Chương 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á ĐẾN NĂM 2020
3.2 Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược phát triển trường
3.2.5 Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
* Các giải pháp chính:
- Hướng việc NCKH trước mắt phục vụ cho công tác đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà trường.
- Triển khai các chương trình nghiên cứu phục vụ các khu công nghiệp, phục vụ các doanh nghiệp, phục vụ các địa phương.
- Trao đổi thông tin, tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế, đặc biệt tổ chức giao lưu văn hóa với các nước mà ngành học ngoại ngữ ( ngắn hạn, dài hạn ) đang đào tạo để vừa kết hợp thực hành ngoại ngữ, vừa mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
* Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kế hoạch :
+ Bộ phận Quản lý NCKH thuộc phòng NCKH – Hợp tác quốc tế chịu tráchnhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển NCKH và chuyển giao khoa học công nghệ của trường.
+Đảm bảo định kì hàng năm kiểm tra kế hoạch chiến lƣợc.Hàng năm tổ chức kiểm điểm đánh giá nhiệm vụ NCKH của cán bộ, giảng viên có hiệu quả gắn với kế hoạch chiến lược chung của Trường.
+ Bộ phận Quản lý NCKH thuộc phòng NCKH – Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị có liên quan, kịp thời có giải pháp phù hợp đảm bảo đáp ứng kịp thời những thay đổi để kế hoạch chiến lƣợc đƣợc thực hiện.
3.2.5.2 Về Hợp tác quốc tế
* Nội dung và giải pháp phát triển các mối liên kết trong và ngoài nước:
+ Mở rộng việc hợp tác trao đổi giảng viên, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý với các Trường có mối quan hệ, đặc biệt là phải tạo điều kiện cho cán bộ trẻ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo conđường du học tại chỗ hoặc đi tu nghiệp nước ngoài.
+ Giữ gìn quan hệ, phát huy hiệu quả và mở rộng mối quan hệ giữa Trường với các Sở Giáo dục & Đào tạo, Các tổ chức Khoa học - Công nghệ các tỉnh phục vụ chiến lược phát triển Nhà trường và sự phát triển của các cơ sở đối tác.
+ Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo một cách toàn diện trên địa bàn tuyển sinh của Trường, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
+ Tổ chức ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lƣợng tốt, có tính khả thi vào thực tiễn đời sống ở các địa phương; Triển khai công tác bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, giáo viên các Sở Giáo dục & Đào tạo;
Tích cực phát huy ảnh hưởng của Nhà trường để tranh thủ nguồn lực của các địa phương đóng góp vào nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực.
+Giao quyền tự chủ và khuyến khích các đơn vị trong trường thiết lập các mối liên kết có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của đơn vị.
+ Giữ gìn và phát huy, mở rộng các quan hệ hợp tác với các trường Đại học và các tổ chức quốc tế một cách có hiệu quả.
+ Gắn bó chặt chẽ với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học lớn trong nước, ngoài nước trong công tác NCKH, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao.
* Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kế hoạch :
+ Bộ phận Quan hệ quốc tế thuộc phòng NCKH – Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển các mối quan hệ quốc tế của trường.
+ Bộ phận NCKH thuộc phòng NCKH– Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nước phục vụ chiến lược NCKH và chuyển giao công nghệ của trường.
+ Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển các mối quan hệ trong nước phục vụ chiến lược phát triển đào tạo của trường.
+ Phòng HC-TV phối hợp đáp ứng nhân lực, tiềm lực tài chính phục vụ chiến lược phát triển hiệu quả các mối liên kết trong và ngoài nước.
+ Các bộ phận tham mưu hàng năm kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lƣợc, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp.
3.2.6 Về phát triển nguồn lực tài chính và tài sản
* Giải pháp:
+ Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động để tăng nguồn thu.
+Đẩy mạnh, ƣu tiên các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ có thu.
+ Lập các dự án vay vốn ƣu đãi, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tài chính của các chương trình, các tổ chức trong và ngoài nước.
+Đổi mới tư duy quản lý tài chính, cơ sở vật chất. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý tốt các nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.
+ Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các chương trình phát triển của Nhà trường.
+ Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo thu - chi đúng quy định.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng, để tăng các nguồn thu cho Trường.
+ Có chính sách khuyến khích cho những đơn vị tạođƣợc nguồn thu cao cho trường nhằm cân bằng thu chi so với các đơn vị chưa tự chủ được nguồn tài chính.
* Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kế hoạch :
+ Bộ phận Tài chính thuộc phòng Phòng Hành chính – Tài vụ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công tác tài chính của trường.
+Phòng Hành chính – Tài vụ đảm bảo định kì hàng năm kiểm tra kế hoạch chiến lƣợc.Hàng năm tổ chức kiểm điểm đánh giá nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ năm học cùng với nhiệm vụ thực hiện chiến lƣợc phát triển tài chính của Trường, kịp thời có biện pháp đối phó với những thay đổi để đảm bảo kế hoạch đƣợc thực hiện.
+ Các đơn vị trong trường quản lý hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính, triệt để thực hành tiết kiệm; tham gia giám sát, thực hiện kế hoạch phát triển tài chính của Trường.
