Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.2. Khái quát chung về vốn ODA
1.2.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Ngay trong các khái niệm về nguồn vốn ODA đã cho thấy nguồn vốn ODA mang nhiều yếu tố ƣu đãi so với các nguồn vốn khác: Tính ƣu đãi thể hiện ở phần viện trợ không hoàn lại khá lớn. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ƣu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản vay thông thường rất nhiều (thường dưới 3%), thời gian ân hạn và thời gian trả nợ dài. Một khoản vay ODA thường có thời gian sử dụng vốn dài, thường 30-40 năm, gồm 2 phần: thời gian ân hạn (từ 5-10 năm) và thời gian trả nợ (gồm nhiều giai đoạn và những tỷ lệ trả nợ khác nhau ở trong từng giai đoạn).
Trong hình thức cung cấp nguồn vốn ODA tại Nghị định số 131/2009 NĐ- CP ngày 9/11/2006 của Chính Phủ cũng thể hiện rõ tính ƣu đãi: ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ; ODA vay ƣu đãi (hay còn gọi là tín dụng ƣu đãi): là khoản vay với các điều kiện ƣu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ƣu đãi đƣợc cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận đƣợc ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ƣu đãi càng lớn.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và
ƣu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước cung cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA.
1.2.2.2. ODA thường gắn với các điều kiện ràng buộc
Vốn ODA có thể ràng buộc (ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này có mối liêu hệ rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ như Nhật Bản luôn quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật (JPY).
Hầu hết các nước viện trợ nói chung đều có mục đích và những ràng buộc nhất định áp đặt cho nước nhận vốn nhằm đạt được những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị... Nhƣ đã trình bày ở phần sự ra đời của ODA, lúc đầu, Mỹ viện trợ cho các nước Châu Âu (nước Tư bản chủ nghĩa) để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô và các nước XHCH. Tuy nhiên, kể từ đầu thập kỷ 90, khi mà các nước XHCN ở Đông Âu thay đổi thể chế chính trị thì các nước phương Tây cũng đã cung cấp ODA, tạo điều kiện cho các nước này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Ví dụ, Nhật nặng về viện trợ cho các nước Châu á, Đức và Áo dành phần lớn viện trợ cho các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, Mỹ lại rất quan tâm đến Trung Đông. Như vậy là ngay từ khi sinh ra, ODA đã mang trong mình tính ràng buộc về chính trị.
ODA gắn với điều kiện kinh tế: Các nước viện trợ nói chung đều muốn đạt được những ảnh hưởng về kinh tế, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ trong nước. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ trong nước của họ.
Việc này đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong nước, làm chủ thị
trường xuất khẩu. Ngoài ra, ODA còn dọn đường cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào các nước nhận viện trợ.
ODA gắn liền với nhân tố xã hội. Uỷ ban Châu Âu chứng minh đƣợc rằng 90% dân chúng coi vấn đề phát triển là rất quan trọng. 80% dân chúng Châu Âu cho rằng phải tăng ngân sách phát triển của liên minh Châu Âu (EU). Ở các nước có ODA dưới 0.7% GNP, hơn 70% dân chúng cho rằng Chính phủ nên tăng ngân sách viện trợ phát triển của nước mình. Nhật Bản, một nước cấp viện trợ lớn nhất Thế giới, 47% số người được hỏi muốn duy trì mức viện trợ hiện tại và 33% muốn tăng hơn nữa.
Điều kiện giải ngân
Việc quản lý nguồn vốn ODA có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giải ngân ODA. Giải ngân nhanh, thuận lợi và đúng mục tiêu luôn là yêu cầu các nhà tài trợ đặt ra cho các nước nhận tài trợ đặc biệt quan tâm. Trên thực tế đối với các dự án do Chính phủ quản lý, điều hành thì điều kiện giải ngân thường là điều kiện khung và có nhiều hình thức giải ngân để bên tiếp nhận lựa chọn sao cho việc giải ngân nhanh chóng, thuận tiện. Loại ODA do Nhà tài trợ trực tiếp quản lý thì điều kiện giải ngân thường là thanh toán trực tiếp từ người đại diện bên tài trợ cho đối tác liên quan đến dự án đƣợc tài trợ, cơ quan đại diện bên nhận tài trợ (cơ quan dự án) không đƣợc mở tài khoản để tiếp nhận tiền tài trợ, không trực tiếp thanh toán các khoản chi tiêu liên quan đến dự án.
ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Thời gian đầu khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA các quốc gia không cảm nhận đƣợc các gánh nặng nợ, thời gian này vẫn nằm trong các điều khoản đƣợc ưu đãi và tạo ra sự tăng trưởng nhất định. Tuy nhiên, nếu quản lý, sử dụng hoặc cân đối nguồn vốn không hiệu quả sẽ dẫn tới gánh nặng rất lớn, không có nguồn để trả nợ khi các khoản nợ đến hạn trả nợ. Vấn đề nữa là nguồn vốn ODA thường không đầu tƣ trực tiếp cho hoạt động sản xuất mà phần lớn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật,… Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.