Nhóm giải pháp về các nguồn lực du lịch của TP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing về du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch thành phố đà nẵng 002 (Trang 87 - 96)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP MARKETING VỀ DU LỊCH CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.2. Các giải pháp Marketing về du lịch của Trung tâm xúc tiến du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.2.3. Nhóm giải pháp về các nguồn lực du lịch của TP Đà Nẵng

Để đảm bảo việc phát triển phần cứng cơsởhạtầng điđôi với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, điều này bắt buộc Trung tâm XTDL cần rà soát đánh giá sốlƣợng, chất lƣợng, xác định nhu cầu nguồn lực từnay cho đến năm 2020 và tiến hành công tác quy hoạch nguồn nhân lực theo yêu cầu.Đầu tƣ nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp…

Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ như quản lý nhà nước về du lịch, thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, tiếp thị du lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ khách sạn…

Mở các lớp đào tạo quản lý cấp cao cho các khách sạn, công ty lữ hành, công ty sự kiện du lịch; nghiệp vụ phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, du lịch đường sông làng quê; phối hợp với các cơ sở đào tạo chuẩn hóa kiến thức kỹ năng bổ trợ cho nhân lực trực tiếp ở các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, điều hành, kiến thức nghiệp vụ theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và phù hợp với nhu cầu thực tế.

Trung tâmcũng tạo điều kiện giới thiệu cho các cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Australia, Nhật… để trao đổi đội ngũ giảng viên, sinh viên. Đồng thời, đƣa du lịch vào danh mục ngành nghề được nhà nước hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các cơ sở đào tạo phải liên kết hỗ trợ nhau nhằm giúp học viên có cơ hội tiếp xúc với thực tiễn.

Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa về du lịch cho học sinh, sinh viên, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là thanh-thiếu niên, học sinh, sinh

viên đối với hoạt động du lịch, nhằm xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách.

Xây dựng Website về nguồn nhân lực du lịch để cung cấp những thông tin lao động trong ngành. Thu hút nguồn nhân lực giỏi trong ngành du lịch đến địa phương công tác lâu dài bằng chế độ đãi ngộ đặc biệt như lương, chỗ ở… Tuy nhiên cần bố trí sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả để có thể giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài tại địa phương.

3.2.3.2. Huy động vốn và sử dụng vốn để phát triển du lịch TP

Đối với Đà Nẵng – Thành phố đang phát triển trở thành TP trung tâm của cả khu vực – thì nhu cầu về vốn là rất lớn và cấp thiết trên hầu hết các lĩnh vực. Trước hết TP nên công bố các danh mục khuyến khích đầu tƣ ngành du lịch cho các cá nhân và các doanh nghiệp muốn đầu tư, tạo sự phát triển có định hướng, tránh hiện tƣợng đầu tƣ tự phát, tạo ra tình thế đầu tƣ không chọn lọc, cung vƣợt quá cầu.

Đối với bài toán cho phát triển du lịch có một số cách giải quyết sau đây:

- Huy động mọi nguồn vốn, chú trọng nguồn vốn vay ưu đãi trong nước và hoàn trả bằng nguồn thu khai thác.

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Rà soát các chương trình kêu gọi đầu tư hiện có của ngành du lịch TP, chọn một đến hai chương trình khả thi, hình thành chương trình trọng điểm của TP và xúc tiến quá trình kêu gọi đầu tư nước ngoài.

- Dành ngân sách TP trích từ nguồn thu du lịch để tái đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng, tôn tạo nâng cấp các tuyển điểm tham quan, di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng, đầu tƣ và tôn tạo bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Phát triển các hình thức tín dụng nhƣ quỹ xúc tiến du lịch, ngân hàng đầu tƣ phát triển … để tăng vốn đầu tƣ du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tƣ cho du lịch với lãi suất ƣu đãi.

3.2.3.3. Phát triển kết cấu hạtầng du lịch

* Phát triển kết cấu hạtầng phục vụphát triển du lịch

- Đường bộ: những tuyến đường được xác định là lộtrình du lịch với hành trình dài cần xây dựng và hình thành trạm dịch vụdừng chân dọc theo các tuyến đường bộvới khoảng cách hợp lý.

- Đường không: Xây dựng lộtrình mở, chú trọng khai thác thêm nhiều tuyến bay quốc tế; nâng cấp, cải tạo, xây dựng sân bay Đà Nẵng trởthành một sân bay quốc tếhiện đại… Có chủtrương hỗtrợ đối với các đường bay mới, ít khách đểcó thểduy trì hoạt động.

- Đường biển: Nghiên cứu thiết lập các tuyến du lịch bằng đường biển đến Đà Nẵng; nâng cấp Cảng Tiên Sa thành cảng hàng hóa kết hợp du lịch, xây dựng khu bán hàng lưu niệm, ẩm thực phục vụkhách tàu biển tại Cảng cho văn minh, sạch đẹp.

