Một số đề xuất cho việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tự do hoá thương mại của trung quốc trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới002 (Trang 104 - 148)

CHƯƠNG 3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

3.2. Một số đề xuất cho việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Việt Nam

Kể từ thời điểm nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 01 năm 1995, trải qua hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc hiện thực hoá mục tiêu trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu này. Đến nay tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam đã tiến dần tới đích (Xem thêm Phụ lục 6).

Qua các phiên đàm phán, Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các Hiệp định trong khuôn khổ của WTO kể từ thời điểm gia nhập. Đó là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định về định giá Hải quan, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật, Hiệp định về cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng và Quy tắc xuất xứ, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ… Tất cả những cố gắng nỗ lực trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam thời gian vừa qua đã thể hiện rằng Việt Nam đang tiến trên con đường thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO, luận văn nhấn mạnh rằng để hội nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung và thực hiện chính sách tự do hoá thương mại trong tiến trình gia nhập WTO nói riêng một cách thành công, Việt Nam cần thực hiện một số đề xuất giải pháp sau:

3.2.1. Đổi mới về nhận thức và chính sách

Những nhận thức không đầy đủ về tự do hoá thương mại và WTO hiện đang gây nhiều cản trở cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. Do đó, việc đổi mới nhận thức và chính sách về tự do hoá thương mại cũng như về WTO là rất cần thiết đối với Việt Nam.

3.2.1.1. Nhận thức về tự do hoá thương mại

Như đã khẳng định ở trên, việc thực hiện chính sách tự do hoá trong tiến trình gia nhập WTO của Trung Quốc đạt được một số thành công nhất định một

Trung Quốc đã chuyển từ kỳ thị đối với tự do hoá thương mại sang thừa nhận những lợi ích to lớn của tự do hoá thương mại như: tự do hoá thương mại kích thích việc nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp; tạo điều kiện khai thác thị trường mới; thúc đẩy hợp lý hoá cơ cấu ngành nghề; dẫn đến việc trao đổi nhân lực, giao lưu tư tưởng, truyền bá văn hoá…

Đối với Việt Nam, nhận thức đúng về tự do hoá thương mại được thể hiện trên các khía cạnh sau:

a. Tự do hoá thương mại mở ra các cơ hội cho hoạt động thương mại của Việt Nam

Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, tự do hoá thương mại sẽ mở ra cho thương mại Việt Nam một số cơ hội sau:

Thứ nhất, việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu để khai thác tối đa lợi thế sẵn có của đất nước. Dưới tác động của khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, tự do hoá thương mại trở thành xu thế tất yếu, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Với các nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế và các quy định cắt giảm tối đa các hàng rào thuế quan, phi thuế quan trong các Hiệp định trên sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá của các nước thâm nhập vào thị trường của nhau ngày càng dễ dàng hơn.

Thứ hai, tự do hoá thương mại sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh lợi ích to lớn trong ngắn hạn là mở rộng thị trường xuất khẩu để khai thác lợi thế so sánh tĩnh (lợi thế sẵn có), thực hiện chính sách tự do hoá thương mại còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành lợi thế so sánh động (lợi thế cạnh tranh lâu dài) cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng CNH, HĐH.

Nhờ việc mở rộng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thực hiện hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Đồng thời, nhờ nhập khẩu được các đầu vào sản xuất với giá thế giới thấp hơn trước đây (do Việt Nam cũng phải giảm thuế quan nhập khẩu) nên giá thành sản xuất cũng giảm

Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao năng lực công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nên những sản phẩm có chất lượng phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, vượt qua các hàng rào phi thuế quan mới mà các nước phát triển đang sử dụng để hạn chế nhập khẩu của các nước đang phát triển.

Thứ ba, với lợi thế của một khu vực phát triển năng động, bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, đang có sức hút rất lớn với FDI so với các nước ở các khu vực khác. Trong điều kiện đó, với các lợi thế riêng của mình (như nằm ở vị trí chiến lược, có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, có môi trường chính trị - xã hội ổn định), Việt Nam đã và đang là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt do tác động của tự do hoá thương mại, công ty xuyên quốc gia (TNC) nào đi trước về công nghệ sẽ nắm chắc phần thắng. Đồng thời, TNC luôn sử dụng FDI như một kênh chuyển giao công nghệ mới nhất cho các chi nhánh của mình ở nước ngoài, đảm bảo cho chúng có lợi thế tối đa so với đối thủ cạnh tranh. Điều đó sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng của các TNC ngay tại nước nhận đầu tư. Do đó, Việt Nam rất có khả năng trở thành một mắt xích quan trọng trong dây chuyền công nghệ của các TNC.