3.2.7 Về xây dựng cơ sở vật chất của Trường Các giải pháp chính:
- Hoàn thiện phần san lấp mặt bằng, đổ móng, tiến hành xây dựng những hạng mục cơ bản.
- Phát triển các phòng thí nghiệm, phòng thực hành cho một số Khoa (đặc biệt là các khoa có tính thực hành cao nhƣ Khoa du lịch, khoa Điều dƣỡng, phòng công nghệ mạng cho Khoa CNTT, phòng lab cho khoa Ngoại ngữ. Lâu dài xây dựng các phòng thực hành có thể ứng dụng vào thực tế và thu lợi nhuận trực tiếp từ các sản phẩm môn học đó, ngoài ra còn xây dựng các phân xưởng để sinh viên thực tập theo mô hình thực tiễn đối với ngành điện, điện tử….
- Đầu tƣ xây dựng Thƣ viện điện tử, sử dụng mạng internet, intranet, các phần mềm chuyên dụng, đảm bảo cho cán bộ và giảng viên cũng nhƣ sinh viên có thể khai thác các dữ liệu trên internet phục vụ cho việc dạy học, NCKH, tiến tới nối mạng với các thư viện điện tử của các trường đại học trong và ngoài nước.
3.2.8 Về phát triển nâng cao văn hóa của Trường:
- Thông qua giáo dục, tác động đến ý thức cộng đồng của sinh viên để sau này ra trường phục vụ cho đất nước họ sẽ không thờ ơ về cộng đồng còn rất nhiều khó khăn và sẵn sàng chia sẽ với khó khăn của người khác. Đồng thời qua đó, họ sẽ ý thức đƣợc những giá trị của lao động làm ra và không lãng phí, vì mục tiêu cá nhân mà biết nghĩ cho cộng đồng.
- Xây dựng các chuẩn mực trong công việc, tác động đến tất cả CBNV, Giảng viên của Nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ của mình theo các tiêu chí:
+ Sự thành thực: nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện.
+ Sự tự giác: mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức.
+ Sự nhiệt tình: luôn giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp, sinh viên trong công việc, học tập cũng nhƣ trong cuộc sống.
+ Sự khôn khéo: biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất.
3.2.9 Về xây dựng bộ máy quản lý Nhà trường:
- Thực hiện việc phân cấp quản lý cho các Khoa, Phòng, Ban, các Viện và Trung tâm. Đồng thời phải có Quy chế phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, thưởng, phạt công minh để động viên thi đua làm việc tốt. Phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát để đánh giá được từng tổ chức và cá nhân trong trường.
- Xây dựng trung tâm điều hành hệ thống quản lý theo mô hình chính phủ điện tử trong quản lý và điều hành công việc hàng ngày. Việc quản lý sinh viên lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện phải đưa lên mạng công khai hóa cho gia đình sinh viên cũng nhƣ bản thân sinh viên đều có thể tra cứu.
- Thực hiện các tiêu chí kiểm định chất lƣợng theo chuẩn của Bộ GD &
ĐT Các giải pháp chính.
- Bồi dưỡng đội ngũ quản lý của trường về khoa học quản lý, biết quản lý, đủ sức đảm đương nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu toàn bộ cán bộ quản lý phải biết sử dụng máy vi tính, biết các kỹ năng khai thác dữ liệu trên internet.
- Thành lập trung tâmđiều hành quản lý của trường, nối mạng với cácđơn vị trong trường để điều hành công việc.
- Cử chuyên gia đi học về công nghệ quản lý đại học ở các trường đại học tiên tiến trong nước và quốc tế.
3.3 Một số kiến nghị:
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tăng mức độ tự chủ cho các trường ngoài công lập như cho phép các trường chủ động trong liên kết, hợp tác đào tạo với các trường Đại học của nước ngoài, giảm bớt các thủ tục hành chính để các trường vào giao lưu hợp tác. Hiện nay các trường muốn tổ chức hội thảo hoặc liên kết với đối tác nước ngoài phải qua rất nhiều khâu thủ tục từ cơ sở ban ngành tại địa phương đến sự cho phép của Bộ, mất quá nhiều thời gian nên gây tâm lý nản và ngại liên kết từ các phía đối tác nước ngoài.
Cho phép trường được đào tạo liên thông lên cho người học ngay sau khi hoàn thành chương trình trung cấp, cao đẳng. Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hạn chế rất nhiều đối với nhũng người muốn liên thông ngay sau khi kết thúc khóa học nhưng thông tư này lại bắt buộc thí sinh phải ra trường 3 năm mới có thể đăng kí tham gia liên thông.
Thời gian tuyển sinh đối với các trường công lập nên kết thúc sớm để tạo điều kiện cho trường ngoài công lập tuyển sinh, sớm đi vào nề nếp chương trình.
Hạn chế chỉ tiêu đối với những trường công lập không đạt yêu cầu về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo để thí sinh hạn chế sự lựa chọn, đồng thời hạn chế đƣợc tình trạng các thí sinh đổ xô vào vào những ngành dễ hoặc lấy điểm thấp nhất khiến mất công bằng, mất cơ hội tuyển sinh cho các các trường ngoài công lập.
