một KCN nào thể hiện được điều này. Khác với các doanh nghiệp sản xuất, khi họ xây dựng logo, đồng phục cho nhân viên, sử dụng sơn tường, v...v..tất cả đều toát lên cảm kết sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, ít sử dụng nhiên liệu, ít rác thải khí thải thông qua biểu tượng màu xanh lá cây và hình ảnh, thương hiệu được định vị đồng bộ. Ngược lại, các nhà phát triển hạ tầng KCN tại Bắc Ninh chưa công ty nào xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu như vậy.
+ Sản phẩm:
Quy trình marketing xanh của công ty phát triển hạ tầng KCN đa phần chỉ tập trung ở giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường chứ chưa chủ động trong khâu chuẩn bị sản phẩm. Trên thực tế, các KCN còn khá thụ động trong khâu chuẩn bị để đưa ra sản phẩm chất lượng, tiêu chuẩn môi trường hay chủ động để tạo ra các công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sản phẩm là đất công nghiệp có hạ tầng ngay từ ban đầu cung cấp cho khách hàng cũng chỉ là những sản phẩm chưa hoàn thiện.
Hiện nay chưa có một KCN nào chỉ thực sự bán đất khi đã hoàn thiện toàn bộ hạ tầng KCN từ đường nội bộ, hệ thống nước cấp, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống nước thải gồm nước mưa, nhà thu gom và xử lý rác thải tập trung, mà đa phần, các
hạ tầng này được đầu tư dần dần tùy thuộc vào nguồn doanh thu có được. Bởi vậy, trên thực tế, tuy đã có 9 KCN đi vào hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh, nhưng chỉ có 7 KCN là đã có hệ thống xử lý nước thải, và chưa có KCN nào có nhà thu gom và xử lý rác thải tập trung. Hệ thống thu gom nước mưa, thu gom rác thải tại các KCN nói chung vẫn còn sơ sài, không được quản lý đầy đủ và thường xuyên.
+ Giá thành sản phẩm:
Về chính sách giá cả, trên thực tế, một số KCN có để ý hơn tới vấn đề về môi trường, thì họ thường định giá cao hơn so với các KCN khác trên cùng địa bàn giá.
Chính vì vậy, số lượng nhà đầu tư thu hút được cũng sẽ bị hạn chế. Về lâu dài, các nhà phát triển hạ tầng cần thêm nhiều hình thức ưu đãi và biện pháp Marketing hiệu quả giúp nhà đầu tư hiểu được giá trị đích thực của một môi trường KCN xanh, sạch, đẹp.
3.3. Marketing xanh trong thu hút đầu tƣ của Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh 3.3.1. Thực trạng thu hút đầu tư của KCN VSIP Bắc Ninh
Tỷ lệ lấp đầy:
Theo như đăng ký trong giấy phép thành lập KCN, tổng diện tích của KCN VSIP Bắc Ninh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 500 ha. Tuy nhiên, trong sơ đồ quy hoạch tổng thể của VSIP Bắc Ninh, sau khi trừ đi phần diện tích để xây dựng hạ tầng chung như trạm điện, nhà máy xử lý nước sạch, nhà máy xử lý nước thải, đường nội bộ, hồ điều hòa, hệ thống mương và gom nước mưa, v..v... thì hệ diện tích đất có thể dành cho các nhà đầu tư tới thuê là 361,86 ha, tương ứng với 72,33% tổng diện tích quy hoạch.
Hình 3.2. Tỷ lệ lấp đầy của KCN VSIP Bắc Ninh giai đoạn 2011 – tháng 6/2015
Nguồn: Phòng Marketing và CSKH – Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh Có thể thấy, trong vòng 5 năm vừa qua, KCN VSIP Bắc Ninh thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư, nên chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm kể từ khi đăng ký đầu tư và 7 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy của KCN đã lên tới 86,14% với tốc độ tăng trưởng dần đều khoảng 7% bình quân/ năm. Đây là một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ bình quân của toàn tỉnh (81,65%) và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bình quân của toàn quốc (63,2%).
Bên cạnh việc thu hút số lượng lớn nhà đầu tư, KCN VSIP Bắc Ninh còn có đóng góp đáng kể trong việc thu hút được các doanh nghiệp có nguồn vốn khá lớn, trong đó phải kể đến một số doanh nghiệp điển hình như Nittan, Dreamtech, v..v....
