Tác động của việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc đối với một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tự do hoá thương mại của trung quốc trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới002 (Trang 84 - 102)

Như đã phân tích ở mục 2.1.2, trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đơn phương tiến hành chính sách tự do hóa thương mại một cách mạnh mẽ và sâu rộng.

Chính điều này đã khiến cho nền kinh tế Trung Quốc có những thay đổi nhanh và mạnh xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu và trình độ phát triển. Nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa với việc tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân đang ngày càng được nâng cao; Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp sang một nền kinh tế thị trường mở cửa. Trước khi gia nhập WTO, các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc cũng được tự do hóa khá mạnh, đặc biệt là trong việc giảm thuế quan, hạn ngạch cũng như giảm mức độ độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương.

Sau khi gia nhập WTO, những điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng tự do của Trung Quốc cũng tiếp tục góp phần tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Mức tăng GDP của Trung Quốc có xu hướng tăng nhanh dần, năm sau cao hơn năm trước: 7,3% năm 2001; 7,8% năm 2002; 9,1% năm 2003, 9,25% năm 2004 và 9,8% năm 2005 (Xem Bảng 2.4).

Ngoại thương Trung Quốc cũng có sự tăng trưởng liên tục, tổng giá trị buôn bán của Trung Quốc với nước ngoài tăng ở mức cao và mức tăng năm sau cao hơn năm trước. Kim ngạch thương mại Trung Quốc tăng rất nhanh, năm 2001 là 480, 1 tỷ USD, năm 2002 đạt 620,9 tỷ USD (tăng 29,3%), năm 2003 đạt 821,7 tỷ USD (tăng 32,3%), năm 2004 đạt 1100 tỷ USD (tăng 33,9%), năm 2005 đạt 1.320 tỷ USD (tăng 20%).

Với kim ngạch thương mại đạt hơn 1,3 tỷ USD trong năm 2005, Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc thương mại lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản. Như vậy, sau hơn 55 năm kể từ ngày nước CHND Trung Hoa ra đời, kim ngạch thương mại Trung Quốc đã tăng gấp 750 lần.

Điều này dẫn đến mức độ phụ thuộc ngoại thương của Trung Quốc tiếp tục tăng dần qua các năm (Xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Mức độ phụ thuộc ngoại thương của Trung Quốc 2001 - 2005 Năm

Kim ngạch Ngoại thương

(tỷ USD)

GDP (tỷ USD)

Mức phụ thuộc Ngoại thương Kim ngạch ngoại thương/GDP

(%)

2001 480,1 1156,0 41,5

2002 620,9 1248,0 49,7

2003 821,7 1354,1 60,7

2004 1100,0 1479,4 74,4

2005 1320,0 1624,3 81,3

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam (2001, 2002, 2003, 2004, 2005)

Sự chuyển mình của nền kinh tế Trung Quốc không chỉ đ-ợc biểu hiện trong lĩnh vực ngoại th-ơng mà còn trên nhiều ph-ơng diện khác nh-: phạm vi mở cửa rộng hơn, hội nhập quốc tế nhanh hơn; tiêu dùng và đầu t- tăng mạnh; công nghiệp nặng tăng nhanh hơn công nghiệp nhẹ; đầu t- của địa ph-ơng, của các tổ chức và của t- nhân tăng nhanh hơn đầu t- của nhà n-ớc; các nguồn lực có xu h-ớng đ-ợc

hơn; những tác động không mong muốn tuy có nh-ng không lớn; các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, không bị nhiều ảnh h-ởng tiêu cực nh- dự đoán tr-ớc khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Có thể nói, rõ ràng việc thực hiện chính sách tự do hoá th-ơng mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO có những tác động tích cực đối với nền kinh tế Trung Quốc trên nhiều mặt; tuy nhiên, việc đánh giá những tác động cụ thể của việc thực hiện chính sách này đối với tình hình và xu h-ớng phát triển kinh tế của Trung Quốc đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của mình, để có thể đánh giá đ-ợc phần nào những tác động của việc thực hiện chính sách tự do hoá th-ơng mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO, luận văn chỉ giới hạn việc phân tích những tác động này đối với ba khu vực sản xuất lớn của Trung Quốc đó là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và căn cứ trên cơ sở các cam kết của Trung Quốc với WTO.

2.3.1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp

Một số nhà nghiên cứu cho rằng khi gia nhập WTO, nông nghiệp Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh và nhanh hơn so với các ngành khác nh- công nghiệp và dịch vụ; và mặc dù có cả tính tích cực và tiêu cực nh-ng tác động tiêu cực là trực tiếp, hiện thực còn tác động tích cực là tiềm tàng. Những tác động tiêu cực thể hiện ở chỗ do năng lực cạnh tranh của phần lớn các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc

đều thấp hơn so với thị tr-ờng quốc tế nên việc thực hiện các cam kết với WTO sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăng với kết quả là sản xuất nông nghiệp sẽ giảm sút và số ng-ời thất nghiệp trong nông nghiệp sẽ tăng mạnh. Điều này đ-ợc thể hiện trên nh÷ng ®iÓm sau:

Thứ nhất, ảnh h-ởng của việc thuế quan hóa: những cam kết của Trung Quốc về việc thuế quan hoá đều lấy năm 1986 - 1988 làm cơ sở [10], trong khi vào thời điểm đó giá của các hàng hoá nông sản đều thấp hơn giá quốc tế; do đó, giá trị t-ơng đ-ơng của thuế quan sau khi thực hiện thuế quan hoá sẽ là giá trị âm. Điều này cùng với việc thuế quan giảm mạnh sẽ khiến cho Trung Quốc mất đi lá chắn bảo hộ truyền thống là các ph-ơng pháp phi thuế quan và thuế quan cao. Kết quả là nhập khẩu hàng nông sản sẽ tăng mạnh.

Thứ hai, việc mở rộng hạn ngạch theo cam kết với WTO cũng sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăng. Ví dụ, việc nhập khẩu tiểu mạch tính đến năm 2004 khiến cho

phải bỏ đồng ruộng. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, năm 2005, -u thế t-ơng đối của tiểu mạch, ngô, bông, đậu t-ơng, hạt cải dầu lần l-ợt giảm 21,19%;

16,36%; 40,83%; 13,21% [10]. Sức cạnh tranh của các sản phẩm như thịt lợn, gạo, thuốc lá, cam, táo cũng bị ảnh hưởng nhưng không lớn.

Thứ ba, thuế quan giảm, hạn ngạch tăng sẽ khiến cho nhập khẩu hàng nông sản gia tăng. Nhập khẩu tăng sẽ khiến cho giá hàng nông sản đặc biệt là các mặt hàng lương thực, bông dầu thực vật, sữa, đường, len lông cừu, chế phẩm thịt bò, chế phẩm sữa, nước hoa quả… sẽ giảm. Trong khi đó, giá các sản phẩm tập trung nhiều lao động như vật nuôi, thuỷ sản, hoa quả sẽ tăng với mức độ nhất định do xuất khẩu tăng. Mức tăng giảm của giá cả các sản phẩm nông nghiệp được dự tính như sau: Giá cả của phần lớn các sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm, trong đó giá tiểu mạch giảm 20%; ngô; 25%; đậu tương: 20,4%. Chỉ có giá gạo sẽ tăng 35%. Giá cả sản phẩm vật nuôi sẽ tăng, trong đó giá thịt lợn tăng 14,4%; giá thịt gia cầm: 9,9%;

giá thuỷ sản: 5,5% và giá sản phẩm sữa sẽ tăng tới 29,9%. [10]

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng những tác động của việc thực hiện các cam kết với WTO tới nông nghiệp Trung Quốc là có thể chịu đựng được.

Mức độ trợ cấp thực tế cho sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc hiện đang thấp hơn nhiều (2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp) so với mức thoả thuận với WTO (8,5%); do đó, phạm vi sử dụng chính sách này để thúc đẩy phát triển nông nghiệp là tương đối lớn. Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể trợ cấp cho nông nghiệp bằng cách giảm thuế nông nghiệp mà không vi phạm các cam kết của WTO.

Giống như đánh giá của các nhà kinh tế Trung Quốc, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, cụ thể là Elena Ianchovichina and Will Martin cũng cho rằng việc thực hiện các cam kết sẽ có tác động nhiều chiều đến nông nghiệp Trung Quốc nhưng những tác động này không mạnh. Để đánh giá những tác động đó, hai nhà kinh tế này đã tính toán mức độ bảo hộ trung bình của nông nghiệp trong thời kỳ trước và sau WTO (Xem Bảng 2.5).