Cần có cơ chế thoáng đối với chương trình đào tạo để các trường ngoài công lập có thể liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu của ngườihọc.
3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước
Một là, thay đổi về chính sách đãi ngộ đối với sinh viên. Hiện tại, sinh viên công lập thì được nhà nước cấp học bổng, được hỗ trợ 60 – 70 % chi phí đào tạo, còn các sinh viên ngoài công lập thì không được nhà nước đãi ngộ.
Hai là, nhà nước nên mở rộng tín dụng giáo dục hơn nữa bằng cách xã hội hoá việc này đến các ngân hàng thương mại, lập nhiều quỹ tín dụng giáo dục... Nhà nước chỉ gánh phần bù chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thương mại.
Ba là, về công tác tuyển sinh, chậm nhất là năm 2015 phải tiến tới thực hiện một kỳ thi sau THPT, lấy kết quả công nhận cấp bằng tốt nghiệp phổ thông và làm cơ sở để các trường đại học cao đẳng tuyển sinh. Trao quyền tự chủ về tuyển sinh cho các cơ sở GDĐH nhƣ khẳng định tại điều 34 của Luật Giáo dục đại học.
Bốn là, về vấn đề thuế. Đề nghị cho triển khai ngay Điểm a, Khoản 3, Điều 66 Luật Giáo dục đại học đã định chế rõ các khoản chi “đầu tƣ phát triển cơ sở GDĐH, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Phần này đƣợc miễn thuế ”.
Năm là, cần sớm hình thành các trung tâm kiểm định chất lƣợng giáo dục độc lập để đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác kiểm định, công nhận chất lượng các trường và các chương trình giáo dục. Thực hiện kiểm định thường xuyên là điều kiện để các trường nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Sáu là, xóa bỏ phân biệt tuyển dụng giữa trường công lập và ngoài công lập để có sự cạnh tranh công bằng cho những sinh viên được đào tạo từ trường ngoài công công lập.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, để có thể thích ứng kịp thời, đứng vững và giành thắng lợi, không chỉ các trường đại học công lập mà cả các trường đại học ngoài công lập cũng cần phải xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển cho mình một cách nghiêm túc và khoa học. Hoạch định chiến lƣợc phát triển là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một phương thức hữu hiệu để tổ chức có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướngđi của mình trong quá trình phát triển.
Với việc đề ra hệ thống các chiến lược phát triển cho trường, tôi mong muốn sẽ có cái nhìn thiết thực về thực trạng và các chiến lƣợc đề ra sẽ giúp cho trường phát triển hơn, ổn định, và từng bước khẳng định mình trong ngành.
Tôi hy vọng, bài luận văn này sẽ góp phần làm nền tảng cho những chiến lược phát triển thực tế của trường. Trong chiến lược, các mục tiêu nêu ra là cơ bản, những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chính. Sau 3 năm thực hiện sẽ rà soát và điều chỉnh chiến lƣợc.
Những điều chƣa hoàn thiện đó tác giả rất mong sẽ đƣợc nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện khi có điều kiện thích hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. David A. Aaker (2007), Triển khai chiến lược kinh doanh, dịch giả Đào Công Bình, NXB Trẻ.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục đào tạo, NXB Thống kê.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia.
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, dự thảo lần thứ 14, 30/12/2008.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị quyết của Quốc hội ngày 27/11/2004 về đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ – CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
7. Fredr David (2006), Khái luận về Quản trị Chiến lược, Nxb Thống kê, người dịch: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như.
8. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Lao động – xã hội, TP. HCM.
9. Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải (2007),Quản trị chiến lược, Nxb Thống Kê, TP. HCM.
10. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb Đại học quốc gia.
11. Đào Duy Huân (2007), Quản Trị Chiến Lược trong Toàn Cầu Hóa kinh tế, Nxb Thống kê.
12. Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, người dịch: PTS VũTrọng Hùng. Nxb Thống Kê.
13. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007), Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
14. Phạm Thành Nghị (2001), Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
15. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
16. Thông cáo báo chí (2010),Chiến lược phát triển trường đại học Kinh tế - Đại học Huế chiến lược đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Đại học Kinh tế Huế.
17. Thủ tướng chính phủ (2003), Điều lệ trường đại học được ban hành kèm theo Quyết định 135/2003/QĐ- TTg, Hà Nội.
18. Thủ tướng chính phủ (2009), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 17 tháng 04 năm 2009, Hà Nội
19. Trường Đại học Đông Á , Báo cáo tổng kết, Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012 20. Trường Đại học Ngoại Ngữ (2010), Chiến lược phát triển trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội, tháng 1 năm 2010.
21. Trường Đại học Ngoại Thương (2013), Chiến lược phát triển trường Đại học Ngoại Thương đến năm 2030, Hà Nội.
Tiếng Anh:
22. Aarhus University Board (2013), Arhus University’s Strategy 2013-2020, Aarhus University Board.