CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1 (BIDV CN SGD1)
BIDV CN SGD1 là chi nhánh cấp 1 được xếp hạng đặc biệt trực thuộc BIDV, là đại diện pháp nhân của BIDV, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản (bảng cân đối kế toán), có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của BIDV theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống BIDV.
BIDV CN SGD1 được thành lập vào ngày 26-03-1991, theo Quyết định số 76/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1.
Tên viết tắt: BIDV CN SGD1.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank of Investment and Development of Viet Nam, Sogiaodich1 Branch.
Trụ sở đặt tại: Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Là chi nhánh trực thuộc BIDV nên không có Vốn pháp định và Vốn điều lệ riêng.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch của chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ được BIDV tin tưởng giao phó, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã liên tục tách, thành lập thành công các Chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV trên địa bàn Hà Nội. Trong 25 năm hình thành phát triển, BIDV CN SGD 1 đã tách, thành lập 07 Chi nhánh cấp 1 của BIDV cụ thể:
1. Chi nhánh Bắc Hà Nội (năm 2002) với quy mô: nhân sự: 69 người; tổng tài sản: 1.122 tỷ đồng; huy động vốn: 322,7 tỷ đồng; dư nợ tín dụng:1.100 tỷ đồng
2. Chi nhánh Hà Thành (năm 2003) với quy mô: nhân sự 54 người; tổng tài sản: 567,1 tỷ đồng; huy động vốn: 520,6 tỷ đồng; dư nợ tín dụng: 63 tỷ đồng
3. Chi nhánh Đông Đô (năm 2004) với quy mô: nhân sự 67 người; tổng tài sản: 753,8 tỷ đồng; huy động vốn: 729,5 tỷ đồng; dư nợ tín dụng: 26,4 tỷ đồng
4. Chi nhánh Quang Trung (năm 2005) với quy mô: nhân sự 66 người; tổng
tài sản: 1.395,2 tỷ đồng; huy động vốn: 1.343,7 tỷ đồng; dư nợ tín dụng:284,1 tỷ đồng
5. Chi nhánh Hai Bà Trưng (năm 2008) với quy mô: nhân sự 55 người; dư nợ bàn giao: 216 tỷ đồng và 5,6 triệu USD.
6. Chi nhánh Hoàn Kiếm (năm 2010) với quy mô: nhân sự 95 người; huy động vốn: 1.313,1 tỷ đồng, dư nợ bàn giao: 668,9 tỷ đồng.
7. Chi nhánh Hồng Hà (năm 2013) với quy mô: nhân sự 88 người, huy động vốn 986 tỷ đồng, dư nợ bàn giao 212 tỷ đồng.
Tính đến tháng 12/2016, mô hình tổ chức của BIDV CN SGD1 gồm 22 phòng nghiệp vụ thực hiện đầy đủ nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, trong đó có 5 phòng giao dịch trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội và chi nhánh đang xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho việc thành lập thêm các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm mới. Mô hình tổ chức của BIDV CN SGD1 đang tiếp tục hoàn thiện theo hướng ngân hàng năng động hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cùng BIDV khẳng định uy tín, thương hiệu của một đơn vị luôn “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công” với các khách hàng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Mô hình tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1 BIDV được thể hiện chi tiết qua sơ đồ 2.1.