Theo số liệu Bảng 2.5, mức độ bảo hộ đối với ngành nông nghiệp sẽ giảm từ mức 7,6% năm 2001 xuống 3,6% sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ đối với các sản phẩm cụ thể lại rất khác nhau: trong khi mức độ bảo hộ đối

gạo, lúa mỳ, ngũ cốc, rau quả, vật nuôi sẽ lại được giữ nguyên, thậm chí sẽ tăng đối với cây lấy sợi.

Bảng 2.5: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng nông sản Trung Quốc Trước và sau khi gia nhập WTO

(Thuế quan hoặc tương đương; %) Một số mặt hàng nông sản chính 1995 2001 Sau khi gia nhập

WTO

Gạo - 0,5 - 3,3 - 3,3

Lúa mỳ 25,0 12,0 12,0

Ngũ cốc chăn nuôi 20,0 32,0 32,0

Rau quả - 10,0 - 4,0 - 4,0

Hạt có dầu 30,0 20,0 3,0

Đường 44,0 40,0 20,0

Sợi thực vật 20,0 17,0 20,0

Vật nuôi và thịt - 20,0 - 15,0 - 15,0

Sữa 30,0 30,0 11,0

Tổng thể - Nông nghiệp 4,8 7,6 3,6

Nguồn: Elena Ianchovichina and Will Martin, Economic Impact of China’s Accession to the WTO, December 2002

Sự thay đổi trong mức độ bảo hộ như vậy cùng với việc tiếp tục tái cơ cấu lại ngành ôtô và xoá bỏ các hạn ngạch đối với hàng dệt may… sẽ có tác động tới nông nghiệp trên các khía cạnh như: nhập khẩu, xuất khẩu và sản lượng (Xem phụ lục 1).

Về nhập khẩu, do mức độ bảo hộ giảm sau khi gia nhập WTO nên nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh đối với các sản phẩm nông nghiệp như hạt có dầu (20,9%); đường (24,1%); sợi thực vật (7,7%); sữa (23,8%) và một số thực phẩm khác (62,6%). Trong khi đó, do mức bảo hộ hầu như được giữ nguyên nên nhập khẩu của các sản phẩm như gạo, lúa mỳ, ngũ cốc chăn nuôi, rau quả, vật nuôi và thịt lại giảm 7,1%; 10,1%; 1,4%; 6,3% và 8,9% theo thứ tự.

Về xuất khẩu, xuất khẩu sẽ tăng mạnh đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp như lúa mỳ (18,9%); hoa quả (14,6%); hạt có dầu (29,8%); đường (13,9%);

thịt và vật nuôi (15,5%); sữa (13,5%) và các thực phẩm khác (11,4%). Riêng xuất

khẩu gạo chỉ tăng 6,1% và xuất khẩu sẽ giảm mạnh đối với các sản phẩm như lúa mỳ, chăn nuôi (77,8%) và sợi thực vật (51,8%).

Về sản lượng, sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu cũng như sự giảm giá của hàng nông sản sẽ khiến cho sản lượng của hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đều giảm nhưng không nhiều. Cụ thể: sản lượng gạo giảm 2,1%; lúa mỳ giảm 2,0%; ngũ cốc chăn nuôi giảm 2,3%; rau quả giảm 3,4%; hạt có dầu giảm 7,9%;

đường giảm 5,9%. Chỉ có thịt và vật nuôi cũng như sợi thực vật tăng tương ứng là 1,3% và 15,8%. Sản lượng giảm sẽ kéo theo sự giảm sút của lao động ở hầu hết các ngành trừ ngành sản xuất sợi thực vật; thịt và vật nuôi (Xem thêm Phụ lục 1).

Như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, do mức bảo hộ của nhiều sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc sau WTO vẫn được giữ nguyên nên mức độ tác động của việc thực hiện các cam kết với WTO đối với nông nghiệp của Trung Quốc trong ngắn hạn và trung hạn là không mạnh, mặc dù việc thực hiện những cam kết này sẽ khiến cho sản xuất nông nghiệp sụt giảm (so với trong trường hợp không gia nhập) và thất nghiệp sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, mức độ tác động của việc gia nhập WTO tới ngành nông nghiệp Trung Quốc mạnh hay nhẹ còn phụ thuộc vào những chính sách cụ thể sau khi gia nhập, đặc biệt là chính sách về tự do di chuyển lao động giữa thành thị và nông thôn cũng như chính sách nâng cao kỹ năng lao động. Nếu những chính sách này được thực hiện thu nhập của nông dân sẽ tăng và phúc lợi mà toàn bộ nền kinh tế đạt được sẽ lớn hơn.

