Bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, hà nội (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý thuế

Những năm qua, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta và cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trước sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội thế giới, thông lệ quốc tế đã cam kết, các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên, Luật Quản lý thuế đã đƣợc xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các Luật trên thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tăng tổng cầu nền kinh tế, đồng thời thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đồng thời, trong những năm qua, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Quốc hội đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, cụ thể: Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 6/8/2011 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Khi các Nghị quyết nêu trên đƣợc thực hiện vào thực tiễn cuộc sống đã nhận đƣợc sự đồng tình và đánh giá cao của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về sự kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội thời điểm đó để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, môi trường kinh doanh trong bối cảnh lạm phát tăng cao, giúp doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn đồng thời giảm chi phí lãi vay, vƣợt qua

105

của doanh nghiệp. Nhìn chung, những kết quả đạt đƣợc trong công tác triển khai cải cách, tháo gỡ đối với công tác quản lý thuế TNDN nhƣ sau:

Mt s ni dung ti Lut thuế TNDN hp nhất và các văn bản hướng dn thi hành đã góp phần tháo g khó khăn, hỗ tr cho hoạt động sn xut kinh doanh ca ngành nông nghip, công nghip ph tr.

Luật thuế TNDN hợp nhất và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đối với ngành nông nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi. Thứ nhất, thu nhập của ngành nông nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cơ bản là thu nhập đƣợc miễn thuế TNDN (thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản). Thứ hai, thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội cũng đƣợc miễn thuế TNDN. Quy định này khuyến khích ngân hàng chính sách xã hội tạo nguồn tín dụng cho người nghèo làm nông nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi. Thứ ba, áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối (trừ sản xuất muối); đầu tƣ bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.

Đối với công nghiệp hỗ trợ, đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều ở trong KCN. Luật thuế TNDN hợp nhất quy định thu nhập của DN từ

106

tế - xã hội thuận lợi) đƣợc miễn thuế trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo tức là đã góp phần tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Lut thuế TNDN hp nhất đã góp phần đảm bo quyn li và to thun li cho doanh nghiệp, người np thuế

Luật thuế TNDN quy định thu nhập từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản, chuyển nhƣợng dự án đầu tƣ, chuyển nhƣợng quyền tham gia dự án đầu tƣ đƣợc hạch toán riêng và đƣợc bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau; sau khi bù trừ mà vẫn bị lỗ thì số lỗ này đƣợc bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Về khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Luật thuế TNDN hợp nhất đã có nhiều quy định “mở” hơn cho doanh nghiệp nhƣ:

nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%; bổ sung quy định về khoản chi đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ mang tính an sinh xã hội là khoản chi đƣợc trừ; bổ sung nguyên tắc xác định chi phí hợp lý của một số lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số,...); bỏ quy định doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, hàng hoá...

Về thuế suất, Luật thuế TNDN hợp nhất đã thực hiện đúng lộ trình giảm dần mức thuế suất. Từ 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2013, thuế suất phổ thông là 25%. Từ 01/01/2014, mức thuế suất phổ thông là 22%; doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng đƣợc áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ ngày 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20%.

Về ƣu đãi thuế, để đảm bảo sự nhất quán với Luật Đầu tƣ, Luật thuế TNDN hợp nhất quy định đối tượng hưởng ưu đãi thuế là doanh nghiệp và căn cứ áp dụng ƣu đãi thuế theo dự án đầu tƣ mới của doanh nghiệp. Luật thuế TNDN hợp nhất đã

107

diện áp dụng thuế suất ƣu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tƣ mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tƣ tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng...; Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ƣu đãi 20%, miễn thuế tối đa trong 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 4 năm tiếp theo đối với: dự án đầu tƣ mới sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống...; Bổ sung quy định miễn giảm thuế đối với dự án đầu tƣ mở rộng nếu đáp ứng một số tiêu chí theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trên, qua quá trình thực hiện quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian vừa qua nêu trên thì việc thực hiện quy định pháp luật về quản lý thuế vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục để tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhƣ ƣu đãi đối với dự án đầu tƣ, ƣu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh, hà nội (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)