52
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV CN SGD1 Khối quan hệ
khách hàng
Khối quản lý rủi ro
P.QHKH1 (doanh nghiệp)
Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ
Khối trực thuộc
P.QHKH5 (doanh nghiệp)
P.QHKH4 (doanh nghiệp)
P.QHKH3 (cá nhân) P.QHKH2 (doanh nghiệp)
P. Quản lý và Dịch vụ kho quỹ
P. GDKH Doanh nghiệp
P. GDKH Cá nhân P. Quản trị
tín dụng
P. Quản lý rủi ro 2 P. Quản lý
rủi ro 1
P. Kế hoạch Tổng hợp
PGD Tôn Đức Thắng
P. Nghiệp vụ thẻ
PGD Ngô Thì Nhậm
Văn phòng P. Tổ chức nhân sự P. Điện toán P. Tài chính
kế toán
PGD Khâm Thiên PGD Quốc Tử
giám PGD Hòa
Bình
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN SGD1 trong giai đoạn 2013 - 2016
Với vị thế thuộc hệ thống của một trong những NHTM lớn nhất của Việt Nam, trong những năm qua, BIDV CN SGD1 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh thể hiện ở mức tăng trưởng quy mô hoạt động cả trên phương diện huy động vốn, cho vay đáp ứng nhu cầu nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được kết quả cao, tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo, thể hiện:
Hoạt động huy động vốn:
Bảng 3.2 Kết quả huy động vốn năm 2013 – 2016 của BIDV CN SGD1 Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
1 Huy động vốn cuối kỳ 28,498 31,952 35,019 39,344 2 Huy động vốn bình quân 21,478 26,956 32,011 38,110 3 Huy động vốn từ các ĐCTC 10,949 11,931 12,495 12,268 4 Huy động vốn doanh nghiệp 15,161 17,132 18,914 22,129 5 Huy động vốn dân cư 2,387 2,888 3,610 4,946
Nguồn: Báo cáo tổng kết 2013 – 2016 Chi nhánh Sở giao dịch 1 Huy đô ̣ng vốn luôn là vấn đề được các NHTM, các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bởi vì chỉ khi nguồn vốn được đảm bảo thì mới tạo đà cho việc sử dụng vốn hợp lý vào mục đích khác nhau. Và để có thể tạo được nguồn vốn riêng cho mình với chi phí rẻ nhất thì cách tốt nhất là ngân hàng huy động từ nền kinh tế mà chủ yếu từ tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhận thức được vấn đề đó với phương châm coi tạo nguồn vốn là khâu mở đường tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc BIDV CN SGD 1 đã cố gắng trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy động khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng
cụ thể:
Trong giai đoạn 2013-2016, mặc dù nền kinh tế còn trong giai đoạn hồi phục, môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong bối cảnh ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt chẽ lãi suất thị trường, nhưng Sở giao dịch 1 đã có được kết quả huy động vốn khá tốt. Bình quân tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2016-2013 đạt 11,3%/năm. Năm 2016 huy động vốn tăng hơn 4.300 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương với mức tăng trưởng 12.5% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2013- 2016, huy động vốn từ các định chế tài chính có xu hướng tăng chậm lại, thay vào đó tăng trưởng huy động vốn chủ yếu đến từ khách hàng doanh nghiệp và dân cư. Một số khách hàng truyền thống của chi nhánh gia tăng tiền gửi tại chi nhánh như Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (tăng 1.994 tỷ đồng), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tăng 950 tỷ đồng), Bảo hiểm Xã hội Việt nam (tăng 699 tỷ đồng). Do đặc thù hoạt động, Chi nhánh Sở giao dịch 1 có lợi thế về mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, tài chính lớn do đó nguồn vốn huy động từ đối tượng ĐCTC và doanh nghiệp là rất lớn (chiếm đến 90% nguồn vốn của Chi nhánh) nhưng đây cũng là bất lợi của Chi nhánh, bởi thực tiễn đã cho thấy giai đoạn kinh tế bất ổn khó khăn, các doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, tất yếu dẫn tới việc sụt giảm nguồn huy động từ các đối tượng khách hàng này.
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng tăng dần và những bước tiến vững chắc. Nguồn vốn huy động từ dân cư được đánh giá ổn định và ít biến động hơn so với nguồn vốn của các TCKT. Trong nhiều năm gần đây, Chi nhánh đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huy động trực tiếp tại các địa điểm giao dịch của chi nhánh đến việc tổ chức huy động vốn lưu động tại địa bàn dân cư nhằm đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư. Mặc dù tăng trưởng về số tuyệt đối không lớn nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì: tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư bình quân giai đoạn 2013-2016 là 27,6%/năm , lớn hơn nhiều so với tăng trưởng huy động vốn bình quân chi nhánh là 11,3%. Nếu giữ được đà tăng trưởng này chi nhánh sẽ sớm đạt được mục tiêu nâng tỷ trọng huy
động vốn dân cư lên mức 20%.