Như vậy, xét cả về ngắn hạn và dài hạn, tự do hoá thương mại có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động thương mại của Việt Nam thông qua việc mở rộng quy mô thị trường xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực…, đáp ứng yêu cầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam nói chung và cơ cấu thương mại nói riêng theo hướng tiến bộ.

b. Những thách thức khi thực hiện chính sách tự do hoá thương mại

Bên cạnh những tác động tích cực, tự do hoá thương mại đồng thời cũng tạo ra một số thách thức đối với thương mại Việt Nam.

Thứ nhất, tự do hoá thương mại thúc đẩy cạnh tranh gay gắt về thị trường và thu hút đầu tư giữa các nước đang phát triển, trong đó các doanh nghiệp Việt Nam ở vào vị trí bất lợi so với các doanh nghiệp của các nước khác, đặc biệt là so với các nước ASEAN và Trung Quốc.

Các nước đang phát triển, do hạn chế về nguồn vốn và năng lực công nghệ,

nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào. Đặc biệt, các nước trong khu vực châu Á, có điều kiện đất đai, khí hậu gần như nhau, nên tính tương đồng trong cơ cấu hàng xuất khẩu rất cao, làm cho mức độ cạnh tranh mạnh hơn nhiều so với các đối thủ xuất khẩu khác trên thế giới. Chẳng hạn, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Trung Quốc và Thái Lan.

Mặt khác, xuất khẩu của các nước đang phát triển đều hướng vào thị trường các nước phát triển, trong khi các thị trường xuất khẩu hầu như đã bão hòa đối với sản phẩm của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các nước phát triển vẫn sử dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển nhằm mục đích bảo vệ sản xuất trong nước, dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu rất nhiều lần. Khi đó, trong môi trường cạnh tranh tương đối bình đẳng, thuế suất như nhau và ở mức thấp (kết quả của tự do hoá thương mại) do cung lớn hơn cầu rất nhiều, mức cạnh tranh sẽ trở nên hết sức gay gắt. Bởi vậy, nếu không có sự nghiên cứu về mặt hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển khác thì xuất khẩu của Việt Nam vào các nước phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thu hút đầu tư nước ngoài cũng đang là một vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Bởi vì, hiện nay xu hướng các luồng vốn quốc tế đang chủ yếu tập trung giữa các nước phát triển với nhau, các luồng vốn này đến các nước đang phát triển chiếm một tỷ lệ không lớn trên thị trường vốn toàn cầu.

Bên cạnh đó, các nước đang phát triển (nhất là khu vực châu Á) vẫn cần một lượng vốn rất lớn để thực hiện công cuộc hiện đại hoá đất nước, nên cầu về vốn đầu tư sẽ luôn lớn hơn cung về vốn đầu tư. Điều này sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.

Thứ hai, tự do hoá thương mại làm tăng mức độ phụ thuộc của hoạt động xuất khẩu Việt Nam vào các biến động quốc tế, đặc biệt là vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển.

Dưới tác động của tự do hoá thương mại, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng. Đối với Việt Nam, thị trường xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới vẫn chủ yếu tập trung vào các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản và các nước trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN… Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của các nước trong khu vực lại phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của các nước

này sang các nước phát triển. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và EU.

Thứ ba, việc ra đời các hàng rào phi thuế quan mới của các nước phát triển làm hạn chế xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Những năm gần đây, để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, nhiều nước phát triển đã đưa ra những hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định về lao động… Điều này đã hạn chế rất lớn khả năng thâm nhập thị trường của hàng hoá các nước đang phát triển vào thị trường các nước phát triển. Bởi vì, các rào cản này làm giảm lợi thế nhờ quy mô, tăng chi phí thiết kế sản phẩm, nhãn mác, làm thay đổi sở thích người tiêu dùng.

Tóm lại, tự do hoá thương mại là xu thế chủ yếu trong quan hệ buôn bán giữa các nước trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội như: mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong các hoạt động thương mại nhưng đồng thời cũng đặt họ trước những thách thức rất lớn. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam hiện nay là năng lực cạnh tranh ở các cấp độ đều thấp trong khi toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, đẩy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh tự do hoá thương mại, đồng thời cũng xuất hiện xu thế bảo hộ dưới các hình thức mới, phi truyền thống ở các nước phát triển, như các quy định về kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn về lao động, môi trường… cũng đang là cản trở lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.