Trong dài hạn, việc thực hiện những cam kết với WTO sẽ tạo điều kiện để ngành nông nghiệp cải tiến được kỹ thuật và nâng cao chất lượng quản lý, kinh doanh. Cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế cũng như có môi trường xuất khẩu thuận lợi ở các nước thành viên khác theo quy định của WTO. Hơn nữa, việc gia nhập WTO sẽ khiến cho Trung Quốc có quyền chủ động tham gia vào các cuộc đàm phán quy tắc đa phương về vấn đề nông nghiệp trong tương lai.

2.3.2. Đối với lĩnh vực công nghiệp

Cùng với quá trình cải cách và mở cửa cũng như chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, mức độ bảo hộ của ngành công nghiệp Trung Quốc đã liên tục giảm. Mức độ bảo hộ đối với ngành này đã được giảm mạnh trong các thời kỳ trước khi trở

thành thành viên chính thức của WTO (1995 - 2001) và sau khi gia nhập WTO (sau 2001).

Mức độ bảo hộ đối với các sản phẩm công nghiệp trong thời kỳ trước và sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc được thể hiện ở Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung Quốc Trước và sau khi gia nhập WTO

(Thuế quan hoặc tương đương; %) Các ngành công nghiệp chủ yếu 1995 2001 Sau khi gia nhập WTO

Chế biến thực phẩm 20,1 26,2 9,9

Đồ uống và thuốc lá 137,2 43,2 15,6

Khai khoáng 3,4 1,0 0,6

Dệt 56,0 21,6 8,9

May mặc 76,1 23,7 14,9

Công nghiệp nhẹ 32,3 12,3 8,4

Hoá dầu 20,2 12,8 7,1

Luyện kim 17,4 8,9 5,7

Ô tô 123,1 28,9 13,8

Điện tử 24,4 10,3 2,3

Các sản phẩm chế tạo khác 22,0 12,9 6,6

Xây dựng 13,7 13,7 6,8

Tổng thể - Công nghiệp 25,3 13,5 6,0

Nguồn: Elena Ianchovichina and Will Martin, Economic Impact of China’s Accession to the WTO, December 2002

Theo Bảng 2.6, trong thời kỳ 1995 - 2001, mức độ bảo hộ đối với ngành công nghiệp đã giảm mạnh: từ mức 25,3% năm 1995 xuống còn 13,5 năm 2001.

Đáng chú ý là mức độ giảm mạnh của bảo hộ đối với sản phẩm của các ngành như:

đồ uống và thuốc lá (94%), dệt (34,4), may mặc (52,4) và ôtô (94,2%). Sau khi gia nhập WTO, mức độ bảo hộ của ngành này sẽ tiếp tục giảm nhưng với mức độ ít hơn so với trước khi gia nhập: 7,5% (từ mức 13,5% năm 2001 xuống 6,0% sau khi gia nhập WTO). Trong đó, những ngành có mức độ bảo hộ giảm mạnh là chế biến thực phẩm (16,3%), đồ uống và thuốc lá (27,6%), dệt (12,7%), may mặc (8,8%) và điện tử (8%).

Những khó khăn mà ngành công nghiệp Trung Quốc đang phải giải quyết

giảm mạnh mức độ bảo hộ sau khi gia nhập (đặc biệt là đối với các ngành như dệt, may mặc, đồ uống và thuốc lá, ôtô, điện tử…) sẽ khiến việc gia nhập WTO tác động mạnh vào ngành công nghiệp Trung Quốc (kể cả tích cực lẫn tiêu cực) cũng như buộc các ngành này phải tái cấu trúc lại một cách cơ bản. Sau đây là những phân tích về những ngành công nghiệp cụ thể.

2.3.2.1. Ngành Ô tô

Theo số liệu trong Bảng 2.6, ngành ô tô là một trong những ngành công nghiệp có mức độ bảo hộ giảm khá mạnh trong cả hai thời kỳ (thời kỳ 1995 - 2001 giảm 94,2% và sau khi gia nhập WTO giảm 15,1%). Như vậy, việc mất đi lá chắn bảo hộ cao về thuế quan, phi thuế quan và đầu tư sẽ khiến cho việc gia nhập WTO tác động mạnh tới ngành ôtô của Trung Quốc.