239.44 254.65 264.11 276.73
307.78 311.56
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00
2011 2012 2013 2014 2015 T6/2016
Diện tích đất cho thuê Tỷ lệ lấp đầy
Hình 3.3. Tổng vốn đầu tƣ đƣợc đăng ký Nguồn: Phòng quản lý đầu tư – Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của KCN VSIP Bắc Ninh bên cạnh chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN trên địa bàn so với các KCN tại các địa phương lân cận ta có thể đánh giá thông qua khả năng thu hút vốn đầu tư đăng ký giữa các KCN điển hình tại một số địa phương, cụ thể là KCN VISP-Bắc Ninh với KCN Phố Nối A – Hưng Yên, với KCN Thăng Long – Hà Nội, KCN Tân Trường – Hải Dương.
Hình 3.4. Vốn đầu tƣ đăng ký vào KCN VISP – Bắc Ninh so vớimột số KCN phía Bắc tính đến năm 2015
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015
0 200 400 600 800 1000 1200
2011 2012 2013 2014 2015
Tổng vốn đầu tư đăng ký KCN VSIP-Bắc Ninh
236.9
1286.4
169.2
322.1 0
200 400 600 800 1000 1200 1400
KCN VISP - Bắc Ninh
KCN Thăng Long - Hà Nội
KCN Phố Nối A – Hưng Yên
KCN Tân Trường - Hải
Dương Triệu USD
Tổng vốn đầu tư đăng ký
KCN Thăng Long – Hà Nội có giá trị vốn đầu tư đăng ký cao nhất so với các KCN khác của các địa phương lân cận. Tính đến năm 2015 giá trị vốn đầu tư đăng ký vào KCN Thăng Long – Hà Nội lên đến 1.286,4 triệu USD, trong khi KCN VISP – Bắc Ninh chỉ đến 236,9 triệu USD (thấp hơn 5,4 lần so với KCN Thăng Long – Hà Nội), thấp hơn so với KCN Tân Trường – Hải Dương (322,1 triệu USD giá trị vốn đầu tư đăng ký năm 2015).
Trong số 62 khách hàng đã đăng ký thuê đất tại KCN VSIP Bắc Ninh, tỷ lệ khách hàng đã đi vào hoạt động đạt tới 66%, số lượng khách hàng đang trì hoãn hoạt động rất ít chỉ chiếm 6%.
Hình 3.5. Tình trạng hoạt động của các khách hàng trong KCN VSIP BẮC NINH đến tháng 6/2016
Nguồn: Phòng Marketing và CSKH – Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh
Dựa hình trên ta thấy, KCN VSIP Bắc Ninh là một KCN khá “sống”, do vậy, những đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN vào ngân sách tỉnh rất đáng kể. Cũng trên cơ sở đó, ta thấy KCN VSIP Bắc Ninh đã thu hút được nguồn đầu tư chất lượng, có tiềm lực kinh tế dồi dào để triển khai dự án. Đây là điểm tạo nên sự khác biệt của KCN VSIP Bắc Ninh so với các KCN khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
66%
18%
10%
6% Đang hoạt động
Đang trong quá trình xây dựng và chuẩn bị xây dựng
Đang xin cấp phép
Đang trì hoãn hoạt động
3.3.2. Hoạt động Marketing xanh tại KCN VSIP Bắc Ninh:
3.3.2.1. Quy trình thực hiện Marketing xanh tại KCN VSIP Băc Ninh:
Từ khi khái niệm marketing xanh được đưa ra và phát triển thành xu hướng trên toàn thế giới, các tập đoàn lớn như Panasonic, Toyota, Unilever, P&G đều không bỏ lỡ cơ hội phát triển từ việc đầu tư vào hoạt động marketing xanh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt Nam đây vẫn còn là khái niệm tương đối mới mẻ.
Hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của marketing xanh cũng như triển khai áp dụng nó một cách đồng bộ. Một số doanh nghiệp bắt đầu thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở những hoạt động nhỏ lẻ, thiếu hệ thống và chưa đạt được hiệu quả cao. Đáng chú ý, hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đưa việc xanh hóa trở thành một tầm nhìn chiến lược và áp dụng marketing xanh như một chiến lược dài hạn thay vì một chiến thuật trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu áp dụng chiến lược này. Những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng marketing xanh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở tai Việt Nam đáng chú ý như Nokia – khách hàng đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh. Công ty này đi tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ cũng như nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng vào hoạt động kinh doanh của mình, từ những sản phẩm tích hợp công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khiến mọi khách hàng phải chú ý, đến những chương trình truyền thống tương tác trên internet khá hiệu quả, thu hút sự tham gia bình chọn của rất nhiều khách hàng trẻ tuổi, đến gần đây nhất là hoạt động thu gom điện thoại cũ tái chế nhằm mục đích tạo ra một môi trường sống trong lành cho khách hàng của mình. Lợi ích mà Nokia dành cho khách hàng của mình không chỉ dừng lại ở những sản phẩm thân thiện với môi trường mà còn thể hiện qua hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Ví dụ khác như công ty Unilever Việt Nam – một khách hàng mới đang trong quá trình đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh đã đưa ra thị trường sản phẩm comfort một lần xả. Đây là sản phẩm được áp dụng công thức giúp vô hiệu hóa các thành phần tẩy rửa còn lại
trong mẻ giặt. Thay vì phải xả nước 3-4 lần, sản phẩm mới này của Unilever có thể tiết kiệm được hai lần xả cho một mẻ giặt. Tuy nhiên, để sản phẩm xanh tiếp cận rộng rãi với số đông người tiêu dùng Unilever đửa ra giá bán chỉ cao hơn 10% so với sản phẩm thông thường. Cùng với những công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước cũng đang hướng đến những sản phẩm xanh.
Tuy nhiên, khái niệm marketing xanh hiện nay vẫn bị đánh đồng với khái niệm sản phẩm xanh, điều này hiểu chưa thấu đáo, đặc biệt đối với các sản phẩm đặc thù như đất công nghiệp có hạ tầng. Do vậy, tuy đã được xây dưng thành chiến lược hay chưa, hay mục tiêu đưa ra đã đạt được các tiêu chuẩn về marketing xanh hay chưa, đó chưa hẳn là điểm mấu chốt, mà các thực hành, vận hành các lý thuyết và quan điểm về marketing xanh vào thực tiễn thu hút đầu tư, đó mới là điểm mấu chốt. Do đó, tại KCN VSIP Bắc Ninh, dù rằng chưa có một văn bản nào, một quy trình nào quy định hay đặt mục tiêu Marketing xanh trong hoạt động marketing thu hút đầu tư, song với mong muốn mang lại cho các khách hàng một KCN mà ở đó mọi người có thể vừa làm việc, học tập, sinh sống như trong tầm nhìn công ty đã hoạch định, VSIP Bắc Ninh luôn đặt vấn đề môi trường trở thành yếu tố trung tâm trong quá trình hoạt động và thu hút đầu tư.
Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược đó hoạt động Marketing xanh tại VSIP Bắc Ninh đã góp vai trò quan trọng hơn trong việc xây dựng hình ảnh và định vị như một “thương hiệu xanh” hàng đầu trong thu hút đầu tư vào các KCN tại tỉnh Bắc Ninh.
Thêm vào đó, VSIP Bắc Ninh liên tục cùng với các khách hàng của mình thực hiện các chương trình liên quan đến bảo vệ môi trường mà xây dựng ý tưởng sinh thái. Trong đó phải kể đến các chương trình “trồng cây ngày Tết” được VSIP Bắc Ninh phối hợp với các khách hàng trong KCN để làm lễ trồng cây đầu năm trong toàn bộ KCN. Ngoài ra, cả KCN còn thực hiện các chương trình vệ sinh đường phố, ý tưởng tiết kiệm năng lượng, chạy marathon vì môi trường, v…v…Các
chương trình hoạt động này này nằm trong chiến lược xanh của cả KCN nhằm áp dụng những sáng kiến bảo vệ môi trường vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận kinh doanh không gây tổn hại đến môi trường.
Phân tích quy trình thực hiện hoạt động Marketing xanh
Thiết kế
Một trong những thế mạnh của VSIP Bắc Ninh chính là khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Gắn với tầm nhìn xanh, sản phẩm của VSIP Bắc Ninh thể hiện mối quan tâm về môi trường trên 3 khía cạnh: ngăn ngừa các tác động xấu tới môi trường, tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu cũng như quản lí tốt loại chất thải phát sinh ra. VSIP Bắc Ninh đã sử dụng hệ thống đánh giá, giám sát và quy chuẩn để đảm bảo đánh giá tác động môi trường của các khách hàng ngay từ giai đoạn hoạch định và thiết kế.
Chính vì vậy, ngày từ khi xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể KCN, VSIP Bắc Ninh xây dựng cho mình chính sách thu hút đầu tư tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành có công nghệ cao, và/ hoặc các ngành sản xuất dược phẩm, thân thiện với môi trường.
