Phân tích, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 43)

1.5. Nội dung công tác quản lý ngân sách xã

1.5.4. Phân tích, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã

Kiểm tra tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý ngân sách xã.

Kiểm tra là một biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định về chế độ NSX, đảm bảo quy định về chế độ kế toán đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh, việc kiểm tra kiểm toán phải được tiến hành một cách thường xuyên, và ở tất cả các bước trong quản lý NSX. Kiểm tra để phát hiện ra những vấn đề không đúng chế độ, không đúng pháp luật để từ đó có các biện pháp xử lý và uốn nắn kịp thời.

Nâng cao vai trò giám sát của HĐND xã đối với công tác Ngân sách xã; các cơ quan Tài chính cấp trên, đặc biệt là Phòng Tài chính huyện phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý NSX.

Việc tiến hành kiểm tra nội bộ là vô cùng quan trọng; đồng thời UBND cấp trên, các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ Pháp luật sẵn sàng vào cuộc khi có dấu hiệu để tìm ra, ngăn chặn, xử lý những sai phạm,... từ đó làm cho NSX hoạt động theo đúng quỹ đạo, hiệu quả, nền tài chính trong sạch.

Hình thức kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra định kỳ: Đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng theo kế hoạch nhất định. Việc kiểm tra đƣợc tiến hành đối với hoạt động của NSX trong một thời gian nhất định.

- Kiểm tra đột xuất: Đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý NSX.

- Kiểm tra thường xuyên: Đây là công tác kiểm tra thường xuyên trong quá trình hoạt động của NSX. Công tác kiểm tra này thường gắn với các cơ quan chủ quản của NSX như ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước,...

1.5.4.2. Phân tích, và đánh giá việc chấp hành Ngân sách xã

Phân tích và đánh giá đó là một hoạt động cần thiết cho sự phát triển của NSX, việc phân tích và đánh giá thường thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết về Tài chính ngân sách; thông qua các hội nghị giao ban, hội thảo chuyên đề, thông qua các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Ngân sách.

Phân tích các hoạt động kinh tế của Ngân sách nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi Ngân sách trong một thời kỳ; đối chiếu việc chấp hành thực tế so với các chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định hiện hành. Từ đó phát hiện ra những sai sót, hạn chế trong công tác NSX. Trên cơ sở đó có các định hướng, biện pháp cho sự phát triển của NSX trong những giai đoạn tiếp theo.

1.5.5. Nội dung đánh giá công tác quản lý ngân sách xã

(1) Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán NSX: Đánh giá việc chấp hành các căn cứ, yêu cầu, trình tự thủ tục, thời gian thực hiện,... trong lập dự toán NSX.

(2) Đánh giá thực trạng công tác chấp hành thu NSX: Đánh giá kết quả thu, cơ cấu thu, việc tổ chức thực hiện thu, việc chấp hành các chế độ, chính sách,... trong tổ chức thu NSX.

(3) Đánh giá thực trạng công tác chấp hành chi NSX: Đánh giá kết quả chi, cơ cấu chi, việc chấp hành các chế độ, chính sách về chi NS, hiệu quả của các khoản chi đối với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã,... trong tổ chức chi NSX.

(4) Đánh giá thực trạng công tác kế toán, quyết toán NSX: Đánh giá việc chấp hành chế độ kế toán, hệ thống chứng từ, sổ sách, biểu mẫu báo cáo, số liệu báo cáo, thời gian báo cáo,... trong tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán NSX.

(5) Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm toán NSX: Đánh giá việc kiểm tra nội bộ, việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ,... của các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý NSX.

(6) Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý NSX: đánh giá về trình độ cán bộ, số lƣợng, cơ cấu cũng nhƣ việc sắp xếp bố trí cán bộ, việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ và mức độ hoàn nhiệm vụ trong công tác quản lý NSX.

(7) Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu, chi NSX đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: đánh giá tác động về các mặt như phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, an ninh trật tự,... trên địa bàn nông thôn của Huyện.

1.6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả và ổn định công tác quản lý ngân sách

Ngân sách xã là một bộ phận hữu cơ của ngân sách nhà nước. Là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã - một đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống phân cấp quản lý hành chính nước ta. Do vậy việc hình thành ngân sách cấp xã thuộc ngân sách nhà nước là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi và trách nhiệm được phân công. Nhất là đối với nước ta, một nước đi lên từ nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, dân cư sống chủ yếu ở các làng xã, thì xã là một cấp hành chính cơ sở trực tiếp quan hệ với dân. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế càng có nhiều chuyển biến sâu sắc và chuyển dần sang nền kinh tế thị trường thì NSX là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.