- Đường sắt: cần cókếhoạch đầu tư, di chuyển gaĐà Nẵng ra ngoại ô, mởthêm các độitàu nối Đà Nẵng với các điểm đến du lịch trong nước nhưHuế, Quảng Bình, Nha Trang...

* Cơsởvật chất kỹthuật du lịch

- Phát triển cảsốlượng và chất lượng cơsởlưutrú nhằm đápứng nhu cầu của ngành du lịch.

- Ban hành những chính sách ƣu đãi đầu tƣ, thu hút và lựa chọn những dựán xâydựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạtầng xanh thân thiện với môi trường.

- Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort, các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa vềchủng loại hàng hóa, các khu thểthao phù hợp với điều kiện địa hình của thành phố.

- Phát triểncác khu mua sắm đểtăng chi tiêu của du khách và có những chính sách ƣu đãi với những gian hàng của các làng nghềtrong khu mua sắm;

- Cần xây dựng một sốkhu vui chơi giải trí hiện đại mang đặc trƣng và sựkhác biệt so với những nơi khác.

- Nâng cao hơn nữa chất lƣợng các dịch vụkèm theo nhƣdịch vụvận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng… và đầu tƣnâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn

hóa, sinh thái.

3.2.4. Một số giải pháp khác

3.2.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư:

- Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ thu hút vào lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP nhƣ: Sơn Trà, Hải Vân, Làng Vân và một số loại hình du lịch làng quê, làng nghề truyền thống…

- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa khu vực công và khu vực tƣ nhân, phân định rõ vai trò trách nhiệm, lợi ích của các bên. Nhà nước phân cấp mạnh mẽ cho doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch;

- Xây dựng chính sách và đầu tƣ phát triển các loại hình du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc trƣng, đặc biệt là giải trí về đêm, xây dựng khu ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí lớn. Xã hội hóa Công viên 29/3 nhằm đầu tƣ, nâng cấp đƣa vào thành điểm vui chơi, giải trí phục vụ du lịch;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước, cơ chế tham gia xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến và đào tạo du lịch;

- Xây dựng cơ chế khuyến khích chất lƣợng, hiệu quả du lịch thông qua đánh giá, xếp hạng, bình chọn và tôn vinh đối với các doanh nghiệp và địa danh;

- Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3.2.4.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịchđảm bảo tính bền vững:

Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch:

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực ứng phó với các sựcốmôi trường tại các khu du lịch;

Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn vềmôi trường trong du lịch. Phối hợp giữa các ngành chức năng, cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp và du khách là cần thiết đểgóp phần bảo vệhiệu quảcác nguồn tài nguyên du lịch, đáp ứng yêu cầu du lịch bền vững.

- Kiểm kê đa dạng sinh học bảo vệmôi trường và phát triển du lịch bền vững;

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên, bảo vệmôi trường cho phát triển du lịch bền vững.

- Khuyến khíchcác dựán đầu tƣphát triển du lịch có những cam kết cụthểvềbảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

- Quản lý tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lý chất thải.

- Xây dựng chếtài xửphạt nghiêm minh

- Xây dựng chương trình bảovệ môi trường của ngành du lịch, lồng ghép vào kế hoạch đào tạo, phổ biến thông tin và thực hiện các biện phápnâng caohiệu quảviệc thực hiện nhiệm vụmôi trường của Ngành.

- Nghiên cứu xây dựng đề án ứng phó khủng hoảng, rủi ro trong du lịch, đặc biệtlà thiên tai và dịch bệnh.

Bảo vệvà cải thiện môi trường du lịch

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp kiểm tra hành chính, kinh tếvà các biện pháp khác đểxây dựng ý thức tựgiác, kỷcương trong hoạt động bảo vệmôi trường.

- Nâng cao nhận thức vềviệc bảo vệtài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cưthông qua các phương tiệnthông tin đại chúng, banner, áp phích.

- In các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu vực sinh thái.

- Quản lý mật độvà công suất phục vụcủa các nhà trọ, nhà nghỉtại các khu, điểm du lịch

- Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường, tài nguyên đối với các khách sạn, đơn vịdu lịch

- Xây dựng nội quy bảo vệmôi trường phù hợp đặc thù của khu bảo tồn, điểm du lịch; Xây dựng các nguyên tắctham quan, bảovệtài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch.

- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước vềnghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệnhằm bảovệmôi trường du lịch.