Hình 3.6. Phân loại ngành nghề kinh doanh thu hút đầu tƣ vào KCN VSIP BẮC NINH đến tháng 6/2016
15%
26%
11% 8%
23%
5%
6% 6%
Phụ tùng ô tô
Điện, điện tử Thực phẩm và giải khátCơ khí chính xác
Bao bì, đóng gói Dược và trang thiết bị y tế Dịch vụ
Nguồn: Phòng Marketing và CSKH KCN VSIP Bắc Ninh
Khi tiến hành phỏng vấn sâu một số khách hàng của VSIP Bắc Ninh về lý do tại sao họ lựa chọn VSIP Bắc Ninh là điểm đến cho dự án đầu tư của mình, 3 trong số 5 đại diện Công ty được hỏi trả lời rằng: Khác với các KCN khác mà tại đó thu hút nhiều ngành công nghiệp bao gồm cả công nghiệp nặng, thức ăn gia súc, dệt may bao gồm cả nhuộm, VSIP Bắc Ninh ngay từ ban đầu đã xác định khách hàng đích là các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ, sử dụng công nghệ cao, nên VSIP không thu hút các ngành công nghiệp nhạy cảm, dễ gây ảnh hưởng tới môi trường nước như các ngành hóa chất, dệt nhuộm, mạ kim,v…v… hay một số ngành công nghiệp gây ảnh hưởng tới môi trường không khí như thức ăn gia súc, giấy và bột giấy, các loại thức ăn có mùi như cà phê. Vào năm 2011, khi Công ty TNHH Trung Nguyên muốn tìm 3ha đất để xây dựng nhà máy chế biến và đóng gói cà phê hòa tan, Ban lãnh đạo của VSIP Bắc Ninh đã từ chối nhà đầu tư này và họ đã quyết định thuê đất tại KCN Quang Châu tại tỉnh Bắc Giang.
Trong số các khách hàng được phỏng vấn, Giám đốc nhà máy Kenneth Teng của Công ty TNHH Unigen Việt Nam đã chia sẻ: do Công ty Unigen sản xuất các loại thẻ card SD, nên môi trường sản xuất của họ phải tuyệt đối tránh bụi và khói.
Do vậy, khi đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh, nhìn danh mục các nhà đầu tư họ an tâm vì không có nhà đầu tư nào sản xuất các mặt hàng gây bụi, khói. Ngoài ra, VSIP Bắc Ninh quan tâm đến cảnh quan, có lực lượng lao công hùng hậu chịu trách nhiệm gom rác, quét đường và rửa đường, bên cạnh đó, các xe công trình khi di chuyển trong khu phải được phủ bạt, không làm rơi vãi ra đường, tại các công trường xây dựng, các nhà thầu buộc phải làm bãi rửa xe, để các xe trước khi ra khỏi công trường sẽ phải rửa sạch bánh xe khi lăn bánh trên các đường nội bộ trong KCN.
Với tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng một môi trường đáng để làm việc, để sống và học tập, VSIP Bắc Ninh bên cạnh lựa chọn các ngành nghề kinh doanh
phù hợp để thu hút đầu tư còn lựa chọn quốc tịch của các nhà đầu tư, để đảm bảo công nghệ sản xuất được đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh sẽ là những công nghệ tiên tiến, đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.
Hình 3.7. Phân loại quốc tịch các khách hàng thu hút đầu tƣ vào KCN VSIP Bắc Ninh tới thời điểm Tháng 6/2016
Nguồn: Phòng Marketing và CSKH KCN VSIP Bắc Ninh
Bên cạnh những ý tưởng về sinh thái trong thu hút đầu tư, bản thân KCN VSIP yêu cầu các khách hàng đầu tư trong khu phải tuân thủ các quy định riêng khi trở thành khách hàng của KCN VSIP Bắc Ninh. Theo đó, mỗi khách hàng khi thiết kế xây dựng trong khu phải đảm bảo xây dựng một không gian mở với tường rào không khép kín mà xây hở phần trên với diện tích cây xanh tối thiểu là 20% và khoảng lùi cây xanh cho mỗi chiều của khoảnh đất rất nghiêm ngặt. Tất cả những quy định này được nêu rõ ràng trong Sổ tay hướng dẫn xây dựng và Sổ tay nguyên tắc hoạt động trong KCN VSIP để khách hàng tuân theo.
Ngoài ra, nếu như các khách hàng đầu tư vào các KCN khác, thì nhà máy/
trạm xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt của khách hàng chỉ cần đạt tiêu chuẩn B theo TCVN trước khi xả thải ra hệ thống xả thải chung của KCN, nhưng
5%
32%
6% 11%
6%
5%
24%
10%
Châu Âu Nhật
Hàn Quốc Singapore
Đài Loan Mỹ
Việt Nam Khác