Cơ cấu huy động: huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao: trên 81% trên tổng nguồn, nguyên nhân do các chính sách của NHNN về việc hạn chế dần việc thanh toán USD, chống đô la hóa nền kinh tế. Huy động vốn trung dài hạn tiếp tục duy trì quanh mức 7-8% tổng nguồn vốn huy động. Về lâu dài chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nhằm tự chủ nguồn vốn cho hoạt động tín dụng trong những năm tới.
Hoạt động tín dụng:
Với vai trò là chi nhánh hạng đặc biệt, là “cánh chim đầu đàn” trong hệ thống, hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được xác định là trọng tâm. Thế mạnh đó xuât phát từ những yếu tố nội lực như: bề dày lịch sử hoạt động là đầu mối các khách hàng lớn của hệ thống, cán bộ có chuyên môn cao trong hoạt động thẩm định tín dụng, địa bàn hoạt động trên một địa bàn đông dân cư và mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong cả nước. Chi nhánh hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu phức tạp về tín dụng và tài trợ thương mại của khách hàng. Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua được thể hiện theo bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2013 – 2016 của BIDV CN SGD1 Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
1 Dư nợ tín dụng 10,566 12,779 16,329 18,882 Trong đó cho vay KHCN, HGĐ 317 949 1,635 955
2 Tỷ lệ nợ xấu 0.55% 0.71% 0.65% 0.57%
3 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 11 15 84 125
4 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ TDN 3.0% 7.4% 10.0% 5.1%
5 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 66.1% 60.3% 53.5% 54.9%
Nguồn: Báo cáo tổng kết 2013 – 2016 Chi nhánh Sở giao dịch 1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh những năm gần đây luôn ở mức cao, vượt mức trung bình toàn hệ thống. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng năm 2014 tăng
21% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 28% so với năm 2014, năm 2016 tăng trưởng 16% so với 2015. Kết quả tăng trưởng tín dụng cao một phần do chủ trương định hướng điều hành của chi nhánh và trụ sở chính, một phần nhằm tận dụng tối đa thế mạnh và vị thế của Sở giao dịch 1 trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi.
Bên cạnh áp lực về quy mô tăng trưởng tín dụng, chi nhánh còn phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng, an toàn hiệu quả hoạt động.
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh được giữ ổn định ở mức < 1%, nợ nhóm 2 trong phạm vi cho phép của TSC. Các cán cân trong cơ cấu tín dụng có xu hướng dịch chuyển theo xu hướng tích cực hơn. Cụ thể: dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng tương đối đều, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ tổng dư nợ có xu hướng giảm dần, công tác xử lý nợ xấu nợ ngoại bảng thu được kết quả tích cực thể hiện qua việc nợ ngoại bảng thu được ngày càng tăng.
Do đặc thù hoạt động, chi nhánh có mức độ tập trung tín dụng rất cao (nhóm 10 khách hàng có dư nợ tín dụng cao nhất tập trung tới 57% tổng dư nợ chi nhánh).
Điều này có thể giúp chi nhánh tăng trưởng tín dụng nhanh tuy nhiên cũng có hạn chế trong trường hợp kinh tế biến động, dư nợ chi nhánh có thể bị sụt giảm mạnh.
Do vậy, về định hướng tín dụng, bênh cạnh các doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp lớn chi nhánh vẫn chủ động và tích cực tiếp thị tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, khách hàng FDI nhằm đa dạng hóa khách hàng, hạn chế dần rủi ro tập trung tín dụng vào các khách hàng lớn.
Hoạt động dịch vụ
Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 1 đã triển khai thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thông qua công tác tư vấn, giới thiệu sản phẩm phù hợp với khách hàng, mang lại hiệu quả thiết thực. Có chính sách phí dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Tập trung đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ mang lại nguồn thu chủ yếu như: dịch vụ thanh toán; bảo lãnh;
tài trợ thương mại, bên cạnh đó tiếp tục mở rộng các dịch vụ mới như: dịch vụ thẻ,