Xã là một đại diện của nhà nước, là một cấp chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý nhà nước, nó trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, từ đó mới biết được chính sách, chế độ của nhà nước được thực thi tới mức độ nào, mọi quan tâm của nhà nước cho đến tâm tư, nguyện vọng của người dân ra sao đều đƣợc thể hiện ở đây, và giúp chính quyền giải quyết các mối quan hệ thì công cụ đắc lực nhất chính là Ngân sách xã. Thông qua NSX để giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người dân với nhà nước. Thông qua hoạt động thu ngân sách, không chỉ đạt mục đích là tạo lập dự toán ngân sách - quỹ tiền tệ ngân sách (NSX) mà còn thể hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà các hoạt động khác trên địa bàn nông thôn tuân thủ theo đúng hành lang pháp lý quy định. Việc kiểm tra giám sát đó thông qua cơ cấu ngành nghề kinh doanh, qua mặt hàng kinh doanh, qua sự lưu chuyển hàng hoá…

Từ đây có những điều tiết, tác động nhằm kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông thôn phát triển theo hướng tích cực góp phần ngăn chặn những việc hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn xã quản lý. Đồng thời thu Ngân sách xã còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội nhƣ: đảm bảo công bằng giữa những người có nghĩa vụ với ngân sách…trợ giúp cho những đối tượng khó khăn, bằng chính sách miễn, giảm thu ngân sách. Ngoài ra kỷ luật tài chính (thưởng - phạt) cũng là biện phát bắt buộc để mọi người dân thực hiện tốt nghĩa vụ đối với cộng đồng.

Thông qua chi ngân sách, các hoạt động của Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội đƣợc duy trì và phát triển không ngừng, ổn định qua đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nứơc ở cơ sở. Với các khoản chi cho sự nghiệp giáo giục, sự nghiệp y tế của ngân sách xã đã thiết thực làm nâng cao dân trí, sức khoẻ cho mọi người dân và cộng đồng xã hội. Các khoản chi cho xây dựng cơ bản của ngân sách xã ngày càng làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới khang trang, đƣa nông nghiệp nông thôn ra khỏi lạc hậu.

Trong thời gian qua cùng với những đổi thay của đất nước, xây dựng nông thôn mới ngày càng khẳng định vai trò của ngân sách xã. Ngân sách xã không

những tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước mà còn hướng cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình ở khu vực nông thôn theo hướng mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường và dần theo kịp với tốc độ phát triển về mọi mặt của thế giới và khu vực trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Xét trong hệ thống ngân sách nhà nước thì NSX là một cấp ngân sách cơ sở và nắm giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân sách.

Xã là một đơn vị hành chính có cơ sở ở nông thôn. Hội đồng nhân dân xã với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương được quyền ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và nghị quyết liên quan đến xã mình. Đồng thời chính quyền xã là đại diện trực tiếp giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước với nhân dân trên cơ sở các văn bản hiện hành. Cho nên trên góc độ kinh tế về quy mô, mức độ thực hiện các nhiệm vụ của xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân sách.

Từ sự phân tích trên đây ta thấy ngân sách xã chiếm giữ vai trò tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, xúc tiến quá trình đô thị hoá, đổi mới bộ mặt nông thôn, đồng thời góp phần đƣa nông thôn việt nam phát triển đi lên công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xuất phát từ nền tài chính quốc gia của nước ta đã và đang được đổi mới toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc về cơ chế quản lý kinh tế xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới đi lên CNH - HĐH đất nước, nền kinh tế đang đi theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trương có sự quản lý của nhà nước. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội là tất yếu để phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước. Công tác quản lý NSX trong điều kiện hiện nay cũng cần phải được củng cố và tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền Tài chính quốc gia và tăng cường nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, làm cho công quỹ được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân. Hoàn thiện công tác quản lí Ngân sách xã không những tăng cường quản lý Ngân sách xã mà còn là vấn đề phát huy đƣợc vai trò của chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác

tiềm năng và thế mạnh của địa phương, đảm bảo công bằng, thực hiện tốt các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước. Để phù hợp với sự vận hành theo cơ chế mới - cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế và hội nhập cùng các nước trong khu vực, trên toàn thế giới thì cơ chế quản lý Ngân sách xã đòi hỏi phải sớm đổi mới, hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã.

Trước những đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội và đứng trước thực trạng quản lý Ngân sách xã nhƣ trên, cần phải có các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã, đảm bảo Ngân sách xã đủ mạnh đáp ứng đƣợc các yêu cầu, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, tiến tới làm lành mạnh hoá nền Tài chính quốc gia, phát huy hết nội lực, thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)