3.3.Tổ chức, thực hiện, kiểm tra các hoạt động và kết quả đạt đƣợc của

Marketing

3.3.1. Tổ chức, thực hiện các giải pháp Marketing du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Thực hiện các giải pháp Marketing đòi hỏi phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành du lịch cũng nhƣ với các ban ngành khác để thống nhất trong tổ chức quản lý hoạt động du lịch như lữ hành, lưu trú, xây dựng các tour du lịch, quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút khách nội địa và quốc tế; khai thác tiềm năng du lịch theo hướng bền vững. Đối với từng ban ngành, Sở cần thực hiện những việc nhƣ sau:

3.2.1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Trung tâm xúc tiến du lịch

- Chủtrì xây dựng kịch bản các lễ hội văn hóa, các show diễn nghệ thuật hấp dẫn phục vụ khách du lịch.Tăng cường các dịch vụ bán hàng lưu niệm, văn minh thương mại, tiếp tục nghiên cứu phố mua sắm, ẩm thực về đêm, sắp xếp lại chợ Hàn để phục vụ khách du lịch.

- Phối hợp với Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng công ty cảng hàng không miền Trung và các doanh nghiệp du lịch mở thêm các tuyến đường bay trực tiếp từ Nhật Bản, Hong Kong, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Cần Thơ… đến Đà Nẵng và tiếp tục duy trì các đường bay hiện có. Phối hợp tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng ở các thị trường trọng điểm. Ban hành cơ chế miễn giảm chi phí hàng không, thủ tục cấp visa… để thu hút khách du lịch và các hãng hàng không mở đường bay quốc tế trực tiếp.

- Hỗ trợ cho các Doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường khách du lịch, liên kết đầu tƣ du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.

- Tham mưu cho UBND TP xây dựng và ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tƣ, hợp tác phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, tiếp tục xã hội hóa hoạt động du lịch,đầu tƣ cơ sở hạ tầng và các khu du lịch trọng điểm.

- Có kế hoạch về nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển du lịch và xem đây nhƣ là nhiệm vụ quan trọng.

- Chủ trì phối hợp các Sở có liên quan theo dõi việc tổ chức triển khai thực

hiện Chương trình phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 5528 củ UBND TP [12]. Tổng hợp đề xuất UBND thành phố điều chỉnh sửa đổi trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tình hình mới và điều kiện cụ thể của từng ngành địa phương.

3.2.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính

- Tăng cường vốn đầu tư và nguồn kinh phí để xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chú ý kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và bồi dƣỡng đào tạo nguồn nhân lực.

- Theo dõi, hỗ trợ giải quyết theo thẩm quyền những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tƣ.

- Xây dựng các chính sách xã hội hóa về đầu tƣ và đề xuất các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tƣ để kêu gọi các nhà đầu tƣ xây dựng các công trình phục vụ du lịch thành phố. Tạo nên một bức tranh thật năng động, hiện đại và hấp dẫn.

3.2.1.3. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận để tổ chức các lớp tập huấn văn minh thương mại cho các đối tượng là hộ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai đăng ký cam kết không để xảy ra tình trạng chèo kéo, buôn bán hàng rong kết hợp ăn xin trá hình xảy ra trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống, cơ sở du lịch và các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố.

3.2.1.4. Sở Giao thông Vận tải:

- Chỉ đạo lực lƣợng chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng taxi tranh giành, ép giá, nâng giá, đi không đúng hành trình; tăng cường công tác thanh kiểm tra xe vận chuyển khách du lịch tại các sân bay, nhà ga, bến cảng; xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khách du lịch không có biển hiệu “Xe vận chuyển khách du

lịch”, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có “Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch”.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các quy định về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa…, tăng cường kiểm tra đăng kiểm các loại phương tiện phục vụ khách du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo các nhà ga, bến tàu, cảng biển, bến xe tăng cường các phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ thông tin, nhân lực phục vụ du khách và tăng cường đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại khu vực này.

3.2.1.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chỉ đạo Tổ thường trực xử lý thông tin về người lang thang xin ăn phối hợp với các đơn vi ̣ chức năng ngăn ch ặn, xử lý đối với người đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo, bán hàng rong , ăn xin trá hình trên một số tuyến đường đã bi ̣ cấm theo Quyết đi ̣nh số 53/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.Có phương án giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin trá hình, lợi dụng, chèn ép, lừa đảo khách du lịch.

3.2.1.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn thành phố, trong đó chú trọng xử lý rác thải tại các bãi biển du lịch; các khu điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai cuộc vận động toàn dân hưởng ứng giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp gắn với bảo vệ môi trường du lịch thành phố Đà Nẵng.

- Kiểm tra toàn bộ nhà vệ sinh công cộng trên toàn thành phố, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ phục vụ người dân và du khách.

3.2.1.7. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo hướng dẫn tăng cường hoạt động thông tin cơ sở, hệ thống truyền thanh ở các phường xã, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng góp phần cải thiện môi trường du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp marketing về du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch thành phố đà nẵng 002 (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)