CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập đƣợc nhiều thông tin khách quan, có ích liên quan đến thương hiệu nhà tuyển dụng.
Dữ liệu thứ cấp là các số liệu đƣợc nghiên cứu và công bố rộng rãi trong các sách, báo, tạp chí, Internet,... Các dữ liệu này đƣợc sử dụng để phân tích, minh họa rõ nét cho nội dung nghiên cứu mà tác giả đã nghiên cứu. Các dữ liệu thứ cấp này đƣợc tác giả trích dẫn trong phần “Tài liệu tham khảo”. Cụ thể, dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập trong nghiên cứu này gồm:
+ Các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố của cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu đăng tải trên Internet ,... liên quan đến thương hiệu nhà tuyển dụng.
+ Các số liệu, dữ liệu, báo cáo liên quan đến tình hình nhân sự; kết quả hoạt động kinh doanh; phương hướng, mục tiêu phát triển; chính sách, chế độ đãi ngộ, tuyển dụng,... của công ty RSM Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng.
+ Các thông tƣ, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; các số liệu đã được cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành, báo cáo khoa học đã được công bố liên quan đến thương hiệu nhà tuyển dụng.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả thu thập bằng cách phát phiếu khảo sát, bảng hỏi.
Cụ thể:
+ Nội dung khảo sát: Công tác đãi ngộ và tuyển dụng của công ty RSM Việt Nam.
+ Đối tƣợng khảo sát: Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại công ty RSM Việt Nam – CN Hà Nội.
+ Số lƣợng: 50.
+ Thời gian: 01 tháng, từ 23/11/2019 – 23/12/2019.
+ Hình thức khảo sát: Hiện tại, tác giả đang là một nhân viên của công ty RSM Việt Nam – CN Hà Nội. Do đó, tác giả lựa chọn hình thức khảo sát trực tiếp và qua email. Những đối tƣợng khảo sát có thể trả lời trực tiếp vào phiếu khảo sát đều được tác giả trực tiếp hướng dẫn điền thông tin khảo sát. Những cán bộ, nhân viên bận, chƣa thể trả lời trực tiếp, tác giả đều gửi mail nhờ hoàn thành bảng hỏi.
Đối với các cán bộ, nhân viên này, sau 01 tuần kể từ khi gửi email, tác giả gửi email, tin nhắn Zalo, tin nhắn điện thoại hay gọi điện nhắc họ dành thời gian hoàn thành bảng hỏi.
* Thiết kế bảng hỏi
Dựa trên mô hình đo lường hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng, bảng câu hỏi gồm 24 câu hỏi được xây dựng thành 11 nhóm tương đương với 11 thuộc tính của mô hình. Ngoài ra, bảng câu hỏi còn có 02 câu nhằm nhận biết sự đánh giá chung về mức độ hấp dẫn của hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng của Công ty RSM Việt Nam – CN Hà Nội.
Các câu hỏi của đều dựa trên bảng câu hỏi của các nghiên cứu trước đây đã đƣợc công bố, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Cơ sở xây dựng bảng câu hỏi
Yếu tố khảo sát Tác giả
Thuộc tính công dụng (instrumental
attributes)
Hoạt động xã hội Filip Lievens, Greet Van Hoye và Bert Schreurs (2005)
Cơ hội du lịch Filip Lievens, Greet Van Hoye và Bert Schreurs (2005)
Lương thưởng Knox & Freeman (2006) Priyadarshi (2011)
Cơ hội thăng tiến Filip Lievens, Greet Van Hoye và Bert Schreurs (2005)
Sự an toàn công việc Filip Lievens, Greet Van Hoye và Bert Schreurs (2005)
Thời gian làm việc linh động
Lievens (2003) và Highhouse
Thuộc tính biểu tƣợng (symbolic
attributes)
Sự chân thành
Lievens (2003) và Highhouse Sự sáng tạo
Năng lực Danh tiếng Sự mạnh mẽ
Sự hấp dẫn của RSM Việt Nam – CN Hà Nội với vai trò là nhà tuyển dụng.
Filip Lievens, Greet Van Hoye và Bert Schreurs (2005)
Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.3. Phương pháp xử ý và phân tích số liệu
Đối với các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để xử lý và làm rõ các dữ liệu này. Trong đó:
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh thực trạng xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của RSM Việt Nam – CN Hà Nội với các công ty khác cùng
lĩnh vực; từ đó biết được điểm mạnh và hạn chế trong thương hiệu nhà tuyển dụng của RSM Việt Nam – CN Hà Nội, từ đó có những học hỏi cần thiết.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các dữ liệu sau khi được thu thập, tác giả tiến hành xử lý, phân tích để làm rõ các thuộc tính cần thiết nhƣ thông tin của các đối tƣợng khảo sát (tuổi, giới tính, thời gian làm việc, phòng ban,...) và các câu trả lời thu đƣợc. Sau khi phân tích, tác giả tổng hợp lại thành một hệ thống để có cái nhìn toàn diện, khách quan nhất về các ý nghĩa nằm sau các con số, dữ liệu đó. Từ đó, giúp tác giả phân tích được thực trạng thương hiệu quyển dụng của RSM Việt Nam – CN Hà Nội.
Ngoài ra, với các vấn đề nghiên cứu trong luận văn, tác giả cũng tìm cách chi nhỏ các nội dung nghiên cứu để có thể phân tích kỹ từng nội dung, từ đó nắm rõ hơn bản chất, ƣu điểm, hạn chế của chúng. Sau đó, khái quát tổng thể các vấn đề lại để có đƣợc nhận thức đầy đủ và chung nhất về các kết quả thu thập đƣợc.
CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG CỦA RSM VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI