Tình hình nhập khẩu sữa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường sữa nhập khẩu tại việt nam (Trang 38 - 42)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG SỮA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách QLNN đối với TTSNK tại Việt

3.1.1. Tình hình nhập khẩu sữa ở Việt Nam

Theo báo cáo Tổng kết tình hình kinh tế, xã hội của Tổng cục Thống kê, năm 2014, sản lượng sữa lỏng cả nước đạt 947,2 triệu lít nhưng trong đó chỉ có khoảng 367,6 triệu lít sữa tươi được sử dụng làm sữa lỏng. Do đó, còn 579,6 triệu lít sữa lỏng thiếu hụt buộc các DN phải nhập khẩu sữa bột về chế biến. Năm 2015, Việt Nam phải nhập 1,5 triệu tấn sữa các loại, trị giá 1,1 tỷ USD. Trung tâm nghiên cứu BIDV dự báo, các năm tiếp theo, Việt Nam vẫn phải nhập nguyên liệu sữa, với tốc độ nhập khẩu tăng trưởng bình quân 15%/năm. Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu từ New Zealand (25%), Mỹ (19%), Hà Lan (7%), Đức (4%) và Pháp (3%).

3.1.1.1. Kim ngạch nhập khẩu sữa Việt Nam trong thời gian qua

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. So với các nước trong khu vực, các đánh giá của một số công ty nghiên cứu thị trường cũng cho biết thị trường sữa nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước. Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, với tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng còn ở mức cao, khoảng 20%,...là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường sữa. Tuy nhiên, thị trường với tổng giá trị đạt khoảng

10 nghìn tỷ đồng này hiện đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu. Rất nhiều hãng sữa lớn trên thế giới đã hiện diện trên thị trường với chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, giá cả và...chất lƣợng.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 10/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 73,5 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa, tăng 43,5% so với tháng 9 - đây là tháng tăng thứ hai kể từ tháng 6/2015, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2015 lên 772,7 triệu USD, giảm 16,21% so với cùng kỳ năm trước.

Newzealand tiếp tục là nguồn cung chính sữa và sản phẩm cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay, chiếm 23,6% tổng kim ngạch, với 183 triệu USD, giảm 12,22%. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, với 116 triệu USD, giảm 44,09%, kế đến là Singapore, đạt 102,9 triệu USD, tăng 16,65% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác nữa như: Hà Lan, Ba Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản…

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu sữa tháng 1/2015

(ĐVT: %)

(Nguồn: Tổng cục hải quan )

Nhìn chung, 10 tháng năm 2015, nhập khẩu sữa và sản phẩm giảm kim ngạch ở hầu hết các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm tới 56,25%, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Đan Mạch, giảm 87,60%, tương ứng với trên 1 triệu USD. Ngược lại, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 43,75% và nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất, tăng 311,69%, kế đến là thị trường Ba Lan, tăng 123,02%, đạt 30,6 triệu USD.

Theo khảo sát, ngay cả khi sữa nội và ngoại cùng sản xuất từ một nguồn sữa nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm mác ngoại có xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.Theo danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu sữa do Tổng cục Hải quan thống kê, năm 2013 - 2014 có tới 230 doanh nghiệp nhập khẩu sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên liệu, Mặc dù vậy, trên thực tế chỉ một lƣợng nhỏ các doanh nghiệp có thể tồn tại và mở rộng thị phần. Riêng Abbott, Dutch Lady, Vinamilk, Dumex, Mead Johnson, Nestle đã chiếm 90% thị phần sữa bột ở Việt Nam.

Bảng 3.1: Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu sữa 10 tháng 2015

ĐVT: USD Thị trường NK 10T2015 NK 10T2014 So sánh +/- (%) Tổng cộng 772.731.679 922.278.338 -16,21

Newzealand 183.083.771 208.570.393 -12,22

Hoa Kỳ 116.043.042 207.561.419 -44,09

Singapore 102.913.867 88.221.968 +16,65

Thái Lan 60.590.731 63.710.179 -4,90

Đức 45.175.342 41.813.654 +8,04

Australia 34.891.946 34.787.144 +0,30

Thị trường NK 10T2015 NK 10T2014 So sánh +/- (%)

Hà Lan 32.897.653 47.349.856 -30,52

Ba Lan 30.675.032 13.754.597 +123,02

Malaysia 25.066.251 31.019.781 -19,19

Pháp 22.739.160 23.841.549 -4,62

Hàn Quốc 11.782.854 7.114.213 +65,62

Tây ban Nha 7.787.239 5.577.119 +39,63

Nhật Bản 7.510.831 1.824.376 +311,69

Philippin 4.436.282 4.617.959 -3,93

Bỉ 2.497.683 4.383.497 -43,02

Đan Mạch 1.065.357 8.592.743 -87,60

Biểu đồ 3.2: Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa gần đây (2015)

44.53

63.64 64.16

51.28

73.58

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Tháng 6 Tháng7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10

(Nguồn: Tổng cục hải quan )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường sữa nhập khẩu tại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)