3.2.1.2. Nhận thức về WTO

Với việc nhận thức đúng đắn vai trò của WTO đó là: (1) Thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình tự do hoá thương mại của tất cả các nước trên thế giới; (2) Đảm bảo việc triển khai các hoạt động thương mại thông thường một cách hữu hiệu; (3) Thúc đẩy sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ về thu nhập và thương mại của thế giới; và (4) Bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển, Trung Quốc đã có những bước đi đúng đắn trong quá trình thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, gia nhập WTO cũng như thực hiện tốt những cam kết với WTO.

Hiện nay, Việt Nam đã đạt được sự nhất trí cao về đường lối chủ động hội

20 năm đổi mới và từ các nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tạo cơ sở cho sự ổn định kinh tế và giúp Chính phủ giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nghèo đói, tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong tương lai, cũng như tiếp tục theo đuổi và thực thi các chính sách hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, để hội nhập thành công vào WTO, Việt Nam cần nhận thức rõ những lợi ích và khó khăn khi gia nhập WTO.

a. Về lợi ích của việc gia nhập WTO

Việc gia nhập WTO, sẽ tạo ra một số cơ hội cho Việt Nam trên các lĩnh vực sau:

Thứ nhất, cơ hội đầu tiên đó là Việt Nam sẽ có cơ hội cải cách hệ thống luật pháp, quy định của mình theo hướng minh bạch hơn, nhất quán và ổn định. Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong nước và cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước cũng như ra nước ngoài. Một trong những nguyên tắc của WTO là nguyên tắc dễ dự đoán, có nghĩa là các nhà đầu tư cũng như chính phủ nước ngoài tin chắc rằng các hàng rào thương mại (thuế và phi thuế) sẽ không bị tăng và thay đổi đột ngột một cách tuỳ tiện, các cam kết về thuế quan cũng như các biện pháp khác phải bị ràng buộc về mặt pháp lý. Nhờ đó, các nhà sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có thể vạch ra kế hoạch kinh doanh dài hạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của các đối tác chỉ có giảm không có tăng. Bên cạnh đó, WTO cũng thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất đề bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Với nguyên tắc này, hệ thống thuế quan của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng sẽ trở nên minh bạch hơn. Sự ràng buộc về thuế của nhiều sản phẩm sẽ làm tăng độ ổn định thị trường cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách thương mại của WTO cũng quy định các thành viên không được duy trì các biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu mà không đưa ra được những lý do chính đáng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mới tham gia thị trường thế giới.

Như vậy bằng việc tiếp cận với các quy tắc pháp lý công bằng và có hiệu quả, Việt Nam có thể cải thiện được vị trí của mình trong các vòng đàm phán thương mại, nâng cao vai trò của mình trong các hoạt động kinh tế thương mại

quyết ở từng quan hệ song phương thiếu tính đồng nhất và ổn định nay có điều kiện đàm phán trong khuôn khổ đa phương, có hệ thống.

Thứ hai, cơ hội tiếp theo khi tham gia vào WTO là Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc, quy chế đối xử quốc gia; sẽ không bị phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế; sẽ được hưởng những thành quả của quá trình đàm phán suốt mấy chục năm qua của GATT và WTO, mà cụ thể là giảm mạnh hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện cho một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như: dệt may, hàng nông sản, lương thực và các mặt hàng chế tạo xâm nhập dễ dàng vào thị trường thế giới, nhất là những thị trường lớn như Mỹ, Nhật và EU…

Cũng theo tinh thần của các nguyên tắc này, các quốc gia phải tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng và tự do, không áp dụng bất kỳ một biện pháp hạn chế nhập khẩu nào một cách không chính đáng. Là thành viên của WTO, các nước phải giảm trợ cấp cho nhiều hàng hoá, điều này làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh khi xâm nhập vào thị trường của họ. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu của Việt Nam còn có thể tính trước được các chi phí cho hàng xuất khẩu, kể cả thuế nhập khẩu và chi phí phát sinh khác liên quan tới hải quan. Sở dĩ như vậy là vì quy định giá tính thuế hải quan là giá trị giao dịch, trường hợp không tính được giá trị giao dịch thì phải sử dụng cách tính khác nhưng không được tính một cách tuỳ tiện. Ngành Hải quan của Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định trên của WTO, khiến các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ tính được các chi phí đầu vào là nguyên vật liệu nhập khẩu một cách chính xác và thuận lợi hơn.

Thứ ba, cơ hội tiếp theo đó là cơ hội về xuất khẩu hàng nông nghiệp. Tiềm năng xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Việt Nam cũng là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối (Robusta) và là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới như: chè, cao su, hạt điều… Những năm trước đây, hàng nông nghiệp được coi là những mặt hàng nhập khẩu có độ nhạy cảm cao nên nhiều nước áp dụng các biện pháp bảo hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tự do hoá thương mại của trung quốc trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới002 (Trang 104 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)