Một mặt, việc xoá bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ khiến cho nhập khẩu tăng 24%; do áp lực của cạnh tranh không chỉ từ phía hàng nhập khẩu mà còn từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, số lượng nhà máy sẽ phải giảm khoảng 27% và việc làm sẽ giảm 2,2%. Chịu tác động mạnh nhất là các ngành sản xuất linh kiện, các ngành sản xuất các loại xe thiếu khả năng cạnh tranh (như xe du lịch, xe tải trên 8 tấn, xe loại 1 - 2 tấn, xe chuyên dụng và xe chở khách…).

Mặt khác, sức ép của cạnh tranh khiến cho ngành công nghiệp ôtô phải tái cấu trúc lại cả về cơ cấu nhà máy và cơ cấu sản phẩm cũng như nâng cao kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế. Kết quả là quy mô sản xuất ôtô sẽ được mở rộng với việc sản lượng sẽ tăng 1,4%; xuất khẩu sẽ tăng 27,7% và giá bán buôn cũng như giá bán lẻ ôtô đều sẽ giảm (3,9% và 4,2%

theo thứ tự).

Có thể nói, tác động mạnh nhất đối với ngành ôtô không phải là yếu tố giá cả mà là yếu tố kỹ thuật và chất lượng. Trong dài hạn, sức cạnh tranh của ngành này sẽ được nâng cao; chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ hậu mãi.

Các ngành kinh tế bổ trợ cho ngành ôtô cũng sẽ phát triển kéo theo những tác động lan toả tích cực tới toàn bộ nền kinh tế.

2.3.2.2. Ngành Dệt - may

Dệt - may là ngành có lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc (lợi thế lao động rẻ); đồng thời, đây cũng là ngành phụ thuộc rất mạnh vào xuất khẩu. Để

với ngành dệt - may từ 56% năm 1995 xuống còn 8,9% sau khi gia nhập WTO đối với ngành dệt; và từ 76,1% năm 1995 xuống 14,9% sau khi gia nhập WTO đối với ngành may mặc (Số liệu theo Bảng 2.6).

Với việc giảm mức độ bảo hộ như trên, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có những tác động mạnh mẽ tới ngành này.

Thứ nhất, việc gia nhập WTO sẽ tạo cho ngành dệt - may Trung Quốc cơ hội đàm phán mậu dịch đa phương bình đẳng về thương mại hàng dệt - may. Cùng với việc Trung Quốc phải tự do hoá ngành dệt - may của mình, các nước khác cũng đang phải tự do hoá việc nhập khẩu hàng dệt - may từ Trung Quốc. Chẳng hạn, theo Hiệp định Mỹ - Trung, hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt của Trung Quốc sang Mỹ đến năm 2008 sẽ được xoá bỏ hoàn toàn. Trung Quốc cũng sẽ đa dạng hoá được thị trường xuất khẩu hàng dệt may của mình, vốn trước kia chỉ tập trung vào một số thị trường như Đông Nam Á, Hồng Công và Đài Loan.

Thứ hai, mặc dù việc thực hiện các cam kết với WTO sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăng: 38,5% đối với ngành dệt và 30,9% đối với ngành may mặc (xem Phụ lục 3), nhưng sức ép của cạnh tranh sẽ buộc ngành dệt - may phải thay đổi cách quản lý, cải tổ cơ cấu sản xuất cũng như sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Ngành dệt - may của Trung Quốc sẽ được phát triển theo hướng cao cấp hoá và dựa trên những lợi thế so sánh chủ yếu của mình.

Những tác động tích cực của việc gia nhập WTO đối với ngành dệt may của Trung Quốc là rất lớn, vượt quá những tác động tiêu cực và điều này sẽ có những tác động lan toả tích cực tới các ngành còn lại trong nền kinh tế (đặc biệt đối với ngành sợi thực vật với mức tăng sản lượng 15,8% và việc làm tăng 16,4% - Xem Phụ lục 3).

2.3.2.3. Một số ngành công nghiệp khác a. Công nghiệp hoá dầu

Trong tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã liên tục giảm mức độ bảo hộ với ngành công nghiệp hoá dầu, từ 32,3% năm 1995 xuống 12,8%

năm 2001 và xuống còn 7,1% sau khi gia nhập WTO (Xem Bảng 2.6).

Bên cạnh đó, với việc gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ không đánh thuế nhập khẩu đối với dầu thô, khí thiên nhiên; thuế quan đánh vào dầu thành phẩm, dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tự do hoá thương mại của trung quốc trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới002 (Trang 84 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)