Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xoá đói giảm nghèo của một dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ HIỆU QUẢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.3. Hiệu quả xóa đói giảm nghèo

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xoá đói giảm nghèo của một dự án

1.3.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập và chi tiêu ở cấp hộ

Cơ cấu thu nhập và chi tiêu của các hộ nghèo được từng bước thay đổi và cải thiện sau khi triển khai thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo. Để đánh giá đƣợc hiệu quả giảm nghèo thông qua tiêu chí này, người ta thường dựa vào trực quan sinh động mà người dân dễ nhận thấy là số hộ có nhà cửa khang trang, số hộ có mức sống khá giả, mức chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày…

1.3.2.2. Sự cải thiện về kết cấu cơ sở hạ tầng

Mục tiêu trước hết của các dự án xoá đói giảm nghèo là cải thiện kết cấu cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như hệ thống điện, đường, trường, trạm. So với trước khi triển khai thực hiện các dự án, hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng thay đổi nhiều, bộ mặt các vùng nông thôn khởi sắc, tạo điều kiện cho người dân sớm thoát khỏi cảnh đói nghèo. Số trường học cao tầng được xây dựng, số ki lô mét đường giao thông, trụ sở xã, trạm xá, điện, hệ thống thuỷ lợi, chợ, công trình văn hoá, tỷ lệ nhà cao tầng… đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp…

1.3.2.3. Sự cải thiện về điều kiện tiếp cận các dịch vụ

Hàng trăm triệu người nghèo trên toàn thế giới đang thiếu cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ, đặc biệt là hai dịch vụ cơ bản mà người dân ở các nước giàu đã được đảm bảo hoàn toàn, đó là nước sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản. Mục tiêu của các chương trình xoá đói, giảm nghèo là cải thiện về điều kiện tiếp cận các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp cơ bản. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả giảm nghèo của các dự án. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đó,

các dự án về xoá đói giảm nghèo đƣa ra các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống.

1.3.2.4. Sự cải thiện về năng lực và kỹ năng lao động

Năng lực và kỹ năng lao động được cải thiện sẽ giúp người nghèo nâng cao hiệu quả trong lao động, sớm đưa những người này thoát khỏi cảnh đói nghèo. Đây là chỉ tiêu góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Các dự án tổ chức tập huấn, đào tạo sẽ nâng cao năng lực, nhận thức và kỹ năng lao động, từ đó người dân sẽ có thể hiểu được nguyên nhân của nghèo đói và đưa ra được phương pháp để khắc phục cảnh đói nghèo, đồng thời phát huy đƣợc tính sáng tạo, tự chủ trong công tác lập kế hoạch sản xuất của gia đình và của địa phương mình.

1.3.2.5. Tỉ lệ hộ nghèo giảm

Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của các dự án là giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả giảm nghèo. Để đánh giá đƣợc hiệu quả giảm nghèo thông qua chỉ tiêu này, người ta thường căn cứ vào chuẩn nghèo của từng thời kỳ. Chuẩn nghèo là một thước đo để xác định ai nghèo, ai không nghèo, đây là thước đo quan trọng cho việc xác định đối tượng cần trợ giúp cho phù hợp, việc hoạch định chính sách và các giải pháp trợ giúp cũng nhƣ việc tổ chức thực hiện giúp đối tƣợng tiếp cận với các chính sách trợ giúp. Tuỳ vào điều kiện của nền kinh tế qua từng thời kỳ mà Chính phủ đƣa ra các chuẩn nghèo khác nhau. Dựa vào chuẩn nghèo để xác định số hộ nghèo và tính tỷ lệ hộ nghèo, qua đó so sánh tỷ lệ hộ nghèo để đánh giá hiệu quả giảm nghèo của các dự án xoá đói giảm nghèo.

1.3.2.6. Mức độ tham gia của người nghèo vào đời sống chính trị tại cộng đồng

Thông thường, người nghèo thường bị đặt ra ngoài lề của quá trình phát triển. Bản thân người nghèo cũng có mặc cảm tự ti và không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tại địa phương, hay tham gia vào những sinh hoạt chính trị tại cộng đồng, chính vì vậy tiếng nói của họ thường không được lắng nghe và họ có ít cơ hội để tham gia vào việc hoạch định chính sách. Bản thân 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả giảm nghèo ở trên cũng chỉ mới đề cập đến việc cải thiện các điều kiện

sống cho người nghèo chứ chưa hề đề cập đến việc cải thiện mức độ tham gia của họ vào đời sống chính trị tại cộng đồng. Tiêu chí này phản ánh mức độ cải thiện sự tham gia của người nghèo vào các hoạt động cộng đồng tại địa phương, người nghèo có được tham gia vào việc hoạch định chính sách tại địa phương hay không, tạo ra vị thế bình đẳng hơn cho người nghèo và phụ nữ trong đời sống xã hội, người nghèo ở đâu trong các chính sách kinh tế- xã hội.

