CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính để nghiên cứu. Hai loại dữ liệu cho quá trình nghiên cứu là : Dữ liệu thứ cấp; Dữ liệu sơ cấp.
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:
- Báo cáo thường niên của BIDV từ năm 2012-2016.
- Các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn 2012-2016.
- Các báo cáo của Chính Phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, dữ liệu của các ngân hàng về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường...
- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học; các báo cáo của các NHTM, định chế tài chính.
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp được triển khai theo các bước như sau:
Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết.
Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu lấy thông tin tới các đối tác, đơn vị có thể cung cấp.
Bước 3: Nhận và tổng hợp cho quá trình phân tích.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
(i) Đối tượng được điều tra là các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tới giao dịchtại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1và chính các cán bộ công tác tại đơn vị. Lý do bổ sung thêm nhóm cán bộ công tác tại đơn vị do họ vừa là cán bộ ngân hàng hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch đồng thời họ cũng chính là khách hàng của Ngân hàng.
(ii) Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tác giả đã lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
(iii) Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thangđo 5 cấp độ với 1=Hoàn toàn không hài lòng và 5=Hoàn toàn hài lòng. Điểm kêt quả trung bình được đánh giá như sau:
Đạt từ 4 đến 5 tương đương với mức độ rất hài lòng Đạt từ 3 đến < 4 tương đương với hài lòng;
Đạt từ 2 đến < 3 tương đương với mức độ hài lòng trung bình Đạt từ 1 đến < 2 tương đương với mức độ không hài lòng
(iv) Bảng hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu, là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Đối với nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế 1 bảng hỏi bao gồm 3 phần : (1) Phần mở đầu: Xác định mức độ sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng. (2) thực hiện chấm điểm: Khách hàng chấm điểm theo từng tiêu chí cụ thể. (3) Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm ý kiến của người trả lời.
- Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 01 trang A4. Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi cho một số cán bộ phòng Quan hệ giao dịch khách hàng để thực hiện điều tra một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà.
(v) Triển khai thu thập dữ liệu sơ cấp, thực hiện phương pháp điều tra bảng hỏi đối với200 khách hàng tới giao dịch tại trụ sở/ Phòng giao dịch của BIDV CN SGD1, tác giả dự kiến triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Tiến hành phân bổ 250 phiếu điều tra tới 5 phòng giao dịch của Chi nhánh Sở giao dịch 1 kèm theo hướng dẫn cho việc trả lời bảng điều travàgiới thiệu mục đích điều tra.
Bước 2: Đề nghị các phòng giao dịch phối hợp trong việc khảo sát khách hàng. Giao dịch viên đề nghị khách hàng tham gia khảo sát theo bảng hỏi sau khi khách hàng thực hiện xong giao dịch tại quầy và hỗ trợ khách hàng đối với các thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ tại bảng hỏi cũng như tư vấn cho khách hàng.
Bước 3: Nhận các bảng hỏi đã hoàn thành và tổng hợp kết quả điều tra.
Bước 4: Loại bỏ các phiếu điều tra lỗi, không trả lời đủ theo yêu cầu. Liên lạc với một số khách hàng trong trường hợp cần thiết để làm rõ kết quả khảo sát.
2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý, tính toán, so sánh, phân tích, đánh giá sự biến đô ̣ng của số liê ̣u thống kê theo thời gian: sàng lọc số liệu thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau đó đánh giá tính chân thực của số liê ̣u , tiến hành tính toán xác định điểm trung bình theo các tiêu chívà phân tích số liệu thu thập được.
* Ý nghĩa : phương pháp tính toán số liê ̣u đơn thuần là viê ̣c tính toán các số
liê ̣u đã thu thâ ̣p được. Trên cơ sở đó lấy kết quả để phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c phân tích , đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV – chi nhánh Sở giao dịch 1.
2.4 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả : dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tài liê ̣u, dữ liê ̣u hiê ̣n thu thâ ̣p được trong quá trình nghiên cứu để phân tích , đánh giá
kết quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh và tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV CN SGD1.
- Phương pháp so sánh : trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kì khác nhau về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV CN SGD1,so sánh giữa BIDV – chi nhánh SGD1 với mặt bằng chung của hệ thống BIDVvà các ngân hàng khác. Việc so sánh được thực hiện trên nhiều bình diện: so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối và so sánh số bình quân.
- Phương pháp đồ thị hóa: để việc so sánh trực quan hơn rất cần các phương pháp đồ thị. Đồ thị hóa số liệu giúp việc tiếp nhận và trình bày thông tin sẽ đơn giản hơn cho cả người trình bày và người xem.Tùy vào tính chất nội dung số liệu cụ thể
sẽ số liệu sẽ được biểu diễn bằng điểu đồ đường/ biểu đồ cột/ biểu đổ miền hay các biểu đồ khác phù hợp.
* Ý nghĩa: phương pháp phân tích là phương pháp rất quan tro ̣ng , có thể nói , kết quả phân t ích sẽ thể thiê ̣n toàn bô ̣ kết quả nghiên cứu của đề tài , vấn đề thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV CN SGD1. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV CN SGD1.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 này, tác giả đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Những nội dung đã đề cập trên đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV – Chi nhánh Sở giao dịch 1 ở Chương 3.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN SỞ
GIAO DỊCH 1