1.3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xoá đói giảm nghèo của một dự án

- Tổng số kinh phí của một dự án: Xuất phát từ đặc điểm của dự án đó là tính giới hạn của nguồn kinh phí thực hiện. Trong quá trình thiết kế, kinh phí thực hiện của một dự án và nguồn vốn tài trợ thường được xác định rõ để thực hiện những mục tiêu về xoá đói giảm nghèo đã đƣợc chỉ rõ. Song nhìn chung khi mà kinh phí của dự án phải đạt đến một mức độ nào đó mới tạo ra sự kết hợp để xoá đói giảm nghèo. Đây là nhân tố chi phối đến hiệu quả xoá đói giảm nghèo của mỗi một dự án. Mỗi một dự án cho dù cách thức tác động giảm nghèo đến đối tƣợng của nó bằng trực tiếp hay gián tiếp, nhƣng nhìn chung dự án có nguồn kinh phí lớn sẽ tạo ra được nhiều kết quả tác động đến người hưởng lợi nhiều hơn và ngược lại, vì vậy nhân tố này có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến hiệu quả xoá đói giảm nghèo của một dự án. Bên cạnh đó, các yếu tố lạm phát, sự biến động giá cả hàng hoá tiêu dùng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả xoá đói giảm nghèo, không chỉ làm suy giảm kết quả đầu ra của một dự án mà nó còn tác động tiêu cực lên đối tượng hưởng lợi nói riêng và người nghèo nói chung. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh hiệu quả ở đây là so sánh giữa một đơn vị tiền tệ của dự án đối với việc xoá đói giảm nghèo và khi mà nguồn kinh phí lớn sẽ dễ dàng tạo ra sự phối hợp đồng bộ trong các chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Xác định đúng đối tƣợng dự án: Xác định đúng đối tƣợng là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo, mỗi một dự án đều có đối tƣợng hưởng lợi nhất định, tác động của dự án đối với việc xóa đói giảm nghèo có hiệu quả hay không phụ thuộc vào vấn đề đối tƣợng mục tiêu của dự án. Đối với dự án

xóa đói giảm nghèo, mục tiêu hướng tới là cho người nghèo và vì người nghèo, làm sao để xóa được đói, thoát được nghèo là điều cốt lõi của dự án, chỉ có người nghèo mới là đối tƣợng để xóa đói giảm nghèo chứ không phải những đối tƣợng khác.

Việc xác định đúng đối tƣợng mục tiêu của dự án đảm bảo cho dự án tìm đúng nguyên nhân gây ra đói nghèo để đƣa ra các biện pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, xác định đúng đối tƣợng mục tiêu đôi khi không đồng nghĩa với việc loại trừ những người tham gia dự án không thuộc diện nghèo, bởi làm như vậy người nghèo sẽ bị cô lập với nhóm người năng động nhất và với xu thế phát triển kinh tế chung.

Cách tiếp cận mục tiêu phải nhằm vào những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo thay vì chỉ chú trọng tập trung vào người nghèo, hộ nghèo.

- Sự phù hợp với địa phương, vùng: Mỗi một địa phương, vùng miền có những nét đặc trƣng riêng về phong tục, tập quán; về điều kiện kinh tế- xã hội. Vì vậy một dự án xóa đói giảm nghèo muốn thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao cần phải tính tới đảm bảo cho dự án có sự phù hợp trong cách tiếp cận, tổ chức các hoạt động. Điều này đảm bảo cho dự án khi tổ chức thực hiện sẽ vận hành một cách thuận lợi, huy động được sự tham gia của người dân vào việc thực hiện dự án, các hoạt động dự án đƣa ra đều thống nhất, nằm trong tổng thể chung các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có như vậy dự án mới phát huy hết tác dụng của nó, làm tăng hiệu quả xóa đói giảm nghèo.

- Trình độ của cán bộ dự án: Đây là nhân tố đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi một dự án, ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả xóa đói giảm nghèo. Trình độ cán bộ dự án đƣợc nhìn nhận từ góc độ quản lý và thực hiện dự án. Nếu dự án đƣợc quản lý và giám sát tốt, sẽ đảm bảo cho việc thực hiện dự án đi đúng hướng và tiếp cận được mục tiêu đã đề ra; ngược lại, dự án sẽ có nguy cơ đi chệch mục tiêu và thất thoát nguồn lực. Trong việc tổ chức thực hiện, cán bộ dự án biết vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp tổ chức thực hiện, phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng và huy động xã hội vào việc thực hiện dự án sẽ không chỉ làm cho dự án thực hiện tốt mục tiêu của mình, mà còn làm cho người hưởng lợi chủ động tham gia vào tất cả các quy trình thực hiện dự án, và

ngay cả khi dự án kết thúc. Điều này đảm bảo cho dự án phát huy tốt hiệu quả xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

- Thị trường: Thị trường ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xóa đói giảm nghèo một cách bền vững hơn. Hoạt động của thị trường có xu hướng khuyến khích những thành phần năng động của xã hội, vì thế người nghèo thường bị thị trường bỏ rơi bởi họ chẳng có gì đáng kể để có thể trao đổi mua bán ngoài sức lao động của chính họ, thông thường những nơi thị trường hoạt động kém là những nơi có tỷ lệ nghèo đói cao. Do vậy, các dự án muốn đạt đƣợc hiệu quả xóa đói giảm nghèo phải tính tới yếu tố thị trường trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện, làm cho người nghèo có thể gia nhập vào thị trường và hưởng lợi từ chính quá trình gia nhập đó để cải thiện cuộc sống, đảm bảo cho người nghèo có khả năng đối phó tốt hơn với những cú sốc do thị trường gây ra…. Ngược lại, nếu dự án không tính đến yếu tố thị trường, các hoạt động của dự án đôi khi gây ra tác động tiêu cực lên người hưởng lợi và đẩy họ lún sâu hơn vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)